Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên đặc biệt là cán bộ

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh ý yên, nam định (Trang 92 - 95)

là cán bộ tín dụng.

Chất lượng cán bộ nhân viên là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng. Khi cán bộ tín dụng có kiến thức chuyên môn tốt, kiến thức thực tế vững vàng sẽ đảm bảo việc chọn lựa các khoản vay tốt. Ngân hàng cần đảm bảo việc tuyển chọn sắp xếp và sử dụng cán bộ tín dụng hợp lý.

Về mặt định tính.

Cán bộ tín dụng phải có phẩm chất đạo đức tốt. Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Do đó, ngân hàng luôn đưa tín dụng lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Mặt khác, cán bộ tín dụng chính là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cán bộ tín dụng mang hình ảnh của ngân hàng đối với mỗi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Thứ nhất, yêu cầu đặt ra cho mỗi cán bộ tín dụng là yêu cầu về đạo đức

nghề nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo, tận tình, có tính kỷ luật cao và luôn chấp hành đầy đủ các quy định của ngân hàng.

Thứ hai, cán bộ tín dụng cũng cần có bản lĩnh kinh doanh vững vàng.

Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá, thẩm định khách hàng một cách khách quan. Mặt khác, người có bản lĩnh sẽ không vì lợi ích bản thân mà đồng ý cho một khoản vay. Họ sẽ luôn làm đúng chức năng và nhiệm vụ được giao nhằm đem lại cho cho ngân hàng những khoản vay chất lượng nhất.

Thứ ba, cán bộ tín dụng luôn phải nắm bắt đường lối, chủ trương của

Đảng. Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội và văn hóa. Từ đó có thể đưa ra những phân tích, đánh giá, đóng góp ý kiến cho chính sách phát triển của ngân hàng trên cơ sở tuân thủ đúng các chính sách đã ban hành của nhà nước.

Về mặt định lượng, cán bộ tín dụng cần đảm bảo những yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, cán bộ tín dụng phải có trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ.

Hoạt động tín dụng luôn đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn vững vàng để đáp ứng với yêu cầu của công việc. Điều này sẽ giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá, phân tích tình hình tài chính của khách hàng một cách chính xác. Bên cạnh đó, việc thẩm định tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh cùng các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay cũng đòi hỏi kỹ năng và kiến thức giỏi.

Thứ hai, cán bộ tín dụng phải có kỹ năng giao tiếp, đàm phán. Mọi giao dịch của ngân hàng và khách hàng đều thực hiện thông qua cán bộ tín dụng. Vậy nên, cán bộ tín dụng phải biết cách giao tiếp cởi mở để khách hàng được bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình. Hơn thế nữa, khi có được sự cảm tình, khách hàng chia sẻ thật tình hình tài chính cũng như mục đích vay vốn của mình. Từ đó, cán bộ tín dụng dễ dàng đưa ra đánh giá của bản thân và ra quyết

định cho vay. Hiện nay môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh. Ngân hàng nào cũng phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Do đó, cán bộ tín dụng cần không ngừng nâng cao trình độ giao tiếp nắm rõ thông tin để tư vấn cho khách hàng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của khách hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Thứ ba, cán bộ tín dụng phải có năng lực điều tra, thu thập và xử lý

thông tin. Khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, cán bộ tín dụng phải có năng lực xử lý, đánh giá độ chính xác của thông tin. Mặt khác, thông tin từ phía khách hàng bao gồm nhiều nội dung khác nhau với số lượng rất lớn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải sàng lọc và tổng hợp lại một cách chính xác. Bên cạnh đó, việc cập nhật thông tin thường xuyên cũng rất quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát sinh rủi ro trong hoạt động. Vậy nên việc điều tra xử lý thông tin khách hàng luôn được cán bộ tín dụng thực hiện trong suốt quá trình chi vay và sau cho vay.

Để đảm bảo những yêu cầu trên chi nhánh cần chủ động đào tạo, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thông qua các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ hay các buổi thảo luận cho ngân hàng. Việc đào tạo phải được thực hiện thường xuyên như các lớp bồi dưỡng, có liên kết với các trường Đại học, các nhà kinh tế tài chính. Chất lượng cán bộ tín dụng cũng phải được sàng lọc trong quá trình tuyển dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần đưa ra những chính sách đãi ngộ xứng đáng nhằm khích lệ tinh thần làm việc cho nhân viên. Mặt khác cũng đưa ra những hình thức xử phạt đối với trường hợp vi phạm quy định của ngân hàng. Chi nhánh cần thường xuyên quán triệt cho cán bộ tín dụng về chức trách và nhiệm vụ của mình. Từ đó, nâng cao tính chủ động và tự giác, sáng tạo của nhân viên, tính đoàn kết trong công việc.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh ý yên, nam định (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w