Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong phát triển cộng đồng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) (Trang 130 - 134)

Sự thành công của các hoạt động hay các chương trình/dự án phát triển cộng đồng, cũng như việc thực hiện tốt các vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các VNGO phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngoài như hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, các biện pháp thực thi của cơ quan quản lý… và các

yếu tố chủ quan từ chính các tổ chức phi chính phủ như năng lực, kinh nghiệm, kinh phí, điều kiện làm việc,…

Về các yếu tố khách quan cũng là những điểm mạnh, yếu tố thuận lợi tạo nên sự thành công trong các chương trinh/dự án phát triển cộng đồng của các tổ chức.

Đơn vị % tổ chức

Biểu đồ 3.11: Những yếu tốtác động thuận lợi cho hoạt động tổ chức

Nguồn: Tác giả tách và xử lý trên bộ số liệu điều tra đề tài KX01.32/16-20

Theo số liệu biểu đồ 3.11, yếu tốđược xem là quan trọng nhất và tác động nhiều nhất là có được sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng (65,2%), tiếp sau đó là các yếu tố về mặt cơ chế chính sách như: được các cơ quan quản lý trực tiếp tạo điều kiện (46,8%), được sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, ngành, địa phương (46,1%), các đóng góp của các tổ chức được xã hội ghi nhận (44,1%) và sau cùng là các chủ trương, chính sách tích cực của Đảng và Nhà nước (38,7%).

Bên cạnh những thuận lợi của các tổ chức thì các tổ chức cũng gặp rất nhiều những khó khăn/hạn chế do các yếu tố khách quan. Theo biểu 3.12, khó khăn lớn nhất là khó tiếp cận với các nhà tài trợ và thiếu kinh phí (78,1%), thiếu các dự án, việc làm (43,8%). Hiện nay các VNGO đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn tài trợ nước ngoài cũng như nguồn ngân sách Nhà nước.

Mặc dù quan điểm của Nhà nước ta có hỗ trợ chuyển giao các dịch vụ công cho các tổ chức/đơn vị ngoài Nhà nước khi có điều kiện và được gắn với các nhiệm vụ của Nhà nước. Cụ thể thông qua các văn bản: Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/1/2003 và Thông tư số 123/2003/TT-BTC ngày 16/12/2003 hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ Nhà nước. Nhưng việc 65,2 46,8

46,1 44,1 38,7

Ủng hộ, tham gia của cộng đồng Cơ quan quản lý tạo điều kiện Sự quan tâm, hỗ trợ Bộ, ngành, địa phương Sự ghi nhận của xã hội Chính sách tích cực của Đảng và Nhà nước

chi ngân sách của các Bộ, ngành đã được lập kế hoạch và chủ yếu giao cho các cơ quan Nhà nước, các tổ chức VNGO hầu như không có cơ hội được tham gia vào khâu lập kế hoạch. Các VNGO hiện nay chỉ có thể tiếp cận với nguồn ngân sách Nhà nước thông qua các chương trình/dự án đầu thầu công khai. Mà không phải dự án đấu thầu nào các tổ chức VNGO cũng có thể tiếp cận được vì năng lực của các VNGO và khảnăng nắm bắt và tiếp cận được thông tin đấu thầu.

Đơn vị % tổ chức

Bảng 3.12: Những yếu tốtác động gây khó khăn cho hoạt động tổ chức

Nguồn: Tác giả tách và xử lý trên bộ số liệu điều tra đề tài KX01.32/16-20

Ngoài ra việc khó khăn trong việc tiếp nhận nguồn lực ngân sách nhà nước bởi: Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho những tổ chức là các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, hội đặc thù, hoặc hội và hiệp hội có gắn kết nhất định với nhà nước; chưa có chính sách, cơ chế giao việc thực hiện dịch vụ công trực tiếp cho các VNGO, do vậy khó có thể khai thác được nguồn kinh phí từ hoạt động này. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc tiếp cận vốn hoạt động vì tổ chức ngoài công lập không được ghi nhận là một tổ chức có chức năng nhận tài trợ, do vậy doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ chi phí khi tính thuế nếu tài trợ cho các tổ chức này.

Ngoài ra, các VNGO hiện nay rất khó khăn tiếp cận nguồn viện trợ quốc tế do: Nguồn kinh phí từ tài trợ nước ngoài, quốc tế đang bị cắt giảm mạnh và đang gặp rất nhiều thách thức để duy trì và mở rộng nguồn lực cho các hoạt động/dự án hỗ trợ phát triển, xóa đói giảm nghèo. Mặt khác thời gian, thủ tục phê duyệt dự án chậm, phức tạp, kéo dài, thiếu minh bạch dẫn tới mất cơ hội gây lãng phí và làm nản lòng nhà tài trợ, 78,1 43,8 37,1 27 26,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Thiếu kinh phí, tài trợ Thiếu dự án, việc làm Chưa được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các

bộ/ngành/địa phương

Nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án

các tổ chức nhận viện trợ mất quá nhiều thời gian chờ đợi, thậm chí mất cơ hội nếu thời gian thực hiện dự án ngắn.

Hộp 4: Một sốvăn bản, chính sách của Nhà nước khiến các VNGO gặp khó khăn

trong việc nhận viện trợnước ngoài

 Với Nghịđịnh 56/2020/ NĐ- CP ngày 25/5/2020 :

- Hạn chế quyền tiếp nhận viện trợ ODA của các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ

- Thủ tục giải ngân các dự án ODA khá phức tạp, thông qua kho bạc nhà nước; những dự án triển khai trên nhiều địa bàn sẽ gặp khó khăn và nguy cơ chậm tiến độ.

 Với Nghịđịnh 80/ 2020/ NĐ- CP ngày 08/7/2020:

Quy định bắt buộc phải xin ý kiến 4-5 bộ ngành (BộKH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, một số trường hợp cần thêm VUFO). Nguy cơ kéo dài thời gian phê duyệt và có thể mất dựán (đối với dự án có thời gian thực hiện ngắn chẳng hạn như 6 tháng).

 Theo Quyết định 06/2020/ QĐ- CP, ngày 21 tháng 2 năm 2020:

- Quy định tất các các hội thảo, hội nghị có yếu tốnước ngoài đều phải xin phép không kể quy mô lớn nhỏ. Đơn vịđã phải xin phép phê duyệt dựán, sau đó lại tiếp tục xin phép cho từng hoạt động nếu đó là Hội thảo, hội nghị Với quy định này: Gây phiền hà, tốn kém thời gian của cảhai phía là cơ quan quản lý nhà nước và các TCXH; đi ngược lại với cải cách hành chính, làm chậm tiến độ triển khai dự án

Nguồn: Ban Hợp tác quốc tế - VUSTA

Một vấn đề khó khăn khác về chính sách đó là hiện nay chưa có đầy đủ các văn bản pháp lý cho nên trong quá trình hoạt động các VNGO gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là chính sách thuế. Hiện nay vẫn chưa có quy định về thuế cho các VNGO, điều này dẫn đến thực trạng cơ quan thuế ở mỗi tỉnh, quận, huyện hướng dẫn thiếu nhất quán và không có cơ sở pháp lý để hướng dẫn nên thường các VNGO được cấp mã số thuế như một doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc đơn vị sẽ phải chịu chính sách thuế như một doanh nghiệp, trong khi rất nhiều đơn vị hoạt động mang tính chất phi lợi nhuận đặc biệt là các tổ chức làm về phát triển cộng đồng.

Bên cạnh đó, chính sách thuế chưa rõ ràng và thường xuyên thay đổi, cơ quan thuế tư vấn không thống nhất, văn bản hướng dẫn không có. Các tổ chức hiện nay đang báo cáo thuếnhư 1 doanh nghiệp nhưng không được chia lợi nhuận như doanh nghiệp.

Chưa có chính sách hỗ trợ thuế cho các các VNGO hoạt động chủ yếu vì cộng đồng và sự phát triển xã hội. Chưa có miễn giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động nghiên cứu khoa học, cống hiến cho sự phát triển xã hội, thù lao nhận được chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Các các VNGO đang làm báo cáo cho cơ quan thuế như một doanh nghiệp có thu, lợi nhuận trong khi hoạt động của các tổ chức là phi lợi nhuận.

Ngoài ra trong quá trình hoạt động, triển khai các dự án phát triển tại đồng các tổ chức chưa thực sự nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các bộ/ngành/chính quyền địa phương (37,1%). Đặc biệt là đối với các dự án ODA, các tổ chức còn gặp khó khăn trong vấn đề các thủ tục hành chính. Đây cũng là rào cản trong việc tiếp cận và triển khai các dự án có nguồn vốn có yếu tố nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong phát triển cộng đồng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) (Trang 130 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)