Phân tích tình hình hoạt động bảo hiểm vi mô

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV tình thương (Trang 54 - 55)

5. Kết cấu của khóa luận

2.3.6. Phân tích tình hình hoạt động bảo hiểm vi mô

Bảo hiểm vi mô: “Tương trợ vốn vay” là sản phẩm bảo hiểm vi mô của Hội LHPN Việt Nam (do Quỹ Bảo hiểm vi mô triển khai) mà thành viên TYM tham gia khi vay vốn tại TYM. Tham gia sản phẩm bảo hiểm này, thành viên TYM sẽ chỉ cần đóng một khoản phí nhỏ. Quỹ Bảo hiểm vi mô thanh toán toàn bộ số tiền tương ứng với số vốn vay của TYM đã ghi trong giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm trong trường hợp thành viên qua đời khi thời hạn bảo hiểm vốn vay đang còn hiệu lực (trừ các trường hợp loại trừ được quy định cụ thể).

Bảo hiểm vi mô có số tiền bảo hiểm nhỏ, mức phí bảo hiểm thấp, quyền lợi cơ bản hướng tới các cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêt ́ kiêṃ và bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến tính mạng, sức khỏe và tài sản, theo nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi về bảo hiểm.

Bảo hiểm vi mô có nguồn gốc từ TCVM và đã được triển khai độc lập với chương trình TCVM từ cuối những năm 90 tại Việt Nam. Mặc dù nhiều hộ gia đình nông thôn vẫn còn hiểu sai về bảo hiểm vi mô, hoạt động này hiện nay đã được công nhận là quan trọng và là một loại hình bảo vệ xã hội đối với người nghèo, nhóm người dễ bị tổn thương nhất sau các cú sốc kinh tế gây ra do chết chóc, bệnh tật và mất mát tài sản. Các cơ chế đối phó thông thường của các hộ nghèo chống chọi với những thay đổi trong cuộc sống - chẳng hạn như dựa vào tiền tiết kiệm, vay và/hoặc bán tài sản - có thể đẩy họ vào tình cảnh nghèo hơn mà không có các biện pháp bảo vệ rủi ro với giá cả phải chăng và dễ dàng tiếp cận như bảo hiểm vi mô.

Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương cung cấp sản phẩm thiết kế đặc biệt cho các nhóm khách hàng thu nhập thấp. Khách hàng, kể cả người nghèo, có thể tự do lựa chọn sản phẩm dựa trên nhu cầu. Nhưng chi phí còn cao; ít hoặc không có lợi nhuận; và cản trở lớn nhất chính là việc phải tìm được kênh phân phối thích hợp (tổ chức cộng đồng, tổ chức an sinh xã hội...). Hiện nay, TYM hoạt động thông qua hệ thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng để tăng tiếp cận cho người dân có thu nhập thấp tại khu vực xa xôi - khó khăn đang được khuyến khích phát triển. TYM cũng đang tiếp tục phát triển

các sản phẩm bảo hiểm cho mạng lưới an sinh xã hội và người nghèo như các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp.

Hiện nay 100% thành viên TYM khi vay vốn đều tham gia bảo hiểm vốn vay của Quỹ Bảo hiểm vi mô (Hội LHPN Việt Nam). Trong năm 2020, đã có 99 trường hợp thành viên TYM được Quỹ Bảo hiểm vi mô chi trả với tổng số tiền là 2,9 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV tình thương (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w