Yếu tố chủ quan về tổ chức

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong phát triển cộng đồng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) (Trang 134 - 138)

Bên cạnh sự tác động của yếu tố khách quan thì bản thân tổ chức cũng có những yếu tố chủ quan có thể ảnh hưởng đến các vai trò các VNGO trong phát triển cộng đồng. Điểm thuận lợi trước tiên của các tổ chức phải nói đến đó là lĩnh vực hoạt động của các tổ chức đa dạng, phong phú. Là các các VNGO, tức là hoạt động trong các mảng khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, do vậy lĩnh vực hoạt động của các VNGO khá đa dạng từ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng, nông nghiệp nông thôn, truyền thông, vận động chính sách, bình đẳng giới…do vậy có nhiều tiềm năng tìm kiếm nhiệm vụ phù hợp và kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập được huy động và sử dụng kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau như: Nguồn viện trợ không hoàn lại từ Quốc tế; Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; tài trợ từ doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; phí dịch vụ, hội phí thành viên...

Ngoài ra còn một số yếu tố tích cực của các tổ chức phi chính phủ là nhiều tổ chức có đội ngũ cán bộ quản lý là nhà khoa học, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm nên rất thuận lợi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng và chuyển giao khoa học; đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết, trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ tốt tạo dựng uy tín với các nhà tài trợ trong nước và quốc tế; dễ dàng huy động được nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia

giỏi, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề và tình nguyện tham gia các hoạt động liên quan. Hơn nữa là môi trường làm việc trong các tổ chức khoa học và công nghệ cởi mở, năng động, thông thoáng, Bộ máy tổ chức, quản trị nhân lực gọn, nhẹ; nhiều khoản chi phí có thể giảm nhẹ (chi phí tiền lương, tiền công; chi phí hành chính....)

Bảng 3.23: Đánh giá vềkhó khăn, thuận lợi của tổ chức phi chính phủ

Đơn vị: % tổ chức

Yếu tố Tỷ lệ

Thuận lợi

Đội ngũ lãnh đạo có chuyên môn 78,4

Đội ngũ cán bộ, chuyên gia có kiến thức, trình độ,

chuyên nghiệp 75,3

Tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động 73,0

Cơ chế quản lý, tự chủ tốt 70,3 Sử dụng kinh phí minh bạch, hiệu quả 67,4 Đảm bảo dân chủ, công bằng 61,3 Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc tốt 45,0 Thích ứng với xu thế thịtrường 47,7 Học tập kinh nghiệm quốc tế 43,8 Khó khăn

Thiếu kinh phí tài trợ 78,1 Khó tiếp cận với các chương trình/dựán nhà nước 52,2 Khó tiếp cận nguồn ngân sách Nhà nước 46,7 Thiếu các nguồn lực tài chính chi thường xuyên 38,9 Khó tiếp cận với ngân sách 36,2 Khó tiếp cận với tài trợ doanh nghiệp 35,2

Chưa có cơ chế tiếp cận, chuyển giao dịch vụ công 29,1 Khó tiếp cận các tài trợ quốc tế 28,9

Nguồn: Tác giả tách và xử lý trên bộ số liệu điều tra đề tài KX01.32/16-20

Theo số liệu bảng 3.23, những yếu tốđược xem như điểm mạnh/thuận lợi nhất là: phần lớn có đội ngũ lãnh đạo tổ chức có chuyên môn (78,4%), năng lực đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên nghiệp (75,3%) và tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động phát triển cộng đồng (73%), có cơ chế quản lý, tự chủ tốt (70.3%).

Bên cạnh đó các yếu tố về cách thức làm việc tại các tổ chức cũng góp phần tạo nên thành công của tổ chức như là việc sử dụng minh bạch và hiệu quả về tài chính (67,4%), đảm bảo công bằng, dân chủ trong tổ chức (61,3%), Ngoài ra các yếu tố về điều kiện làm việc, cơ sở vật chất; tinh thần cầu thị học hỏi kinh nghiệm quốc tế, và độ nhanh nhậy thích ứng với xu thế thị trường cũng là một số yếu tố thuận lợi điểm mạnh của các tổ chức tuy nhiên tỷ lệ có được các yếu tố này chưa thực sự cao (chưa đến 50%). Song song với các thuận lợi của các tổ chức là các khó khăn/hạn chế mà các tổ chức luôn gặp phải. Vấn đềkhó khăn mà các tổ chức phi chính phủ hiện nay đang gặp phải nhiều nhất đó chính là việc tiếp cận các nguồn lực tài chính cả trong nước lẫn quốc tế: thiếu kinh phí tài trợ (78,1%), khó tiếp cận vơi các chương trình/dự án Nhà nước (52,2%). Một trong những lý do có thể kể đến của vấn đề này, như đã trình bày ở trên là do bản thân các tổ chức phi chính phủ có sự liên kết hợp tác chưa thực sự hiệu quả với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3:

Trong 5 năm gần đây số lượng các VNGO thuộc VUSTA được thành lập và hoạt động rất lớn và rất phong phú đa dạng về lĩnh vực hoạt động. Các tổ chức này được thành lập và hoạt động với chức năng nhiệm vụ theo Luật Khoa học và công nghệ. Mặc dù có rất nhiều khó khăn, hạn chế về mặt cơ chế chính sách và đặc biệt trong việc tiếp cận các dịch vụ công, các nguồn kinh phí trong và ngoài nước, nhưng với sự năng động cùng những thế mạnh của các VNGO như với bộ máy tinh gọn, kết nối các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực trong và ngoài nước, các VNGO hiện nay đang có những vai trò quan trọng, đáng ghi nhận trong phát triển cộng đồng thông qua các hoạt động thực tiễn gắn với các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức:

(1) Vai trò vê xây dựng, phát triển nội lực của tổ chức: các tổ chức luôn chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh của tổ chức bằng cách phát huy nội lực của tổ chức về đội ngũ lãnh đạo, cán bộ với trình độ và năng lực chuyên môn phù hợp, các cơ sở vật chất của tổ chức,…

(2) Vai trò nghiên cứu, triển khai các dự án phát triển cộng đồng. Các đề tài/dự án các VNGO đã và đang thực hiện rất phong phú và đa dạng, đa dạng về các lĩnh vực

của dự án, đa dạng về kinh phí thực hiện, đa dạng về thời gian thực hiện, về phạm vi thực hiện dự án, nguồn tài trợ, đối tác của các dự án, đối tượng hưởng lợi,…

(3) Vai trò tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến kiến thức nâng cao năng lực cộng đồng với các hình thức cũng rất phong phú: các khóa đào tạo ngắn/dài ngày, các lớp tập huấn trực tiếp, tờ rơi, sách, sổ tay hướng dẫn, phát thanh thôn/xã, website, diễn đàn,... thông tin tới cho cộng đồng các kiến thức, kỹ năng về chương trình/dự án nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng.

(4) Vai trò kết nối, hợp tác và huy động nguồn lực xã hội. Bao gồm cả nguồn lực tài chính, vật chất, công nghệ, trí tuệ, nhân lực, các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức… trong và ngoài nước với các nội dung phối hợp rất đa dạng trên tất cả các lĩnh vực hướng tới mục tiêu phát triển cộng đồng bền vững.

(5) Vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội và vận động chính sách. Các VNGO đã tham gia đóng góp ý kiến cho nhiều chủ trương, chính sách, dự thảo văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhiều dự án đầu tư trọng điểm của Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới xã hội. Tuy nhiên thực tế hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội mang tính chuyên nghiệp gần như chưa được các tổ chức thực hiện.

Năm vai trò trên đây của các VNGO thường được thực hiện đồng thời và xuyên suốt trong mỗi dự án. Từ lập kế hoạch, xây dựng dự án, huy động tài trợ và đồng thời huy động sự tham gia của các cơ quan Bộ, ngành, các chuyên gia/nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai dự án, đến việc huy động sự tham gia của cộng đồng, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, trao quyền cho cộng đồng và cuối cùng là kiến nghị, vận động thay đổi chính sách. Tuy nhiên các vai trò này cũng có thể thực hiện đơn lẻ tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng dự án.

CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC VNGO TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong phát triển cộng đồng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)