Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Phát Triển Thương Mại An Phú:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH phát triển thương mại an phú (Trang 31 - 35)

Thương Mại An Phú:

Bảng 2.1.Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính hợp nhất của công ty TNHH Phát Triển Thương Mại An Phú (cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2020)

(Đơn vị tính:VNĐ)

STT CHỈ TIÊU

1 Cơ cấu tài sản

TS ngắn hạn/Tổng TS TS dài hạn/Tổng TS

2 Cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả/Tổng NV NV chủ sở hữu/Tổng NV

3 Khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán nhanh (Tài sản ngắn hạn- hàng tồn kho)/ nợ ngắn hạn) Hệ số thanh toán ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn) 25

Hệ số thanh toán tức thời (Tiền mặt/nợ ngắn hạn)

Hệ số nợ (NPT/TTS)

4 Tỷ suất lợi nhuận

Tỷsuất

thuế/Tổng TS (ROA)

Tỷsuất

thuế/Doanh thu thuần (ROS)

Tỷ suất LN sau thuế/NV chủ sở hữu (ROE)

Hệ số thanh toán nhanh:Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp có 2/3 năm nhỏ hơn 0.5. Cụ thể năm 2018 là 0,74 lần, năm 2019 chỉ số này giảm mạnh chỉ còn là 0.38 lần, năm 2020 chỉ số này tăng không đáng kể khi chỉ ở mức 0.39 lần. Chỉ số này của doanh nghiệp thấp là do tài sản ngắn

hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với tài sản dài hạn, (tài sản ngắn hạn chiếm từ 68.78% - 77.14% trong tổng tài sản ), mà trong đó hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng rất cao trong tài sản ngắn hạn (hàng tồn kho chiếm từ 30% - 60% tài sản ngắn hạn. Chỉ số này của doanh nghiệp 3 năm đều thấp thì có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. Tuy nhiên hệ số này có phù hợp hay không còn phụ thuộc vào kỳ hạn thanh toán món nợ phải thu phải trả trong kỳ của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán ngắn hạn: Chỉ số thanh toán ngắn hạn của công ty có 2/3 năm thấp hơn 1, đây là điều không tốt đối với công ty. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Năm 2018, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 1.05 đồng tài sản lưu động. Năm 2019, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0.89 đồng tài sản lưu động. Năm 2020, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 0.99 đồng nợ ngắn hạn.Công ty không có khả năng thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn ,khi phải thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn thì công ty sẽ không còn đủ vốn để có thể sxkd.

Hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng tiền mặt hiện tại đang có của doanh nghiệp, tuy nhiên số tiền mà doanh nghiệp hiện tại đang có lại chiếm rất ít so với nợ ngắn hạn, năm 2018 ở khoảng 0.01 lần, năm 2019 khoảng 0.003 lần và năm 2020 thì khoảng 0.03 lần. Công ty sẽ gặp các vấn đề nếu như mà công ty không thể đòi lại các khoản phải thu và không bán được hàng thì số tiền mặt công ty có sẽ không thể chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn, nếu kéo dài thời gian này, công ty sẽ có bị phá sản. Nguyên nhân do mức dự trữ tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp

còn thấp. Doanh nghiệp nên tăng cường chỉ tiêu này nhiều hơn nữa để bảo đảm tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Hệ số nợ của công ty luôn ở mức khá cao, năm 2018 là 0.67 lần, năm 2019 tăng mạnh là 0.87 lần, năm 2020 là 0.7 lần thể hiện gánh nặng về nợ của công ty khá là lớn,.Nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các khoản nợ vay, dẫn đến các khoản phải trả cao, thể hiện doanh nghiệp không tự chủ được nguồn vốn cho sản xuất nên dẫn đến tỷ lệ nợ của doanh nghiệp rất cao, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Do đó doanh nghiệp nên thận trọng hơn trong vấn đề sử dụng vốn.

ROA của công ty năm 2018 đạt khoảng 6.63% có nghĩa là 1 đồng tài sản thì làm ra khoảng 0.066339 đồng lợi nhuận, năm 2019 đạt khoảng 0,5% có nghĩa là 1 đồng tài sản thì làm ra khoảng 0.005425 đồng lợi nhuận, năm 2020 đạt khoảng -4.96% có nghĩa là 1 đồng tài sản thì làm ra khoảng - 0.04962 đồng lợi nhuận. ROA của công ty giảm dần qua từng năm, đặc biệt năm 2020 ROA của công ty ở mức âm điều này cho thấy công ty sử dụng vốn kém hiệu quả.

ROE của công ty năm 2018 đạt khoảng 16.57% có nghĩa là 1 đồng vốn của công ty làm ra khoảng 0.165787 đồng lợi nhuận, đây là mức khá tốt đối với công ty. Tuy nhiên, năm 2019 chỉ số này lại giảm mạnh đạt khoảng 3.07% có nghĩa là 1 đồng vốn công ty làm ra khoảng 0.030728 đồng lợi nhuận. Năm 2020 do lợi nhuận của công ty âm nên ROE sẽ không được tính.

ROS năm 2018 đạt khoảng 3.68% có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra 0.036889 đồng lợi nhuận, năm 2019 đạt khoảng 0.58% có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra

0.005841 đồng lợi nhuận, năm 2020 đạt -5.75% có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra -0.05747 đồng lợi nhuận, ROS âm là do chi phí đang vượt tầm kiểm soát (giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng…). Chỉ số ROS của công ty chưa phải là mức lí tưởng và còn bị giảm qua 3 năm hoạt động. Điều này rất không tốt, công ty cần phải xem xét lại và có những chính sách kinh doanh hợp lí để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, các chỉ tiêu sinh lời của công ty đều giảm qua từng năm cho thấy công ty sử dụng vốn và kinh doanh không hiệu quả. Công ty cần có các biện pháp mạnh mẽ để cải thiện tình trạng này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH phát triển thương mại an phú (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w