Thúc đẩy xuất khẩu thực chất là hoạt động làm cho xuất khẩu được đẩy mạnh hơn so với tình trạng trước đó. Tuỳ thuộc vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng tài chính của mình mà mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu riêng cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Mỗi một mục tiêu đó doanh nghiệp sẽ lập ra các phương án phù hợp. Các nội dung chính của thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm:
a. Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác
➢ Lựa chọn thị trường xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường là công việc quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp khi muốn tham gia vào thị trường thế giới.
Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp thấy được quy luật vận động của từng loại hàng hóa cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, nguồn cung cấp và giá hàng hóa trên thị trường giúp họ giải quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu nhập những thông tin, số liệu liên quan đến thị trường sau đó tiến hành phân tích, so sánh những thông tin, số liệu để rút ra kết luận về xu hướng vận động của thị trường. Những kết luận này cho phép các doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, những kế hoạch thích ứng với môi trường nhằm xâm nhập và mở rộng thị trường mục tiêu của mình.
•Các bước nghiên cứu thị trường:
- Nghiên cứu khái quát: Nắm được những thông tin cơ bản về thị trường như: quy mô, cơ cấu, các yếu tố tác động đến thị trường, sự vận động của thị trường…
- Nghiên cứu chi tiết: Nhằm có được những thông tin chuyên sâu hơn như nghiên cứu về thói quen, những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, nghiên cứu tập quán người mua hàng…
•Các phương pháp nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu tại bàn: là phương pháp thu nhập thông tin từ nguồn dữ liệu công khai như sách báo, tạp chí, các tổ chức, các cơ quan lưu trữ dữ liệu quốc tế,…
- Nghiên cứu tại hiện trường: là phương pháp thu nhập thông tin từ các cuộc điều tra, tiếp xúc trực tiếp tại thị trường đó.
•Nội dung nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu quan hệ cung cầu và dung lượng thị trường để xác định chở được khối lượng hàng hóa mình có thể bán được trên thị trường đang quan tâm.
- Nghiên cứu phân tích các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, thương mại của thị trường để xác định chiến lược kinh doanh lâu dài.
- Nghiên cứu hệ thống luật pháp và các chính sách thương mại có liên quan.
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên như: Thời tiết, địa hinh,…
- Nghiên cứu tập quán, thói quen tiêu dùng của người dân tại khu vực thị trường mà mình quan tâm.
- Các nội dung khác mà doanh nghiệp không thể bỏ qua như: tiền tệ, kênh tiêu thụ hàng hóa,…
➢ Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu
Đây là một trong những nội dung cơ bản nhưng rất quan trọng và cần thiết trong quá trình hoạt động xuất khẩu. Khi các doanh nghiệp có ý định tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may thì doanh nghiệp phải xác định chính xác các mặt hàng nào mình sẽ kinh doanh xuất khẩu.
nghiệp phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, phân tích một cách có hệ thống tình hình thị trường cũng như khả năng của doanh nghiệp.
Qua hoạt động này các doanh nghiệp cần phải xác định, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cũng như cơ hội và thách thức mà mình có thể gặp phải trên thị trường thế giới. Hoạt động này không những đòi hỏi một thời gian dài để nghiên cứu mà còn phải tốn nhiều chi phí, nhưng bù lại các doanh nghiệp có thể xâm nhập vào thị trường tiềm tằng và có khả năng tăng lợi nhuận.
➢ Lựa chọn đối tác
Sau khi lựa chọn thị trường và mặt hàng xuất khẩu thì sự thành bại của các doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn đối tác kinh doanh. Việc lựa chọn đúng đối tác kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tránh được những phiền toái, rắc rối, tranh chấp, những rủi ro mất mát khi kinh doanh thường dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Khi nghiên cứu lựa chọn đối tác, các doanh nghiệp quan tâm đến những vấn đề sau:
- Hình thức tổ chức của đối tác. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp sẽ quyết định ai là người chịu trách nhiệm về các hợp đồng mua bán.
- Khả năng tài chính của đối tác.
- Uy tín của đối tác.
- Thiện chí của đối tác
b. Lập phương án kinh doanh
Phương án kinh doanh được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học và chính xác về những vấn đề như cung – cầu thị trường, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cung ứng của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh… từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp để thực hiện phương án.
Các chiến lược thường được áp dụng trong phương án kinh doanh của doanh nghiệp:
- Chiến lược giá xuất khẩu: Là những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp
- Chiến lược phân phối xuất khẩu: Là một quá trình hoạch định và triển khai thực hiện các giải pháp về tập hợp hàng hóa, dự trữ, đóng gói, chuyên chở và tổ chức tiêu thụ sản phẩm qua một hệ thống kênh phân phối.
- Chiến lược xúc tiến xuất khẩu: tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục
tiêu truyền thông của doanh nghiệp.
- Chiến lược tập trung: Doanh nghiệp tập trung toàn bộ nguồn lực của mình để tiến hành thâm nhập sâu vào một vài thị trường chủ yếu.
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm sẵn có nhằm phong phú về hàng hóa, mẫu mã nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
c. Thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất khẩu
Sơ đồ 1.1: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Kiểm tra tiền thanh toán
Giải quyết khiếu nại
(Nguồn: Tác giả biên soạn)
Đây là sơ đồ chung để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên trên thực tế thì theo thỏa thuận giữa các bên mà có thể bỏ qua một số bước hoặc các bước có thể không theo một trình tự nhất định.
➢ Kiểm tra tiền thanh toán
Nhận được tiền hàng đúng và đủ là điều quan tâm lớn lao của nhà xuất khẩu. Người bán hàng chỉ yên tâm giao hàng khi biết chắc sẽ được thanh toán, đồng thời người xuất khẩu cần tín hiệu xác định có tiền thanh toán mới an tâm sản xuất.
➢ Xin giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý xuất khẩu. Vì thế, sau khi ký hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá để thực hiện hợp đồng đó.
Theo điều 33, luật thương mại của Việt Nam: “Thương nhân chỉ được hoạt động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều kiện do chính phủ qui định sau khi đã đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Và quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được quy định cụ thể ở điều 3, chương 2 của Nghị định 57/CP ngày 31/07/1998 “Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại cục Hải quan tỉnh, thành phố thì không phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.”
➢ Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Hàng hóa xuất khẩu phải được chuẩn bị về số lượng cũng như chất lượng, cần lưu ý rằng buôn bán quốc tế rất cần giữ uy tín và đây là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút đối tác. Doanh nghiệp phải tự sức mình đánh giá năng lực và ký hợp đồng giao hàng đúng hạn. Chất lượng sản phẩm phải đúng theo yêu cầu hợp đồng qui định. Giao hàng đúng chất lượng và đúng thời gian là hai yếu tố bắt buộc khi doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài với các công ty nước ngoài.
➢ Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu
Một nguyên tắc cơ bản trong mọi khâu, mọi công việc đều cần có kiểm tra, kiểm nghiệm để có thể hạn chế và loại trừ những lỗi sai trong quá trình thực hiện.
Trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì… Đây là công việc cần thiết, qua đó quyền lợi của khách hàng được bảo đảm và nâng cao uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu. Việc kiểm nghiệm và kiểm định được tiến hành ở hai cấp: Kiểm tra ở cơ sở do phòng KCS tiến hành và kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụng kiểm tra lại kết quả kiểm tra lần trước đó.
➢ Thuê phương tiện vận tải (Nếu có)
Tùy thuộc vào điều kiện và cơ sở giao hàng trong hợp đồng mà người xuất khẩu thuê phương tiện vận tải hay không.
➢ Mua bảo hiểm (Nếu có)
Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.
➢ Làm thủ tục hải quan
Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để xuất khẩu, nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước chủ yếu sau đây:
•Khai báo hải quan: chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo với một số chứng từ khác, mà chủ yếu là giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.
•Xuất trình hàng hoá: Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng.
•Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm soát giấy tờ hàng hoá, hải quan sẽ ra quyết định và chủ hàng có nghĩa vụ thực hiện các quyết định đó.
➢ Giao hàng lên tàu
Tuỳ theo thoả thuận về điều kiện cơ sở giao hàng mà việc giao hàng lên phương tiện vận chuyển sẽ thuộc trách nhiệm bên nào. Nếu hàng hoá được giao bằng đường biển chủ hàng phải tiến hành các công việc sau:
•Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu lập bản đăng ký hàng chuyên chở.
•Xuất trình bản đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng.
•Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
•Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
•Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng và phải chuyển nhượng được. Vận đơn cần phải chuyển gấp về bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanh toán.
➢ Làm thủ tục nhận thanh toán
Thanh toán được coi là bước cuối cùng trong quy trình hoạt động xuất khẩu nếu không có tranh chấp hay khiếu nại gì xảy ra. Có nhiều phương thức thanh toán có thể áp dụng như: Thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền
Sau khi giao hàng thì nhà xuất khẩu tiến hành làm lập bộ chứng từ để nhận thanh toán, bộ chứng từ thường bao gồm:
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Giấy chứng nhận xuất xứ
➢ Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể xảy ra những vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hợp đồng trong những trường hợp đó, hai bên cần thiện chí trao đổi, thảo luận để giải quyết. Nếu giải quyết không thành thì tiến hành các thủ tục kiện đối tác lên trọng tài. Việc khiếu nại phải tiến hành một cách kịp thời tỷ mỉ dựa trên các căn cứ của các chứng từ kèm theo.
❖Marketing
Kế hoạch Marketing xuất khẩu được tạo ra để góp phần vào việc xây dựng chiến lược nhằm đảm bảo được sản phẩm luôn có sẵn và thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm của mình từ đó chuyển thành doanh thu. Nhiều chiến lược Marketing mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp