Nguyên nhân của rủi ro tín dụng chính là các quyết định cho vay sai lầm trên cơ sở phân tích và thẩm định khách hàng không chính xác. Điều này khẳng đinh vai trò quan trọng của thẩm định và phân tích tín dụng. Nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro của ngân hàng. Việc phân tích và đánh giá khách hàng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thuộc về phòng tín dụng. Do đó, khi xem xét các yêu cầu xin vay, các cán bộ tín dụng phải trả lời các câu hỏi sau:
1. Khách hàng có đáng tin cậy không? Tại sao?
2. Hợp đồng tín dụng đã được xây dựng có bảo vệ an toàn cho ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra không?
3. Ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh chóng với chi phí thấp khi rủi ro
Cán bộ tín dụng cần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn. Ngoài ra, mỗi cán bộ tín dụng cần thu nhập thông tin khác nhau từ nhiều nguồn để đảm bảo tính khách quan và chính xác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra trong suốt quá trình khách hàng sử dụng vốn vay cũng rất quan trọng. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc phân tích cũng như đánh giá khách hàng, tránh hiện tượng đưa ra kết luận không chính xác về khách hàng.
Sau quá trình phân tích đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng phải đưa ra những nhận xét ban đầu về khách hàng của mình bao gồm những yếu tố cơ bản sau :
Tính cách (character): Tính cách của khách hàng sẽ giúp cho cán bộ tín
dụng có những niềm tin ban đầu vào khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng có trách nhiệm trong công việc, trung thực. Những tính cách đó sẽ đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Đây chính là những tiêu chuẩn ban đầu tạo nên tính cách của một khách hàng góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng:
Năng lực (Capacity): Trước hết, khách hàng vay vốn phải có năng lực
vay vốn (năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự) và có đủ tư cách pháp lý trong việc giao kết hợp đồng tín dụng.
Thu nhập (Cash) :Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng trong việc đưa
ra quyết định cho vay. Khách hàng phải có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn và khả năng giải quyết tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Đảm bảo tiền vay (Collateral): Cán bộ tín dụng cần kiểm tra kỹ tính sở hữu của tài sản đảm bảo. Đây chính là nguồn thu nợ khi rủi ro xảy ra nên tài sản đảm bảo các yếu tố như thời gian sử dụng, tính hao mòn, tình trạng hiện tại
và mức độ chuyên môn hóa của tài sản. Từ đó, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá chính xác giá trị của tài sản và theo dõi sự biến động của nó trong tương lai để kịp thời xử lý khi rủi ro xảy ra.
Điều kiện (Conditions): Các điều kiện về ngành, lĩnh vực trong cho vay
của ngân hàng cũng được xem xét kỹ. Cán bộ tín dụng cần có cái nhìn tổng quát về xu hướng phát triển của ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, tính cạnh tranh của nó trên thị trường. Từ đó ngân hàng sẽ tránh được rủi ro khi dự án hoạt động kinh doanh của khách hàng không hiệu quả dẫn tới phát sinh việc trả nợ không đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ.
Sự kiểm soát (control): Ngân hàng luôn giám sát khoản vay sau khi giải
ngân để đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.