Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần châu anh group (Trang 48 - 52)

Các nhân tố ảnh hưởng:

Các nhân tố khách quan

*Môi trường tự nhiên

Bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên có tác động đến doanh nghiệp, như thời tiết, môi trường…Ngày nay khoa học càng phát triển thì sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên ngày càng giảm đi, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng ít hơn, trừ các doanh nghiệp hoạt động mang tính thời vụ hoặc các doanh nghiệp khai thác…

*Môi trường kinh tế

Là tổng thể các biến số kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá, tình trạng cạnh tranh…Các yếu tố này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

*Môi trường pháp lý

Là hệ thống các chế tài pháp luật, các chủ trương chính sách…liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là tất yếu và cần thiết nhưng tác động của nhà nước chỉ được thực hiên thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, không can thiệp trực tiếp mà giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. ảnh hưởng của môi trường pháp lý thể hiện

ởchỗ nó đưa ra các quy tắc buộc doanh nghiệp phải tuân theo, nó bảo vệ những lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Nếu môi trường pháp lý thuận lợi sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp.

*Môi trường chính trị văn hoá xã hội

Khách hàng của doanh nghiệp luôn tồn tại trong một môi trường văn hoá xã hội nhất định, thoả m•n nhu cầu của khách hàng, bán được sản phẩm hay không phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm văn hoá xã hội. Nó ảnh hưởng đến việc ra quyết định sản xuất sản phẩm nào, lựa chọn công nghệ sản xuất nào cũng như phân phối sản phẩm

như thế nào để đến được tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng chịu tác động của yếu tố này.

* Môi trường kỹ thuật công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với xu thế chuyển giao công nghệ đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức mới. Việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng phải thích ứng với sự tác động của các yếu tố này.

Các nhân tố chủ quan

-Lực lượng lao động

Lực lượng lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn được xem xét trên hai yếu tố là số lượng và chất lượng lao động, của hai bộ phận lao động là lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh và cán bộ lãnh đạo. Trình độ của người lao động cao sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng tài sản, kết quả kinh doanh cao hơn, do đó vốn được sử dụng hiệu quả hơn. Trình độ của cán bộ điều hành cao thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển…do đó hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao.

-Đặc điểm của sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có đặc điểm về chu kỳ sản xuất, kỹ thuật sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, nhu cầu của thị trường… khác nhau do đó cũng có hiệu quả sử dụng vốn khác nhau. Chẳng hạn nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay. Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu, bia, thuốc lá… thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa những máy móc dùng để sản xuất ra những sản phẩm này có giá trị không quá lớn do vậy doanh nghiệp dễ có điều kiện đổi mới. Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài có giá trị lớn, được sản xuất trên dây truyền công nghệ có giá trị lớn như ôtô, xe máy… việc thu hồi vốn sẽ lâu hơn.

Cơ cấp nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn :

Cơ cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn đề tài trợ cho tổng tài sản của nó . Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu vốn khác nhau , do đó chi phí vốn sẽ khác

nhau . Cơ cấu vốn có liên quan đến việc tính chi phí vốn . Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động thì ban quản lý phải tìm ra một cơ cấu vốn phù hợp với tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp . Để có đủ vốn phục vụ cho SXKD , doanh nghiệp phải huy động từ nhiều nguồn ( nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp ) , mỗi nguồn có chi phí khác nhau và chi phí này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn , cụ thể : Một cơ cấu vốn sử dụng vốn vay thì khoản chi phí sử dụng nợ sẽ được trừ ra trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp vì đó là chi phí hợp lý , sử dụng đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tạo ra lá chắn thuế hiệu quả , giảm được số thuế phải nộp dẫn đến tăng lợi nhuận , nâng cao khả năng sử dụng vốn hiệu quả .

Tuy nhiên , công ty sẽ chịu áp lực về nợ , nếu không sử dụng có hiệu quả khoản vốn vay đó sẽ dễ mắc vào nguy cơ vỡ nợ , làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . Cơ cấu vốn sử dụng vốn chủ cũng vậy, nếu công ty lựa chọn huy động vốn chủ thì chi phí phải trả là chia sẻ quyền kiểm soát của công ty , đồng thời giảm lợi nhuận khi chia lợi nhuận sau thuế , lúc đó hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư sẽ có nguy cơ giảm . Tuy nhiên , lựa chọn cơ cấu vốn này thì nguồn vốn của công ty sẽ an toàn , sẽ không phải chịu áp lực nợ . Vì cơ cấu và chi phí sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp , nên trong hoạt động SXKD các doanh nghiệp phải tạo ra được tỷ suất lợi nhuận lớn hơn hoặc bằng chi phí sử dụng vốn . Vì vậy doanh nghiệp sẽ phải xác định được cho mình một cơ cấu vốn tối ưu ( là cơ cấu vốn làm cân bằng lối đa giữa rủi ro và lãi suất , làm cho chi phí của vốn thấp nhất ) , khi đó hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ cao hơn .

- Thị trường của doanh nghiệp : Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong điều kiện hiện nay cũng đều chịu tác động của thị trường . Nếu hoạt động của doanh nghiệp mà không được thị trường chấp nhận thì doanh nghiệp đó coi như không tồn tại . Thị trường tác động đến cả “ đầu ra ” và “ đầu vào ” của doanh nghiệp . Nếu thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và có nhiều cơ hội hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá . Ngược lại nếu thị trường biến động thường xuyên liên tục sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp như : sự biến động về giá cả , sự tiêu thụ hàng hoá , sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng , Sở thích của

các tác nhân thị trường ... cuối cùng là tác động đến chi phí của doanh nghiệp , mà hiệu quả sử dụng vốn là yếu tố được xem xét và quan tâm hàng đầu

Thị trường vốn

Nói đến hoạt động của doanh nghiệp ta nghĩ ngay đến vấn đề vốn nhiều hay ít sẽ tạo ra mức doanh thu lớn hay nhỏ . Như vậy , với một mức doanh thu nảo đó , đòi hỏi phải có sự cân bằng tương ứng với một lượng vốn . Tuy nhiên , mối quan hệ đó không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với nhau , điều đó còn phụ thuộc vào hiệu quả quản lý , sử dụng vốn kinh doanh . Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm khác nhau , nhưng tóm lại nó thường bao gồm các khoản vốn sau : Vốn vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng , vốn chủ sở hữu , vốn ngân sách cấp , vốn liên doanh liên kết và nhiều nguồn vốn khác . Như vậy , vốn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn như thế nào .

+ Đối với nguồn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác : Để có được nguồn vốn sử dụng thì doanh nghiệp phải bỏ chi phí ra trả cho việc sử dụng nó . Tỷ lệ này thường xuyên thay đổi tuỳ thuộc vào trạng thái của nền kinh tế và số lượng vốn vay của doanh nghiệp . Mặt khác , doanh nghiệp không thể vay bao nhiêu tuỳ thích , mà nó phụ thuộc vào hạn mức tín dụng . Nếu vượt quá hạn mức thì Ngân hàng sẽ không cho vay nữa . Trước khi tiến hành huy động vốn thì doanh nghiệp phải tính đến yếu tố chi phí mà mình phải bỏ ra để trả cho việc huy động đó .

Chi phí này lại nằm trong công tác về sử dụng vốn +Đối với nguồn vốn chủ sở hữu

Như chúng ta biết , đối với doanh nghiệp nhà nước phải làm ăn có hiệu quả , bảo toàn và phát triển được vốn thì Nhà nước mới cấp phát vốn cho doanh nghiệp . Còn đối với công ty cổ phần thì phải đảm bảo được tỷ suất doanh lợi cao hơn tỷ lệ lợi tức yêu cầu của các nhà đầu tư . Để có được những nguồn vốn đó , đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt được mục tiêu kinh doanh của mình . Để đạt được mục tiêu kinh doanh thì doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả sử dụng vốn . + Đối với các nguồn vốn khác : Các nguồn vốn khác bao gồm : Vốn chiếm dụng của cá nhân , đơn vị khác trong và ngoài doanh nghiệp , vốn liên doanh - liên kết , vốn FDI , ODA . Khi lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn của mình , các doanh nghiệp phải cân nhắc , so sánh lợi nhuận đem lại và chi phí bỏ ra để có được chúng , từ đó xác định cho mình một cơ cấu vốn tối ưu với chi phí thấp nhất . Nếu chi phí vốn cao sẽ làm

giảm lợi nhuận của doanh nghiệp , giảm hiệu quả sử dụng vốn . - --Thị trường lao động và thị trường nguyên vật liệu :

Thị trường lao động và nguyên vật liệu là các yếu tố đầu vào cơ bản để doanh nghiệp có thể tiến hành SXKD . Vì vậy , lao động và nguyên vật liệu là văn để được các nhà quản lý rất chú trọng quan tâm.Thị trường lao động và nguyên vật liệu là những nhân tố trực tiếp tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp , và cũng là những nhân tố mang tính quyết định và không thể thiếu để xác định hiệu quả sử dụng vốn . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thị trường tiêu thụ :

Nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . Khi cầu về sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất trên thị trường tăng lên thì doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh cung sản phẩm đó ra thị trường . Sản lượng tiêu thụ và giá bán của sản phẩm là những yếu tố cơ bản quyết định đến doanh thu , lợi nhuận của doanh nghiệp . Vì vậy tìm kiếm được thị trường và nắm bắt được những nhu cầu của thị trường là nhân tố quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . - Rủi ro trong kinh doanh : Rủi ro kinh doanh là rủi ro cố hữu trong tài sản của doanh nghiệp , trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng nợ vay . Rủi ro kinh doanh càng lớn thì tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp . Khi các rủi ro xảy ra dẫn đến tình trạng đokanh nghiệp bị mất uy tín , mất bạn hàng cuối cùng là thất bại trong kinh doanh , hiệu quả sử dụng vốn kém . Muốn thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải biết chấp nhận rủi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần châu anh group (Trang 48 - 52)