Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển FSI (Trang 38 - 39)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn

Để thấy rõ hơn sự gia tăng đáng kể vốn kinh doanh của công ty chủ yếu được tài trợ từ nguồn vốn nào và việc gia tăng đó có thật sự hiệu quả hay không ta đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty.

NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ

I. Nợ ngắn hạn

1. Vay và nợ ngắn hạn

2. Phải trả người bán

3. Người mua trả tiền trước

4. Phải trả người lao động

5. Các khoản phải trả phải nộp

khác

II. Nợ dài hạn

1. Phải trả dài hạn người bán

2. Vay và nợ dài hạn

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU

I. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

2. Quỹ đầu tư và phát triển

3. Quỹ dự phòng tài chính

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

1. Quỹ khen thưởng phúc lợi

TỔNG NGUỒN VỐN

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn: phòng kế toán

Nhận xét:

Nguồn vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, trong đó nợ phải trả phải chiếm tỉ trọng nhiều hơn rất nhiều so với vốn chủ sở

hữu. Tổng nguồn vốn công ty năm 2019 tăng là 61.77% so với năm 2017. Điều này cho thấy công ty làm tốt công tác huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động. Năm 2020 tổng nguồn vốn công ty giảm 4060.021 nghìn đồng tương ứng tỷ trọng giảm 23%, nhưng tỷ trọng nợ phải trả vẫn tăng cao từ 59,6% năm 2019 lên 63,6% năm 2020.

Nhưng vay và nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong khoản nợ phải trả, chứng tỏ công ty đang vay nợ ngân hàng nhiều. Vay nợ ngắn hạn của công ty đang tăng lên. Các khoản nợ ở mức cao, nguyên nhân là do công ty nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng nhằm mục đích tăng doanh thu chính vì vậy thu hồi vốn chậm và buộc phải vay nợ ngân hàng để phục vụ quá trình hoạt động.

Phải trả người bán có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2019 tăng 164.072 nghìn đồng so với năm 2018, năm 2020 tăng 35.653 nghìn đồng so với năm 2019. Tuy số lượng tăng nhưng tỷ trọng của phải trả người bán trên tổng nguồn vốn lại có xu hướng giảm từ 6,37% vào năm 2018 xuống còn 4,45% vào năm 2020. Điều đó cho thấy công ty chưa biết cách chiếm dụng vốn 1 cách hiệu quả.

Nợ dài hạn so với tổng nguồn vốn của công ty ở mức báo động chiếm 13,93% vào năm 2018, 15,15% vào năm 2019 và 14,84% vào năm 2020. Trong đó, vay nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, công ty cần điều chỉnh lại tỷ trọng này vì vay nợ trong thời gian dài sẽ gây áp lực về tiền lãi làm cho chi phí tăng cao, ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm đều qua các năm, từ 43,19% vào năm 2018 xuống còn 33,77% vào năm 2020. Việc giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu có thể làm ảnh hưởng xấu đến công ty nhưng tỷ trọng này của công ty vẫn ở mức an toàn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển FSI (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w