Cân đối tiền gửi và sử dụng vốn từ tiền gửi của Ngân hàng Quân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi của ngân hàng quân đội – chi nhánh linh đàm (Trang 63 - 67)

B. NỘI DUNG

2.2.3. Cân đối tiền gửi và sử dụng vốn từ tiền gửi của Ngân hàng Quân

Chi nhánh Linh Đàm

Để đánh giá hoạt động huy động tiền gửi có hiệu quả hay không thì tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định của lượng tiền gửi là chưa đủ mà nó phải gắn liền với hoạt động sử dụng vốn, lấy việc sử dụng vốn làm mục tiêu.

Trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thì phải bám sát vào nhu cầu thực tế để có những điều chỉnh kịp thời, trong đó huy động tiền gửi và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ nhau. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải giải quyết được bài toán phải làm sao cân đối được các hoạt động huy động tiền gửi và sử dụng vốn để ngân hàng không bị động trong kinh doanh, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chi phí thấp nhất. Việc huy động là cơ sở, tiền đề để ngân hàng thực hiện công tác sử dụng vốn. Nhưng chỉ khi ngân hàng cho vay quay vòng đồng vốn thì nguồn vốn mới có khả năng sinh lời. Do đó sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xác định nguồn tiền cần huy động.

Để đạt mục tiêu sinh lời và an toàn, mỗi ngân hàng thương mại cần phải xây dựng một danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho đảm bảo sự phù hợp tương đối về quy mô, kết cấu thời hạn và lãi suất. Một cơ cấu thời hạn và lãi suất của nguồn tiền gửi được xem là tích cực khi nó thỏa mãn các điều kiện sau:

- Đảm bảo khả năng thanh toán cần thiết.

- Sự phù hợp về độ nhạy cảm với lãi suất của nguồn vốn và tài sản. - Sự linh hoạt trong cơ cấu để điều chỉnh theo hướng có lợi cho kết quả kinh doanh bằng việc có thể khai thác cơ hội và tránh các rủi ro có thể có.

Bảng 14. Cân đối nguồn tiền gửi và sử dụng vốn từ tiền gửi của Chi nhánh Linh Đàm (2018 – 2020) – Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu

Tổng tiền gửi huy động

Huy động ngắn hạn Huy động trung, dài hạn

Dư nợ cho vay

Cho vay ngắn hạn Cho vay dài hạn Hệ số sử dụng vốn Phần dư

Qua bảng số liệu có thể thấy hệ số sử dụng vốn huy động vào cho vay chưa cao, từ năm 2018 đến 2020 hệ số sử dụng vốn tăng từ 57,1% lên 67,3%, đây là chỉ tiêu cho thấy Chi nhánh Linh Đàm đã tăng được hệ số sử dụng vốn vay.

Hệ số sử dụng vốn còn thấp là do tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh có sự gia tăng ổn định trong khi hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm số lượng khách hàng đủ điều kiện để Chi nhánh cho vay vốn.

Năm 2020 do Chi nhánh đã tích cực thực hiện công tác cho vay tín chấp qua lương và BHYT, bên cạnh đó Chi nhánh còn thực hiện cho vay tín chấp đối với sinh viên thông qua thẻ sinh viên với hạn mức 15 triệu/sinh viên, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng mạnh so với 2 năm trước.

Điều này cũng cho thấy sự thận trọng của Chi nhánh trong công tác thẩm định hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Nếu khách hàng không đủ điều kiện thì không tiến hành cho vay để đảm bảo an toàn nguồn vốn của cho Chi nhánh.

Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh

Để nghiên cứu về khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh ta sử dụng những hệ số sau:

Hệ số sử dụng vốn nợ ngắn hạn:

Hệ số sử dụng vốn nợ ngắn hạn = Cho vay ngắn hạn/Huy động ngắn hạn

Hệ số sử dụng vốn nợ trung và dài hạn: Hệ số sử dụng vốn nợ trung và dài hạn

= Cho vay trung và dài hạn/Huy động trung và dài hạn

Bảng 15: Hệ số sử dụng vốn của Chi nhánh Linh Đàm (2018 – 2020) – Đơn vị: tỷ VND Chỉ tiêu Hệ số sử dụng vốn nợ ngắn hạn Phần dư (vốn huy động ngắn hạn) Hệ số sử dụng vốn nợ trung và dài hạn Phần dư (vốn huy động trung và dài hạn)

Qua bảng trên ta có thể thấy MB Linh Đàm đang sử dụng vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn, năm 2020 phần dư vốn ngắn hạn của MB Linh Đàm là -169 tỷ VND trong khi phần dư vốn trung và dài hạn là 675 tỷ VND, sau khi sử dụng vốn trung và dài hạn để cho vay ngắn hạn thì nguồn vốn trung và dài hạn còn lại là 506 tỷ VND.

Như vậy, có thể thấy được phần vốn chưa sử dụng đến còn nhiều, căn cứ vào bảng 14 thì nó chiếm 32,7% tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó nguồn tiền được sử dụng để cho vay ngắn hạn là nguồn tiền trung và dài hạn, như vậy đáp ứng được tiêu chí hoạt động thận trọng của ngân hàng.

Trong khi đó, việc sử dụng vốn trung và dài hạn để cho vay ngắn hạn là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí hoạt động của ngân hàng.

Tuỳ vào từng mục đích kinh doanh mà có thể linh hoạt cho vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời cho vay trung, dài hạn cho các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nguồn vốn dài cho mục đích kinh doanh bất động sản, máy móc, thiết bị…

Như vậy, từ bảng 14 và bảng 15, kết hợp với các phân tích thì có thể cho rằng hiện tại MB Linh Đàm có đủ khả năng, nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi của ngân hàng quân đội – chi nhánh linh đàm (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w