Phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trên cơ sở nhận

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong phát triển cộng đồng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) (Trang 139 - 142)

Việt Nam

Về mặt khách quan, mô hình hoạt động và vai trò các VNGO luôn vận động và biến đổi trong mỗi gian đoạn lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động khác nhau. Điểm chung lớn nhất được các nhà nghiên cứu khẳng định về vai trò của các VNGO được biết đến là “lấp khoảng trống" trong sự phát triển nơi mà các tổ chức chính trị, kinh tế trong khu vực Nhà nước và doanh nghiệp không thể làm. Bên cạnh đó, hoạt động của các VNGO là các hoạt động xã hội, hướng tới lợi ích của cộng đồng, không tính tới lợi ích riêng của tổ chức. Cho nên sự hình thành các các VNGO từ những năm 1990 của thế kỷ trước đến nay, chủ yếu hướng đến mục tiêu phát triển cộng đồng, đặc biệt là hỗ trợ các nhóm yếu thế và các cộng đồng gặp khó khăn và vận động chính sách.

Thực tế nhiều năm hình thành và phát triển, các VNGO đã chứng minh vai trò rất quan trọng đối với Nhà nước ở chỗ, các VNGO đồng hành, chia sẻ trách nhiệm với

Nhà nước, tham gia trong việc tổ chức đời sống của các cộng đồng dân cư, chủ động phối hợp với Nhà nước, hỗ trợ Nhà nước để giải quyết các vấn đề dân sinh mà cuộc sống hàng ngày của người dân đặt ra. Thực hiện quá trình phát triển cộng đồng, các VNGO tham gia vào các lĩnh vực của đời sống: môi trường, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác qua đó thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội, nâng cao dân trí và cải thiện điều kiện sống của nhân dân.

Với bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp, nơi đoàn kết tập hợp nhiều chuyên gia đa ngành, đa lĩnh vực, tâm huyết với vấn đề phát triển cộng đồng, các VNGO thường giải quyết các vấn đề một cách nhanh hơn, có hiệu quả thiết thực hơn, đem lại lợi ích thường nhật từ phía người dân được tốt hơn, khắc phục được tình trạng quan liêu qua các tầng nấc, bộ máy, công việc, các thủ tục quản lý hành chính, tránh được cả lãng phí, hình thức. Với sự chủ động và linh hoạt của các tổ chức phi chính phủ góp phần cải cách các thủ tục hành chính quan liêu của Nhà nước.

Bên cạnh đó, các VNGO có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận, huy động được các nguồn lực từ phía người dân, lại cùng với dân thỏa thuận, cùng với dân tự quản trong mọi hoạt động và gây dựng các phong trào phát triển cộng đồng. Nếu theo đúng thủ tục hành chính hay phải thông qua các cấp độ của quản lý hành chính bốn cấp như hiện nay thì mọi việc mà Nhà nước triển khai sẽ chậm và sẽ muộn. Các VNGO với bộ máy linh hoạt, hoạt động trên nguyên tắc tự chủ tự quản nên trong mọi hoạt động có thể giảm thiểu đáng kể những việc mà Nhà nước không cần phải tham gia một cách thái quá mà vẫn không đáp ứng kịp thời được nhu cầu xã hội.

Một trong những điểm quan trọng là cùng với chức năng, nhiệm vụ của mình, các tổ chức phi chính phủ tập trung vào việc tập hợp được trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân dân, khai thác và phát huy nguồn vốn quý từ tri thức bản địa, đề xuất các sáng kiến cải tạo thực tiễn, tham gia tư vấn, phản biện đối với chính sách, pháp luật Nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy công quyền và hành vi công chức, giúp cho Nhà nước phòng tránh được nguy cơ lộng quyền, lạm quyền, vi phạm quyền dân chủ, làm chủ của dân, tức là nguy cơ tha hóa quyền lực. Tổ chức phi chính phủ không những là cơ sở xã hội, thực tiễn của Nhà nước, của chế độ chính trị nói chung mà còn

là địa bàn cung cấp thông tin, nguồn nhân lực bổ sung cho Nhà nước, làm cho Nhà nước mạnh theo hướng pháp quyền – Dân chủ và Nhân văn.

Một chức năng, vai trò xã hội nổi bật khác của các VNGO là: Liên kết cộng đồng, tạo vốn xã hội, góp sức cho các hoạt động chuyển giao khoa học, công nghệ, nhân đạo, từ thiện. Đây là chức năng xã hội nổi bật, đòi hỏi phải chú trọng nội dung hoạt động hoạt động sao cho phong phú, đa dạng, duy trì thường xuyên, tạo thành các phong trào xã hội như vận động, giáo dục, tuyên truyền, thi đua đưa khoa học và công nghệ vào đời sống. Hoạt động tạo ra nhu cầu liên kết và củng cố bền chặt sự liên kết đó trên nền tảng của việc chia sẻ nguồn lực và tiến bộ của khoa học và công nghệ. Hoạt động đòi hỏi phải huy động nguồn vốn, nhất là vốn con người, sự liên kết rộng lớn giữa các khu vực nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân, trong nước và quốc tế, với tất cả năng lực, sáng kiến, hành động tích cực chủ động, sáng tạo của tất cả các nhóm xã hội.

Chức năng, vai trò xây dựng, giám sát, phản biện xã hội và vận động chính sách, là một chức năng nhiệm vụ quan trọng, thể hiện vai trò tham chính của tổ chức và người dân. Từ những nguồn vốn về kinh nghiệm, mô hình thực tiễn, sự liên kết, chia sẻ, khai thác các nguồn lực xã hội, từ đó các VNGO, các cộng đồng xã hội sẽ có dịp đúc kết kinh nghiệm, đưa ra các mô hình phát triển tiêu biểu để tham gia vào thực hiện các chiến lược, chương trình, chính sách, bổ sung các nguồn tri thức thực tiễn phong phú cho việc xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững, nhất là kết hợp hài hòa các yếu tố phát triển kinh tế với đạo đức, văn hóa, xã hội, môi trường. Thực hiện chức năng, vai trò giám sát và phản biện chính sách đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ luật pháp, phải nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng chính trị cho cán bộ nghiên cứu, phát triển. Đây là vấn đề cốt lõi, nhất là dân chủ và thực hành dân chủ, đề cao tiếng nói đánh giá, kiến nghị của người dân với thể chế, với các chủ thể lãnh đạo, cầm quyền và quản lý. Tập trung nhất là nỗ lực chống tham nhũng, chống lại các biến dạng phản dân chủ.

Chức năng cung ứng dịch vụ công là chức năng xã hội, vừa tự thỏa mãn vừa hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm cho Nhà nước. Sự tham gia của các VNGO trong cung ứng dịch vụ công là một bước tiến mới trong phương thức quản lý nhà nước theo hướng dân chủ hoá và phục vụ đối với các quá trình xã hội nói chung, phát triển xã hội nói

riêng. Ngày nay, phương thức này trở thành một xu hướng mới ở nhiều nước và đã khẳng định vai trò của các VNGO trong sự hợp tác với nhà nước. Các VNGO làm nhiệm vụ huy động các lực lượng xã hội tham gia những công việc xã hội, thể hiện được sức mạnh của nhân dân trong nhiều công việc hết sức khó khăn, mà một mình Chính phủ không thểlàm được như trợ cấp, hỗ trợ thuốc men, lương thực cho các vùng bị thiên tai, xây dựng nhà tình nghĩa cho người nghèo, cho các đối tượng chính sách xã hội, cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp phát học bổng cho học sinh nghèo, nuôi dạy trẻ khuyết tật, xây trường học cho các vùng dân tộc thiểu số…Số tiền mà các các VNGO vận động vào công việc nhân đạo, từ thiện đó chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng ngân sách đầu tư của Nhà nước.

Chức năng ngoại giao nhân dân là “cánh tay” vươn dài của Nhà nước trong quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế. Việc tham gia của các VNGO trong điều kiện hội nhập quốc tế là một đòi hỏi của quá trình toàn cầu hoá, là đòi hỏi của hợp tác và cạnh tranh. Các VNGO có vai trò to lớn trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất trong nước theo các quy tắc quốc tế.

Thực tế cho thấy các VNGO có mối quan hệ thuận lợi trong hợp tác quốc tế và thực hiện đối ngoại nhân dân một cách mềm dẻo và linh hoạt, góp phần cùng ngoại giao của Đảng và Nhà nước thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới. Thông qua việc thực hiện những chức năng nói trên, VNGO làm cho các tổ chức công quyền bớt đi những biểu hiện quan liêu, xa dân, áp đặt quyền lực lên đầu người dân... làm cho quá trình dân chủ hóa và lành mạnh hóa xã hội thu được những kết quả tích cực. Tính chất không vụ lợi hoặc phi lợi nhuận, vì sự tiến bộ và phát triển xã hội của các tổ chức xã hội có tác dụng sâu sắc đến việc giáo dục ý thức công dân, giáo dục đạo đức và lý tưởng cách mạng, ý thức cộng đồng. Việc chia sẻ giữa các VNGO với nhân dân về tài chính và các quyền lợi vật chất - tinh thần đã giúp cho đời sống xã hội ổn định.

4.1.3. Tạo môi trường dân chủ, bình đẳng giữa các các tổ chức phi chính phủ các tổ chức công lập trong việc tiếp cận các chương trình/đề tài/dự án quốc gia và các

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong phát triển cộng đồng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)