Các mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹ của công ty TNHH BT fashion (Trang 43)

Trong xuất khẩu hàng may mặc, các doanh nghiệp sử dụng kết hợp đa dạng công cụ, phương tiện nhằm phản ánh đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc.

❖Doanh thu xuất khẩu:

Doanh thu xuất khẩu là số tiền mà doanh nghiệp xuất khẩu được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối cùng như hai bên quy định trong hợp đồng sau khi đã thực hiện hợp đồng. Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp quy mô xuất khẩu của doanh nghiệp, đồng thời qua chỉ tiêu này sẽ phân tích được trong một khoảng thời gian doanh nghiệp đã sản xuất và xuất khẩu được những sản phẩm gì với số lượng bao nhiêu. Doanh thu là số tiền bao gồm cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm và lợi thuận. Doanh thu xuất khẩu còn là nguồn vốn để các doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về lương nhân công, trả thưởng, trích BHXH, thuế nhà nước,…

Tổng doanh thu xuất khẩu = ∑ sản phẩm x giá

Doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu, cụ thể là đẩy mạnh doanh thu xuất khẩu sẽ cần tìm giải pháp làm tăng sản lượng sản phẩm xuất khẩu, thu hút nhiều đơn hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất…

❖Lợi nhuận xuất khẩu:

Lợi nhuận xuất khẩu là một khoản thu nhập của doanh nghiệp xuất khẩu sau khi đã khấu trừ các chi phí. Hay nói cách khác, lợi nhuận xuất khẩu là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng xuất khẩu trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn bán hàng, chi phí hoạt động, thuế nhà nước,…

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực để tạo các nguồn lợi nhuận khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, lợi nhuận lớn và chủ yếu đến từ bán hàng may mặc trong nước và xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất đối với Công ty TNHH BT Fashion.

Lợi nhuận xuất khẩu là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt dộng kinh doanh, là chỉ tiêu quyết định tái sản xuất và đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Công ty TNHH BT Fashion nói riêng luôn muốn đặt lên hàng đầu vì nó là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất cũng như khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp.

Lợi nhuận xuất khẩu = Doanh thu xuất khẩu – Chi phí xuất khẩu

Doanh nghiệp đặt mục tiêu vào lợi nhuận cần tìm giải pháp giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu bằng việc tìm nguồn nguyên liệu rẻ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo dựng thương hiệu trên thị trường .

❖ Thị trường

Thị trường là tập hợp các khách hành hiện tại và tiềm năng, là một quá trình trong đó người bán và người mua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa trao đổi. Nói đến thị trường khái quát là tồn tại cung – cầu hàng hóa. Các chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh giá như: số lượng thị trường mới mà hàng hoá đó thâm nhập được trong một thời gian nhất định, giá trị từng loại hàng hoá xuất khẩu vào những thị trường đó qua các năm như thế nào…

Nếu như doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu như thu thập và xử lý thông tin về thị trường, mặt hàng, giá cả, tình hình cung- cầu…thì trong một thời gian ngắn hàng hoá đó sẽ thâm nhập được nhiều thị trường mới và giá trị xuất khẩu của

Thị trường là yếu tố quyết định đầu ra, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường phản ánh quy mô phạm vi của doanh nghiệp.

Để tập trung vào mục tiêu thâm nhập thị trường, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kết hợp các chiến lược kinh doanh như chiến lược về giá, kênh phân phối hiệu quả.

❖Thị phần

Thị phần được hiểu là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Thị phần được tính bằng tỉ số số lượng sản phẩm của doanh nghiệp trên tổng số sản phẩm tiêu thụ trên thị trường về cùng một mặt hàng.

Thị phần là chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh về một mặt hàng của doanh nghiệp trên thị trường, phản ánh mức độ kiểm soát thị trường của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm tốt các công tác thúc đẩy xuất khẩu thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp. Từ đó tăng thị phần và giá trị xuất khẩu của hàng hoá. Nhờ chỉ tiêu này, doanh nghiệp đưa ra được những chính sách phù hợp thông qua các chiến lược kinh doanh nhằm thâm nhập thị trường.

Doanh nghiệp có nhiều cách để tăng thị phần của mình tại từng thị trường như đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới tính năng sản phẩm, tăng cường mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ, đẩy mạnh marketing gián tiếp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY TNHH BT FASHION 2.1. Tổng quan về công ty BT Fashion

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty

BT Fashion là một công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc, được thành lập dựa trên kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến. Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm như quần áo trẻ em, quần áo để leo núi. Ngoài ra, có thể tự tin và nói rằng công ty đang mang các thiết bị và hệ thống máy móc tiên tiến nhất ở phía bắc. Thị trường xuất khẩu chủ yếu và lớn nhất của Công ty là Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH BT Fashion.

- Tên giao dịch bằng Tiếng Anh: BT Fashion CO, .LTD.

- Mã số thuế: 2400816188

- Địa chỉ: Số 188 Hoàng Hoa Thám, Thị trấn Bích Động, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc

Giang

- Đại diện pháp luật: PHAN THỊ THƠM

- Ngày cấp giấy phép: 08/06/2017

- Ngày hoạt động: 06/06/2017 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty BT Fashion đang trên đường phát triển trở thành công ty xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi cam kết chất lượng là ưu tiên hàng đầu để xây dựng Công ty TNHH BT Fashion ngày càng phát triển.

Từ 2017: Khởi nghiệp tại quê hương

Công ty TNHH BT Fashion được thành lập bởi cô Phan Thị Thơm, người đã có kinh nghiệm 10 năm trong ngành thời trang may mặc tại Bắc Giang. Tận dụng lợi thế và kiến thức bản thân đã tích lũy, cùng với dự định xây dựng lên một công ty của riêng bản thân, với ấp ủ sẽ trở thành công ty xuất khẩu hàng may mặc lớn hàng đầu tại miền Bắc, cô đã triển khai đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lớn và chuyên nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu may mặc cho thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc.

Năm 2020 :

Công ty mang đến những giá trị đóng góp cho Đất nước nói chung, tạo công ăn việc làm cho người dân Bắc Giang và các nhà phân phối, ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong nước để mở rộng quy mô sản xuất và phát triển hơn nữa trong tương lai. Công ty BT Fashion hiện nay gồm 16 chuyền may, dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn quốc tế với đội ngũ 400 công nhân đã được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm. Năng suất trung bình của công ty đến 2020 đạt được ở mức cao trong khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng. Với đội ngũ chăm chỉ học hỏi công ty đã và đang ngày càng phát triển về tay nghề cũng như năng suất đi kèm với chất lượng. Cho đến nay, công ty vẫn không ngừng học hỏi kinh nghiệm nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hệ thống quy trình sản xuất sản phẩm.

Bên cạnh thành công trong lĩnh vực may mặc thời trang thường ngày, Công ty còn phát triển thêm các sản phẩm phục vụ cho y tế trong thời buổi bùng lên đại dịch Covid 19 như khẩu trang y tế, đồ bảo hộ toàn thân, …

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

Công ty TNHH BT Fashion chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc, áp dụng theo công nghệ kỹ thuật tiên tiến, sản xuất theo quy trình khép kín, kiểm tra từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến nguyên liệu đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất với giá thành thấp nhất, đem lại lợi ích cho khách hàng.

Sản phẩm may mặc của công ty sản xuất ra phục vụ 100% nhu cầu xuất khẩu. Các sản phẩm hợp thời trang, chất lượng đảm bảo, mẫu mã kiểu dáng đẹp, tuân thủ đúng theo đơn đặt hàng. Đặc biệt, với đội ngũ lao động lành nghề, được qua đào tạo chuyên môn, đầy kinh nghiệm, luôn sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng.

Công ty thực hiện xuất khẩu trực tiếp theo phương thức mua nguyên vật liệu bán thành phẩm. Theo phương thức này thì công ty tiến hành sản xuất theo mẫu phác thảo của khách hàng và tiến hành mua nguyên vật liệu để sản xuất và xuất khẩu. Cách làm này có hiệu quả cao hơn và công ty cũng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Công ty còn liên doanh hợp tác với các công ty khác trong và ngoài nước để mở rộng thị trường, phát huy được hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu nhằm tìm kiếm được lợi nhuận cho doanh nghiệp và làm giàu đất nước.

Công ty sản xuất may mặc là một mặt hàng truyền thống, thiết yếu nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Hàng hóa của công ty chủ yếu xuất khẩu trên thị trường Mỹ, Hàn Quốc,… đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng và phải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Công ty luôn tạo cho mình tính chủ động, đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Công ty TNHH Fashion là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đảm bảo công tác quản lý và điều hành một cách thuận lợi và có hiệu quả, Công ty đã áp dụng cơ cấu tổ chức như sơ đồ dưới đây. Giám đốc và Phó giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban nhận lệnh từ cấp trên, trợ giúp về mặt chuyên môn nghiệp vụ.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH BT Fashion

Giám đốc

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự

Trong công ty, hiện nay bao gồm 7 phòng ban như sơ đồ trên nhằm phục vụ đầy đủ chức năng của Công ty. Quản lý trực tiếp các phòng ban bao gồm 2 phó giám đốc, một phó giám đốc quản lý các phòng ban liên quan đến hành chính nhân sự, y tế, thiết bị kỹ thuật, kế toán và một phó giám đốc quản lý các phòng ban liên quan đến sản xuất, kế hoạch kinh doanh, quy trình xuất nhập khẩu,…

Dưới cùng là xưởng sản xuất, bao gồm 3 nhà xưởng được xây dựng theo quy chuẩn an toàn lao động, trang bị những thiết bị cao cấp để phục vụ cho công nhân viên làm việc đạt hiệu quả tối ưu.

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong công ty:

• Giám đốc:

Người điều hành mọi hoạt động và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề của công ty như: Quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty; tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty; ban hành các quy chế quản lý nội bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lí… Bên cạnh đó, giám đốc là người trực tiếp liên ký hợp đồng và liên hệ với các đối tác agent ở nước ngoài. Giám đốc điều hành định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của công ty với tập đoàn.

• Phó giám đốc:

Người hỗ trợ cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của nhà nước và điều lệ của công ty.

• Phòng kế hoạch sản xuất: Trực tiếp quản lý các đơn hàng từ khâu dịch tài liệu kỹ thuật, cân đối nguyên vật liệu cho từng mã hàng, đơn đặt hàng. Lập tiến độ sản xuất và lịch giao hàng cho khách hàng. Nắm bắt toàn bộ tiến độ kế hoạch sản xuất của nhà máy, chỉnh lý việc tiếp nhận nguyên vật liệu.

• Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ quản lý công tác xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Phối hợp với phòng kế hoạch lên lịch xuất giao hàng thành phẩm theo từng thủ tục hải quan, đúng hợp đồng đặt hàng.

• Phòng quản lý kho nguyên vật liệu có nhiệm vụ quản lý kho vật tư, nhập xuất- tồn kho NVL đúng chủng loại, số lượng theo yêu cầu cho từng đơn hàng. Phối hợp với

phòng kế hoạch để đưa ra số lượng nguyên liệu cần nhập phù hợp. Điều phối nguyên vật liệu cho các xưởng.

• Phòng kỹ thuật có chức năng điều hành toàn bộ công nghệ máy, cơ điện và toàn bộ các xưởng may theo chức năng. Chịu trách nhiệm về toàn bộ các yếu tố ban đầu của quá trình sản xuất bao gồm:

✓ Dây chuyền công nghệ sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

✓ Tài liệu kỹ thuật

✓ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

✓ Thiết bị máy phát điện, máy móc thiết bị trong toàn công ty

• Phòng Kế toán có chức năng tổng hợp mọi hoạt động kinh doanh và các nhiệm vụ:

✓ Thu thập và tổng hợp các thông tin tài chính

✓ Theo dõi việc xuất khẩu nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định

✓ Theo dõi thành phần khi nhập kho và đưa ra tiêu thụ

Trợ giúp tham mưu cho giám đốc điều hành về các thông tin tài chính, chịu trách nhiệm về phần báo cáo công ty trước giám đốc và các cơ quan nhà nước. Hơn thế nữa, nhận yêu cầu đặt hàng từ các bộ phận trong công ty và tìm nhà cung cấp cho những nguyên vật liệu và yêu cầu phụ vụ hỗ trợ sản xuất.

• Phòng y tế: có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân viên, tổ chức các buổi tọa đàm và hướng dẫn phòng một số bệnh thường gặp với công nhân viên trong công ty.

• Phòng hành chính – nhân sự có chức năng:

✓ Bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm giữa người sử dụng lao động và người lao động theo đúng hợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và luật lao động hiện hành.

✓ Cùng với ban giám đốc thực hiện tuyên truyền, quảng bá hình ảnh công ty. Xây dựng mối quan hệ đối ngoại giữa các ban ngành liên quan.

✓ Hỗ trợ các phòng ban, bộ phận trong hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các hoạt động hành chính.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018 – 2020

Mỗi một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều theo đuổi mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Công ty TNHH BT Fashion cũng theo xu hướng phát triển này. Có thể thấy được hoạt động kinh doanh chung của công ty qua bảng 2.1:

Bảng 2.1. Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2018 – 2020

Nguồn: Phòng kế toán

Doanh thu:

Doanh thu của Công ty TNHH BT Fashion giai đoạn 2018-2020 đạt hơn 200 tỷ đồng/ năm vào 2018 và 2019. Năm 2020 do đại dịch Covid nên doanh thu của công ty sụt giảm một phần do các thị trường chính như Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề do bệnh dịch và bị hạn chế xuất khẩu.

Cụ thể, trong năm 2018 doanh thu của công ty đạt 205.16 tỷ đồng vượt qua dấu mốc 200 tỷ đồng là 5.16 tỷ đồng. Sự tăng trưởng về doanh thu từ năm 2018 đến năm 2019 là 21.1%, với doanh thu tương ứng năm 2018 là 205.16 tỷ đồng. Xét về năm 2018, đây là

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹ của công ty TNHH BT fashion (Trang 43)