nhập quốc tế
Tổ chức phi chính phủ ra đời và phát triển như một sự tất yếu trong lịch sử phát triển nhân loại để đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Xã hội càng phát triển thì vị thế và vai trò của các tổ chức này càng được khẳng định. Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, thể chế chính trị, đặc trưng văn hóa và trình độ dân trí của mỗi quốc gia mà nhìn nhận, đánh giá, phát huy vai trò của tổ chức phi chính phủ khác nhau.
Các VNGO xuất hiện là kết quả của quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, ban đầu hình thành mang tính tự phát với quy mô nhỏ, dần dần phát triển thành các tổ chức quy mô, mang tính chuyên nghiệp, bài bản, đa dạng hóa chức năng và tầm ảnh hưởng, cũng như phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước. Dự báo với cơ chế, chính sách thuận lợi, nhất là Luật Khoa học và công nghệ 2013, trong thời gian tới các VNGO sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và thực hiện nhiều vai trò tích cực đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ở Việt Nam, khi xã hội càng phát triển thì càng này sinh ra nhiều vấn đề mang tính chất mặt trái xã hội như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dịch bệnh, khoảng cách phân biệt giàu nghèo, chênh lệch về thu nhập, y tế, giáo dục giữa các vùng miền, lao đông việc làm, an sinh xã hội, bất bình đẳng giới... Điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người dân và các nhóm, cộng đồng xã hội. Trong khi đó Nhà nước có quá nhiều vấn đề cần giải quyết, thì các tổ chức phi chính phủ thực hiện các chức năng và vai trò của mình đối với các vấn đề xã hội đang hiện hữu trong cộng đồng mà Nhà nước không với tới hoặc thực hiện chưa hiệu quả để trợ giúp kịp
thời các nhóm yếu thế, nhóm bị tổn thương. Bên cạnh đó, các VNGO đang dần đóng vai trò cung cấp các dịch vụ xã hội, phát triển cộng đồng.
Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các nước mở rộng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương, hợp tác đi liền với cạnh tranh trong phát triển, quan hệ vừa phụ thuộc vừa tùy thuộc lẫn nhau đang chi phối các mối quan hệ, các lĩnh vực hoạt động đối với tất cả các quốc gia - dân tộc, các Nhà nước, các chính phủ. Các vấn đề toàn cầu đang nổi lên ngày một gay gắt, liên quan đến tất cả các nước, các dân tộc, nhất là những vấn đề xã hội, an ninh, môi trường sống, cộng đồng trách nhiệm giữa các nước, quốc tế, khu vực và toàn thế giới để ngăn chặn những nguy cơ thảm họa toàn cầu, từ chiến tranh đến biến đổi khí hậu, từ nghèo đói, bệnh tật đến xung đột bạo lực và bạo hành. Phát triển an toàn và bền vững đang là mối quan tâm chung của tất cả các nước. Do đó, tất cả các nước đều phải chia sẻ trách nhiệm và tăng cường hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, nỗ lực thực hiện chuỗi giá trị toàn cầu. Và các VNGO góp phần không nhỏ vào quá trình đó.
4.1.2. Phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trên cơ sở nhận thức đúng chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của tổ chức phi chính phủ