Tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm 2018,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH phát triển thương mại an phú (Trang 39 - 52)

trong 3 năm 2018, 2019 và 2020

2.4.1.Báo cáo cân đối tài sản năm 2018, 2019 và 2020

Bảng 2.2. Bảng cân đối tài sản năm 2018, 2019 và 2020

(Đơn vị tính:Triệu đồng)

STT CHỈ TIÊU

TÀI SẢN

I. Tài sản ngắn hạn

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền

2. Các khoản phải thu ngắn

hạn

3. Hàng tồn kho

4. Tài sản ngắn hạn khác

1. Xây dựng cơ bản dở dang 2. Tài sản cố định 3. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN Nguồn Vốn III. Nợ phải trả 1. Phải trả người bán

2 Người mua trả tiền trước

3 Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước

4 Phải trả người lao động

5 Phải trả khác

6 Vay và nợ thuê tài chính

7 Quỹ phát triển khoa học

và công nghệ

IV. Vốn chủ sở hữu

Nhận xét:

Qua các bảng số liệu, cho thấy:

Về tài sản:

Tài sản ngắn hạn:

Năm 2018, tài sản ngắn hạn có giá trị 14,586 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 69.49%. Sang năm 2019 tài sản ngắn hạn tăng vọt, có giá trị 36,567(Triệu đồng) chiếm tỷ trọng 77.14%. Năm 2020, tài sản ngắn hạn có sự sụt giảm khi giá trị chỉ khoảng 20,598 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 68.78%. Như vậy, tài sản ngắn hạn qua 3 năm đều có sự thay đổi cả về giá trị lẫn tỷ trọng, do sự biến động của các khoản mục sau:

Biểu đồ 2.1. Giá trị tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2018-2020 25,000,000,000 20,000,000,000 15,000,000,000 10,000,000,000 (Đơn vị tính: VNĐ)

Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn khác

5,000,000,000

0

2018 2019 2020

Năm 2018, tiền và các khoản tương đương tiền có giá trị 190 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng không đáng kể, chiếm 0.9%. Tỷ trọng này khá ít, công ty chủ động dùng tiền mặt vào các mục đích kinh doanh, tuy nhiên điều này có thể khiến công ty gặp rủi ro khi không thanh toán được các khoản phải trả, thời gian xử lí dài. Năm 2019, khoản này có giá trị 105(triệu đồng) chiếm tỷ trọng 0.22%, việc giảm tiền này làm cho khoản mục này chiếm tỷ trọng ít nhất

trong cơ cấu tài sản. Năm này công ty để tồn quỹ tiền mặt rất ít, điều này có thể khiến cho công ty giảm khả năng thanh toán nhanh và giảm tính chủ động của doanh nghiệp. Năm 2020, tuy tiền và các khoản tương đương tiền vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tài sản nhưng đã có sự cải thiện hơn so với năm 2019, khoản mục này có giá trị 716(triệu đồng) chiếm 2.39%, trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

Năm 2018, các khoản phải thu có giá trị 8,180 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 38.97%. Sang năm 2019 thì có giá trị 10,095 (triệu đồng) chiếm 21.29%, tuy giá trị các khoản phải thu tăng lên nhưng tỷ trọng lại giảm, tuy nhiên công ty vẫn có thể đang bị công ty khác chiếm dụng vốn. Và năm 2020 khoản này chỉ có giá trị 4,205(triệu đồng) chiếm 14.04%. Nhìn chung, qua 3 năm thì các khoản phải thu của công ty giảm dần, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao, đây là điều không tốt cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn rất lớn.

Năm 2018, hàng tồn kho có giá trị 4,261 (triệu đồng ) chiếm tỷ trọng 20.3%, mức hàng tồn kho vừa phải. Năm 2019 khoản này có giá trị 20,879 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 44.04%, tỷ lệ này khá cao cho thấy công ty đang gặp vấn đề về bán hàng khiến cho hàng bị ứ đọng. Năm 2020, hàng tồn kho của công ty khoảng 12,423 (triệu đồng) chiếm khoảng 41.48%, tuy có giảm so với năm 2019 nhưng tỷ trọng vẫn ở mức cao. Nhìn chung, hàng tồn kho của công ty luôn ở mức cao đặc biệt là năm 2019 khi tỷ trọng hàng tồn kho ở mức 44.04%, công ty cần có chính sách bán hàng hợp lí tránh việc không bán được hàng.

Tài sản ngắn hạn khác của công ty năm 2018 có giá trị 1,955(triệu đồng) chiếm khoảng 9.31%, năm 2019 thì khoản này tăng lên 5,489 (triệu đồng)

chiếm khoảng 11.58%. Đến năm 2020, tài sản ngắn hạn khác giảm xuống còn 3,253 (triệu đồng) chiếm khoảng 10.58%.

Tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn năm 2018 có giá trị 6,403 (triệu đồng) chiếm khoảng

30.51%. Đến năm 2019, tài sản dài hạn tăng lên so với năm 2018 có giá trị khoảng 10,839 (triệu đồng) nhưng lại chiếm tỷ trọng khoảng 22.86% giảm so với năm trước. Năm 2020, khoản mục này có giá khoảng 9,350 (triệu đồng) chiếm khoảng 31,22%. Năm 2018 và 2020 thì sự thay đổi của tài sản dài hạn chủ yếu do tài sản cố định gây ra. Còn năm 2019, xây dựng cơ bản dở dang chiếm phần lớn trong tài sản dài hạn của công ty.

Về nguồn vốn:

Nguồn vốn của công ty được cấu thành từ hai nguồn chính, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong giai đoạn 2018-2020 có xu hướng tăng nhưng có biến động, năm 2018 có giá trị 20,989 (triệu đồng), sang năm 2019 tăng vọt 47,406 (triệu đồng), và đến năm 2020 có chút biến động nên giảm xuống còn 29,948 (triệu đồng). Tình hình cụ thể như sau:

Biếu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị tính: VNĐ) 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 14% 86% 2018 2019 2020 Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn năm 2019 so với 2018 tăng 26,417( triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 126%. Song năm 2020 so với 2019 lại giảm 17,458( triệu đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm là -37%. Trong đó:

Nợ phải trả:

Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn, trên 50% nguồn vốn của công ty và có xu hướng tăng dần lên trong giai đoạn 2018-2020. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn cho thấy tình hình tài chính của công ty đang phụ thuộc khá nhiều vào vốn vay ngắn hạn từ bên ngoài, công ty không có sự tự chủ về mặt tài chính, và nếu quản lý nợ không tốt thì công ty có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty.

Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2019, nợ ngắn hạn của công ty tăng 194% so với năm 2018. Nguyên nhân là do sự gia tăng mạnh mẽ của khoản mục phải trả người bán tăng lên 5.187(triệu đồng) do năm 2019 công ty nhập một số lượng hàng hóa đầu vào phục vụ cho việc thi công các dự án đã khiến khoản mục này tăng mạnh. Người mua trả tiền trước cũng tăng mạnh lên 862(triệu đồng) ( năm 2019) do từ năm 2019 công ty thay đổi phương án kinh doanh, tăng mức đặt cọc của dự án, yêu cầu khách hàng phải đặt cọc trước 30% giá trị hợp đồng để cung cấp tiền nhập hàng phục vụ thi công thay vì 10% như trước đây đã khiến khoản mục này tăng mạnh. Năm 2019 cũng là năm thay đổi nhân sự công ty khá nhiều và không thuê được nhân công giá rẻ. Vì thể, khoản phải trả người lao động của năm 2019 cũng tăng rất cao và tăng lên đến 383(triệu đồng). Tuy nhiên, sang năm 2020, đã tinh lược được bớt bộ máy công ty nên khoản phải trả người lao động của năm 2020 đã giảm đáng kể xuống còn 126(triệu đồng).

Năm 2019 so với năm 2018 tăng 27,175 (triệu đồng) tương đương với khoảng 194%; năm 2020 giảm 20,450(triệu đồng) tương ứng với -50% so với năm 2019. Trong nợ phải trả các khoản phải trả người bán và vay, nợ thuê tài chính biến đổi đột ngột. Cụ thể:

Năm 2019 phải trả người bán tăng 5,187(triệu đồng) tương ứng với 64% so với năm 2019; nhưng sang đến năm 2020 khoản này lại giảm mạnh 8,077(triệu đồng) tương ứng với -61% so với năm 2019. Năm 2018 thì các khoản phải trả người bán chiếm phần lớn sự thay đổi của nợ phải trả.

Năm 2019 vay và nợ thuê tài chính tăng mạnh so với năm 2018 khi tăng lên đến khoảng 20,956(triệu đồng) tương ứng với khoảng 386%. Tuy nhiên sang đến năm 2020 thì khoản mục này lại giảm khoảng 10,952(triệu đồng) tương ứng với khoảng -42%. Năm 2019 và năm 2020 thì các khoản vay và thuê nợ tài chính chiếm phần lớn sự thay đổi của khoản nợ phải trả, công ty sử dụng nợ khá nhiềucó thể thấy công ty có khả năng chiếm dụng vốn, tuy nhiên nếu công ty không có khả năng thanh toán tốt thì công ty sẽ bị ràng buộc hoặc bị sức ép từ các khoản nợ vay, có thể gây rủi ro cho công ty.

Năm 2018 nợ phải trả có giá trị 13,992(triệu đồng) chiếm tỷ trọng khoảng 66.67%, sang năm 2019 nợ phải trả tăng mạnh là 41,168 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng khoảng 86.84, năm 2020 nợ phải trả là 20,718 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng khoảng 69.18%. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của công ty khác tuy nhiên điều này cũng có thể gây rủi ro lớn cho công ty khi phụ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ. Cơ cấu nợ phải

trả của công ty chủ yếu do 2 khoản mục là phải trả người bán và vay nợ thuê tài chính.

Phải trả người bán năm 2018 khoảng 8,048(triệu đồng) chiếm tỷ trọng 38.34%, năm 2019 là 13,235(triệu đồng) chiếm tỷ trọng khoảng 27.92% và năm 2020 là 5,158(triệu đồng) chiếm tỷ trọng 17.22%. Năm 2018 cơ cấu nợ phải trả chủ yếu là do phải trả người bán cao. Sang đến năm 2019 và 2020 thì chủ yếu là do khoản vay và thuê nợ tài chính. Cụ thể là năm 2018 khoản này khoảng 5,429(triệu đồng) chiếm khoảng 25.87% năm 2019 tăng mạnh khoảng 26,386 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng lên đến 55.66%, năm 2020 khoảng 15,433 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 51.54% tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Ngoài ra, công ty còn có khoản quỹ phát triển khoa học và công nghệ đều hàng năm vào khoảng 105(triệu đồng)

Vốn chủ sở hữu:

Dựa vào bảng cân đối tài sản năm 2018, 2019, 2020 và biểu đồ 2.2 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, chỉ từ mức 40% trở xuống . Mặc dù vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2019-2020 ( vốn chủ sở hữu tăng từ 14%(năm 2019) lên 31% (năm 2020) nhưng tốc độ tăng của VCSH nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ phải trả nên tỷ trọng VCSH trong cơ cấu nguồn vốn lại giảm. VCSH chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với vốn vay cho thấy công ty đang không có tự chủ cao về tài chính, hơn một nửa tài sản của công ty được tài trợ từ nguồn vốn vay bên ngoài và chủ yếu là nguồn vay nợ ngắn hạn, cho thấy công ty có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Năm 2019 so với năm 2018 giảm nhẹ khoảng 758(triệu đồng) tương ứng với -11%. Năm 2020 thì khoản này tăng 2,887 (triệu đồng) tương ứng với khoảng 46%. Cụ thể:

Trong vốn chủ sở hữu khoản vốn góp của chủ sỡ hữu chiếm phần lớn và tăng đều qua 3 năm: năm 2018 khoảng 5,936(triệu đồng); năm 2019 khoảng 6,000(triệu đồng) và năm 2020 khoảng 10,800(triệu đồng). Năm 2019 tăng khá ít chỉ khoảng 64 (triệu đồng) tương ứng 1% so với năm 2018 tuy nhiên đến năm 2020 thì lại tăng đến 4,800(triệu đồng) tương ứng với 80% so với năm 2019.Việc bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu đã giúp cho tính tự chủ về tài chính của công ty tăng lên.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm mạnh sau 3 năm. Năm 2019 giảm khoảng 822(triệu đồng) tương ứng với 78% so với năm 2018. Năm 2020, thì khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối còn rơi vào mức âm 1,675 (triệu đồng) do gặp nhiều khó khăn do dịch Covid gây ra, công ty phải bổ sung nguồn vốn góp chủ sở hữu để bù đắp những khó khăn.

Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2018 khoảng 6,997 (triệu đồng)chiếm tỷ trọng khoảng 33.33% năm 2019 là 6,238(triệu đồng) chiếm tỷ trọng 13.16% năm 2020 là 9,125(triệu đồng) chiếm tỷ trọng 30.47%. Ta có thể thấy công ty sử dụng chủ yếu nguồn vốn vay, điều này có thể giúp công ty vận hành mà ít sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên chính sách tài chính này tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy công ty cần có chính sách quản lý các khoản nợ vay bên ngoài một cách hợp lý, không để các khoản nợ đến quá hạn, đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời cũng nên tăng mức đầu tư của chủ sở hữu để công ty có thể tự chủ hơn về mặt tài chính, đảm bảo công ty hoạt động tốt trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH phát triển thương mại an phú (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w