dịch vụ công
vực của đời sống để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu và động lực của Đổi mới. Từ thực tiễn nước ta cho thấy, việc thực hành dân chủ rộng rãi là vấn đề them chốt đế giải quyết mọi khó khăn, vì dân chủ chính là động lực của tiến bộ và phát triến. Thực hiện dân chủ hóa toàn dân tạo môi trường bình đẳng cho mọi cá nhân và tổ chức có thể tham gia giám sát, phản biện các vấn đề xã hội, phát hiện các sai phạm làm trong sạch Đảng, chính quyền về Nhà nước.
Hiện nay, Việt Nam ngày càng hướng tới việc xã hội hóa các dịch vụ công để giảm gánh nặng cho Nhà nước. Việc phá bỏ sự độc quyền của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ công, mở cửa và huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho xã hội mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Khi xã hội hóa dịch vụ công bộ máy nhà nước sẽ rút dần ra khỏi lĩnh vực dịch vụ công không cần thiết, thu gọn bộ máy quản lý nhà nước theo đúng chức năng cốt lõi. Bộ máy nhà nước chỉ tập trung vào công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế - vấn đề đang là ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Bên cạnh đó, xã hội hóa dịch vụ công góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp/VNGO và người dân được thụ hưởng các dịch vụ công có chất lượng cao, qua đó góp phần tăng sức cạnh tranh của ngành dịch vụ, các đơn vị ngoài công lập và nền kinh tế Việt Nam. Do đó, để đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công góp phần huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội từ khu vực phi chính phủ/tư nhân đầu tư vào dịch vụ công. Đồng thời, góp phần thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp/các tổ chức phi chính phủ, tạo cơ hội để các đơn vị/tổ chức này được tham gia bình đẳng khi đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ công…
Ngoài ra, việc tạo môi trường dân chủ hóa, cạnh tranh công bằng trong vấn đề tiếp cận các dịch vụ công vừa giúp cho chất lượng dịch vụ đạt hiệu quả cao nhất (vì sự cạnh tranh giữa các VNGO và doanh nghiệp. Nếu tổ chức này làm không hiệu quả sẽ bị thay thế bẳng một đơn vị khác) đồng thời cũng sẽ làm giảm các tệ nạn tham nhũng, thất thoát tài sản công của Nhà nước.
Đồng thời khi Nhà nước tạo môi trường dân chủ, cạnh tranh bình đẳng sẽ thu hút sự quan tâm và tham gia của các nguồn lực, các tổ chức quốc tế vào Việt Nam.
Hiện nay nguồn lực tài trợ của các INGO cho các dự án phát triển cộng đồng tại Việt Nam là rất lớn mà hầu hết các nguồn tài trợ đó có sự kết nối và thực hiện bởi các VNGO. Đó là sự chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng rất lớn đối với Nhà nước.
4.1.4. Tạo môi trường, không gian thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ Việt Nam thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển cộng đồng bền vững