5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1 Cơ cấu tài sản: (Đơn vị: 1000 đồng)
Sự thay đổi về vốn cũng bị ảnh hưởng một phần bởi sự thay đổi về cơ cấu tài sản.Vốn lưu động chủ yếu đảm bảo cho tài sản lưu động như mua nguyên vật liệu, công cụ lao động.. Vốn cố định dùng để trang trải cho tài sản cố định như mua sắm trang thiết bị máy móc, đầu tư xây dựng cơ bản... Để thấy rõ hơn tình hình biến động và kết cấu vốn kinh doanh của công ty ta tiến hành và xem xét qua các bảng tính toán sau:
Chỉ tiêu TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước người bán
3. Các khoản phải thu khác
III. Hàng tồn kho IV. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Tài sản cố định 1. TSCĐ hữu hình 2. TSCĐ vô hình II.Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính
Nhận xét:
Nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng tài sản của công ty thay đổi theo từng năm, nhưng kết cấu của tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản qua các năm không có thay đổi quá nhiều. Năm 2018 là 62,67%; năm 2019 là 63.24%; năm 2020 là 67,41%.
Tổng giá trị tổng tài sản năm 2019 tăng lên 17.374.508 nghìn đồng tương ứng tăng 61.77% điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh, quy mô về vốn đã tăng lên, hoạt động kinh doanh hiệu quả cao.
Đến năm 2020, giá trị tổng tài sản giảm còn 13.314.487 nghìn đồng, tỷ trọng tổng tài sản năm 2020 giảm 23,37% so với năm 2019, tương ứng giảm 4060.021 nghìn đồng. Đây là điều khó tránh được do sự ảnh hưởng chung của covid đối với với toàn bộ nền kinh tế.
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2019 lượng tiền tăng đột biến tăng thêm 1.484.242 nghìn đồng nguyên nhân là do các khoản thu từ các công trình được bàn giao, các khoản tiền tư vấn dịch vụ được thanh lý. Các khoản tiền và tương đương tiền tăng làm cho khả năng thanh toán hiện thời tăng. Vì thế công ty cần nhanh chóng có các biện pháp thu hồi các khoản tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong khoảng từ 21-24% so với tổng tài sản, chủ yếu trong số đó các khoản phải thu từ khách hàng chiếm phần lớn cho thấy lượng vốn của công ty bị ứ đọng bên ngoài.
Hàng tồn kho của công ty 2019 tăng 785.33 nghìn đồng so với năm 2018, tương ứng tăng tỷ trong từ 4% lên 7% sau đó giảm còn 5% vào năm 2020. Từ điều này, cho ta thấy chiến lược bán hàng của công ty, đó là: tích trữ hàng từ 2019 để đầu năm 2020 có thể tung hàng ra thị trường khi nhu cầu thị trường tăng cao vào thời điểm đầu năm, và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành lúc này tương đối ít.
Tài sản ngắn hạn khác có xu hướng tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác so với tổng tài sản vẫn ổn định trong khoảng 5% ở cả 3 năm 2018, 2019 và 2020.
Tài sản dài hạn so với tổng tài sản của công ty năm 2019 tăng 2383.241 nghìn đồng so với năm 2018 nhưng tỷ trọng lại không thay đổi, là do:
Tài sản cố định của doanh nghiệp tăng 1695.958 nghìn đồng nhưng tỷ trọng lại giảm 3% so với năm 2018. Ta có thể thấy quy mô kinh doanh của công ty đang tăng. Tuy nhiên thì công ty vẫn chưa có các hoạt động đầu tư bất động sản dài hạn.Năm 2019, công ty đã có thêm 687.258 nghìn đồng tài sản dài hạn khác, chiếm 6% tổng giá trị tài sản.