Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi của ngân hàng quân đội – chi nhánh linh đàm (Trang 53 - 57)

B. NỘI DUNG

2.2.1.1.Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng

Bảng 8. Cơ cấu huy động tiền gửi theo đối tượng của Chi nhánh Linh Đàm (2018 – 2020) – Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu

Tiền gửi của Dân cư

Tiền gửi của Tổ chức kinh tế khác Tiền gửi huy động

Từ bảng trên có thể thấy tiền gửi huy động từ khách hàng Dân cư có xu hướng gia tăng trong khi tiền gửi của các Tổ chức kinh tế khác có xu hướng giảm.

Đối với Chi nhánh Linh Đàm là một chi nhánh phát triển từ một phòng giao dịch và mới lên chi nhánh mới đây (không có thời gian chính thức), nguồn tiền gửi chủ yếu vẫn là tiền gửi của Dân cư.

Cụ thể:

Tiền gửi tiết kiệm của Dân cư:

Tiền gửi tiết kiệm của Dân cư là hình thức huy động truyền thống của các ngân hàng ở Việt Nam và nó cũng là nguồn lớn nhất trên thị trường tiền tệ nhàn rỗi, đáng kể nhất phải nói tới nguồn vốn có thời hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng cao, bởi chính dân cư mới là chủ thể chính tiết kiệm và tiến hành các hoạt động đầu tư, sản xuất đa dạng trong nền kinh tế, ngoài việc có tiền để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống thì họ còn có một số tiền nhất định nào đó để tiết kiệm để sử dụng cho những nhu cầu trong tương lai, do vậy mà sự biến

động của nguồn tiền gửi này có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của Ngân hàng thương mại.

Từ năm 2018 đến năm 2020, tiền gửi tiết kiệm của Dân cư tăng từ 1192 tỷ VND lên 1418 tỷ VND, tăng 226 tỷ VND, tuy sự gia tăng nguồn tiền gửi có tín hiệu tích cực nhưng cũng thấy được sự suy giảm trong công tác huy động vốn nếu so sánh với số liệu bình quân từ khi thành lập Chi nhánh (năm 2010)

Cụ thể về tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại Chi nhánh Linh Đàm:

Bảng 9. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của Dân cư, Chi nhánh Linh Đàm (2018 – 2020) – Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu Tiền gửi có kỳ hạn Kỳ hạn trên 12 tháng Kỳ hạn dưới 12 tháng (bao gồm kỳ hạn 12 tháng) Tiền gửi không kỳ hạn

Tổng tiền gửi tiết kiệm Dân cư

Thông qua bảng trên ta có thể thấy được xu hướng tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt là kỳ hạn trên 12 tháng được gia tăng. Trong 3 năm tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng từ 62,1% lên đến 70,1%, mức gia tăng không nhiều nhưng ổn định. Điều này

có lợi cho Chi nhánh trong việc thu hút nguồn vốn trung và dài hạn và làm tăng thanh khoản, đồng thời thu hút thêm được khách hàng tiềm năng cho Chi nhánh.

Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm tuy nhiên đến năm 2020 có sự tăng lên khoảng 4%, lý giải cho điều đó, năm 2020 dịch Covid-19 khiến người dân e ngại hơn việc gửi tiền với kỳ hạn trên 12 tháng vì không có sự linh hoạt lãi suất trong việc rút tiền.

Ta có thể thấy mảng huy động tiền gửi tiết kiệm của Dân cư tại Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, nguồn tiền này chủ yếu từ việc tự sản xuất và đầu tư của dân cư, nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định để Chi nhánh có thể tiến hành được các kế hoạch kinh doanh trong dài hạn mà không phải lo lắng đến việc rút tiền của dân cư, giảm rủi ro thanh khoản.

Qua đó, ta có thể thấy được tiềm năng của mảng tiền gửi trong dân cư là rất lớn, Chi nhánh Linh Đàm cần phải có những biện pháp linh hoạt hơn để tiếp tục duy trì và gia tăng nguồn vốn tiền gửi. Nhất là trong thời điểm dịch Covid-19, cạnh tranh cao trong khu vực.

Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế khác:

Đối với tiền gửi của các Tổ chức kinh tế thì nguồn tiền đến chủ yếu từ các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Quan hệ giữa họ và các ngân hàng thương mại chủ yếu là quan hệ thanh toán hộ thông qua hệ thống ngân hàng, cũng như quan hệ vay vốn do doanh nghiệp là chủ thể mà cần nhiều vốn trong nền kinh tế. Như ta đã biết thì các doanh nghiệp gửi tiền vào các ngân hàng mục đích chủ yếu không phải vì lợi nhuận mà nó mang lại, mà cái họ quan tâm ở đây là dịch vụ thanh toán, cũng từ nguồn vốn này họ có thể thiết lập, mở rộng quan hệ tín dụng và thanh toán với ngân hàng, nó mang tính thiết yếu và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Bảng 10. Tình hình huy động tiền gửi Tổ chức kinh tế, Chi nhánh Linh Đàm (2018 – 2020) – Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu

Tiền gửi thanh toán Tiền gửi vốn chuyên dùng Tiền gửi ký quỹ Tổng tiền gửi Tổ chức kinh tế

Có thể thấy được nguồn tiền gửi của các Tổ chức kinh tế hầu hết là tiền gửi thanh toán, tức là những khoản tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng vào mục đích thanh toán, tiêu dùng. Mảng tiền gửi của các Tổ chức kinh tế có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Sự sụt giảm tỷ trọng của nguồn tiền từ các Tổ chức kinh tế cho thấy Chi nhánh Linh Đàm chưa có nhiều tiện ích đối với khách hàng là các doanh nghiệp, minh chứng cho điều đó, có nhiều doanh nghiệp lẫn các cá nhân đánh giá kênh thanh toán của MB chậm và nhiều khi không kết nối được, không có sự ổn định ở các khung giờ cao điểm và còn bộc lộ nhiều sai sót trong quá trình sửa chữa, bảo trì hệ thống. Bên cạnh đó năm 2020 là năm cả nước phải đối mặt với dịch bệnh nên cũng ảnh hưởng đến việc huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi của ngân hàng quân đội – chi nhánh linh đàm (Trang 53 - 57)