CÁC QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT NHÀ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong phát triển cộng đồng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) (Trang 66 - 69)

NƯỚC LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGO TRONG PTCĐ

Cho đến nay, thực hiện chủ trương và chính sách của Nhà nước ta về mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá, để tạo điều kiện cho các hoạt động của các NGO nước ngoài tại Việt Nam cũng như các tổ chức phi chính phủ Việt Nam được tiến hành có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, kể từ năm 1996, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật liên quan các lĩnh vực hoạt động của các tổ chức phi chính phủ sau:

Về các hoạt động chung và hoạt động quản lý nhà nước

+ Quyết định số 340/TTg ngày 24/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.

+ Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg ngày 24/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các tổ chức PCPNN.

+ Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 05 năm 2007 Về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Quy định về thành lập và chính sách ưu đãi đố với các tổ chức Khoa học và công nghệ

+ Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm

2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ

+ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật khoa học và công nghệ

+ Quyết định 20/2017/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ Quy định về hoạt động chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ

Về các hoạt động nhận viện trợ:

+ Thông tư số 22/1999/TT-BTC ngày 26/02/1999 của Bộ Tài chính về quản lý viện trợ không hoàn lại.

+ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.

+ Thông tư số 04/2001/TT-BKH này 05/06/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thục hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

+ Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/08/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại.

+ Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ PCPNN.

+ Thông tư số 02/2000/TT-BTC ngày 05/01/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức trong nước mua hàng bằng tiền viện trợ nhân đạo của nước ngoài.

+ Ngày 27/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 286/2006/QĐ- TTg về việc ban hành “Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006-2010” nhằm tăng cường huy động, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế- xã hội và giảm nghèo ở Việt Nam

Về tài chính và thuế:

+ Thông tư 37/2019/TT-BTC ngày 25 tháng 06 năm 2019 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn về chế độ tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ

Vềcơ bản, có thể thấy chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước VNGO có nhiều thay đổi kể từ sau Đổi mới, đặc biệt là sau Hiến pháp 1992. Hiến pháp năm 1992 đã có những quy định theo hướng mở rộng các quyền con người, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị. Để thực hiện các quy định về quyền con người trong Hiến pháp năm 1992, một số văn bản pháp luật đã được Chính phủ ban hành, trong đó bao gồm các văn bản về các VNGO. Nghị định 35/NĐ-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác quản lý khoa học và công nghệ là văn kiện có ý nghĩa rất quan trọng. Với quy định “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập các đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trực thuộc” (Điều 4), Nghị định này đã tạo ra bước ngoặt cho việc thành lập và hoạt động của các VNGO. Tiếp theo đó, Luật về KH&CN được Quốc hội thông qua năm 2000 tiếp tục tạo thuận lợi cho sự phát triển của các VNGO, vì họ được đăng ký là các tổ chức khoa học và công nghệ trong khuôn khổ của VUSTA.

Bên cạnh những văn bản pháp luật đã nêu trên, vấn đề quản lý nhà nước về VNGO còn được đề cập trong một sốvăn bản pháp luật khác của Việt Nam kể từ sau 1992. Ví dụ, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo từ năm 2002 và năm 2007 lần đầu tiên đã đề cập đến vai trò của các VNGO, cho rằng đây là những bộ phận không thể tách rời của các nhân tố trong kế hoạch phát triển đất nước. Hay Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010 đã bắt đầu khuyến khích sự tham dự của người dân trong mọi mặt đời sống kinh tế chính trị và xã hội với khẩu hiệu: "Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra", từ đó tạo các cơ hội thực tế cho các VNGO và tổ chức xã hội khác tham gia cung cấp dịch vụ công. Một loạt nghị định đã cụ thể hoá cơ hội này, cụ thể như Nghị định 79/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ, Nghị định 88/2003/NĐ-CP, Nghị định 177/2004/NĐ-CP, Nghị định số 53/2006/NĐ-CP, Nghị định 148/2007/NĐ-CP… Bên cạnh đó, Nhà nước bước đầu đã hỗ trợ kinh phí cho các hội hoạt động có nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà

nước (Quyết định 21/2003/QĐ-TTg) và quy định cơ chế cho phép các hội nhận tài trợ của các INGOs (Quyết định 64/2001/QĐ-TTg) và ban hành cơ chế tạo điều kiện cho hội tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy sự phát triển liên tục của khung pháp luật về quản lý nhà nước NGO ở Việt Nam từkhi giành độc lập đến nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta trong lĩnh vực này đã hoàn thiện. Trên thực tế, cả việc đăng ký và tổ chức hoạt động NGO ở Việt Nam hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó cơ bản là sự bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong phát triển cộng đồng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) (Trang 66 - 69)