5. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Do đặc thù kinh doanh nên vốn cố định chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung.
Công ty cần có kế hoạch theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định để đảm bảo tài sản có hoạt động, được sử dụng đúng mục đích và hiệu quá.
Lập kế hoạch đầu tư mua sắm, tăng giảm và khấu hao tài sản cố định hàng năm: Kế hoạch này phải xác định rõ nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, xác định danh mục, số lượng, giá trị của từng loại TSCĐ tăng, giảm trong năm; phân tích cụ thể TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư và lựa chọn phương pháp khẩu hao thích hợp.
Thưởng xuyên tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý bao gồm cả sửra chữa thường xuyên và sửa chữa lớn nhằm khôi phục năng lực hoạt động của máy móc, phương tiện. Tuy nhiên trong trường hợp phải sửa chữa lớn cần cân nhắc tính toán hiệu quả của nó, xem xét giữa chi phí sửa chữa với việc đầu tư mua sắm mới quyết định phương án nào cho phù hợp.
Nhanh chóng phát hiện TSCĐ quá lạc hậu, không phù hợp hay không cần dùng tới, để thanh lý để thu hổi vốn kịp thời, tránh gây ứ đọng vốn. Công ty cần phải đầu tư đúng hướng vào tài sản cố định sau khi đã nghiên cứu kỹ nhu cầu, biến động của thị trường về sản phẩm, tiến bộ khoa học, công suất hoạt động, tuổi thọ, sự tương thích giữa trinh độ lao động và trình độ hiện đại hoá thiết bị máy móc. Đồng thời, phải lập kế hoạch đầu tư TSCĐ trong những năm tới, nguồn huy động, tính toán các chi tiêu về hiệu quả đầu tư để cân nhắc, xem xét việc đổi mới máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, công ty cần tăng cường công tác quản lý TSCĐ, giao TSCĐ cho từng bộ phận, phòng ban, từng đội sản xuất, cá nhân để nâng cao trách nhiệm của người lao động trong quá trình sử dụng; thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, đánh giá lại tình trạng hòng hóc trước thời hạn.
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rùi ro để bảo toàn vốn. Đối với những tài sản có giá trị lớn, có vai trò quan trọng đối với sản xuất, công ty có thể mua bảo hiểm cho tài sản đó để để phòng rủi ro tai nạn, cháy nổ.... Nên trích lập
và duy trì quỹ sự phòng tài chính ở mức hợp lý, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường khi TSCĐ gặp rủi ro, vừa không gây ứ đọng vốn