II- NỢ PHẢI TRẢ 1 Nợ ngắn hạn
3.2.3. Tối ưu hoá chính sách các khoản phải thu và phải trả (bao gồm chính sách hỗ trợ của chính phủ và ngân hàng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19)
sách hỗ trợ của chính phủ và ngân hàng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19)
Sau khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chương 2, có thể thấy rằng, công ty đang gặp nhiều vấn đề về khả năng thanh toán, khả năng quản lý các khoản phải thu và phải trả. Cụ thể, hệ số nợ phải thu khách hàng và hệ số nợ phải trả người bán không được cải thiện qua các năm, bởi thế công ty cần nghiên cứu chính sách quản lý, quản trị nợ phải thu, phải trả này.
Biện pháp quản lý nợ phải thu khách hàng
- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ.
- Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty theo từng đối tượng nợ, thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn. - Có biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh toán: lựa chọn khách hàng, xác định mức tín dụng thương mại, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần tiền hàng.
- Thực hiện chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng trên cơ sở xem xét khả năng thanh toán, vị thế tín dụng của khách hàng...
- Phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, quy định lãi suất sẽ áp dụng với các khoản nợ quá hạn thanh toán theo hợp đồng.
- Định kỳ phân tích tuổi các khoản nợ; chú ý xem xét các khoản nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.
Biện pháp quản lý nợ phải trả:
- Tích cực đàm phán với nhà cung cấp để được áp dụng chính sách ưu đãi về thời hạn thanh toán, gia hạn nợ, giãn nợ các khoản đến hạn.
- Đối với các khoản thuế, hiện nay doanh nghiệp đang có dư nợ khoản thuế Giá trị gia tăng phải nộp nhà nước, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, công ty nên xem
xét việc thực hiện thủ tục xin gia hạn nộp thuế theo đúng quy định tại tiền thuê đất theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP.
3.2.4.Tối ưu hoá kế hoạch dòng tiền
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là loại tài sản không sinh lợi tuy nhiên việc nắm giữ tiền trong doanh nghiệp quyết định đến sự an toàn tài chính và tồn tại của doanh nghiệp. Đối với công ty, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đã được đảm bảo ở mức tốt, tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời đều không khả quan. Đặc biệt là hệ số khả năng thanh toán tức thời luôn duy trì
ở mức thấp, do chính sách duy trì mức tiền và tiền mặt ở mức thấp. Để cải thiện quản trị dòng tiền công ty cần thiết thực hiện:
- Tăng tốc độ thu hồi: Mục tiêu của việc gia tăng tốc độ thu hồi tiền mặt là nhanh chóng thu hồi tiền để đưa vào đầu tư, chi tiêu càng sớm càng tốt. Những hoạt động này đem lại những khoản lợi nhuận cho công ty. Các phương pháp tăng tốc thu hồi tiền mặt có thể kể đến: