5. Kết cấu của khóa luận
2.3.3. Phân tích tình hình huy động tiết kiệm
So với sản phẩm tiết kiệm tại các NHTM thì số lượng sản phẩm tiết kiệm vi mô của tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương (TYM) không đa dạng nhưng mang nhiều đặc tính riêng để phục vụ đối tượng nghèo, thu nhập thấp. Trong năm, TYM tiếp tục duy trì 4 sản phẩm tiết kiệm là tiết kiệm bắt buộc (đây là một dạng đảm bảo tăng tính liên kết và trách nhiệm giữa các thành viên tham gia), tiết kiệm tự nguyện (sản phẩm dành cho thành viên TYM) và tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có kỳ hạn. Về cơ cấu, tỷ trọng các khoản tiết kiệm này không có nhiều thay đổi so với năm 2019.
Chính sách tiết kiệm không hạn chế mức cho dù chỉ là vài nghìn đồng nhưng phải gửi thường kỳ tại buổi họp nhóm/cụm nhằm tạo ý thức, thói quen và nghị lực thực hiện. Ngoài ý nghĩa thông thường này, tiết kiệm còn là điều kiện để thành viên tiếp cận được vốn vay. Sau một thời gian gửi tiền thành viên sẽ được vay vốn với mức cao gấp nhiều lần số dư tiết kiệm. Mức tiết kiệm bắt buộc tùy thuộc cách tính của tổ chức, thông thường theo giá trị khoản vay (từ 1 - 1,5%) hoặc theo giá trị tuyệt đối đóng góp hàng tháng (3 - 10 nghìn đồng).
Hoạt động huy động tiết kiệm vi mô hiện tại còn tương đối nhỏ bé so với tín dụng. Dù TYM được phép huy động tiết kiệm tự nguyện một cách rộng rãi từ dân cư nhưng huy động tiết kiệm rất hạn chế chủ yếu dưới hình thức tiết kiệm bắt buộc và có sức cạnh tranh không cao do chi phí vận hành tương đối lớn. Khoản
tiết kiệm bắt buộc thường được xem như là khoản đảm bảo một phần cho khoản vay vi mô của khách hàng và chỉ được rút ra khi đã thanh toán đầy đủ các khoản vay. Dịch vụ tiết kiệm tự nguyện cũng chỉ được cung cấp một cách hạn chế vì tổ chức có mạng lưới hoạt động còn chưa đủ lớn, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn tài trợ miễn phí hoặc chi phí thấp từ bên ngoài nên không thể cạnh tranh trong việc thanh toán theo lãi suất thị trường cho các khoản tiết kiệm.
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng dư tiết kiệm dư nợ vốn các năm từ năm 2017 đến năm 2020 (tính đến 31/12)
Nguồn: Báo cáo hoạt động của TYM
Tính đến tháng 12 năm 2020, tổng số dư tiết kiệm đã đạt 1.774,7 tỷ đồng, tăng 174,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, nhưng không đạt so với kế hoạch đã đặt ra (chiếm 96.6% so với kế hoạch).
Mặc dù không đạt được kết quả huy động tiết kiệm như kế hoạch đã đề ra nhưng TYM vẫn đảm bảo được tỷ trọng tiết kiệm/ dư nợ vốn đạt 86,4%. Từ đó tạo ra nguồn vốn ổn định để TYM có thể đảm bảo nhu cầu vốn của thành viên