Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ. (Trang 27 - 34)

Trong công tác quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lường RRTD nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở các mức độ khác nhau. Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD. Các mô hình này rất đa dạng bao gồm cả định lượng và định tính. Một số mô hình phổ biến sau:

1.3.4.1.Mô hình định tính - Mô hình 6C

Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố sau:

- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng …

- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào qui định luật pháp của quốc gia. Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

-Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán … Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.

dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ.

- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

1.3.4.2.Mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng mô hình định lượng để lượng hóa được rủi ro và dự báo những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng. Các mô hình thường được sử dụng là:

a. Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

RRTD hay rủi ro không hoàn được vốn thường được thể hiện bằng việc xếp hạng tín nhiệm. Những đánh giá này được chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.

Bảng 1.1: Xếp hạng Moody’s và Standard & Poor’s

Xếp hạng Tình trạng

Moody’s

Aaa Chất lượng cao nhất

Aa Chất lượng cao

A Chất lượng vừa cao hơn

Baa Chất lượng vừa

Ba Nhiều yếu tố đầu cơ

B Đầu cơ

Caa Chất lượng kém

C Chất lượng kém nhất

Standard & Poor’s

AAA Chất lượng cao nhất

AA Chất lượng cao

A Chất lượng vừa cao hơn

BBB Chất lượng vừa

BB Chất lượng vừa thấp hơn

B Đầu cơ

CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao

C Trái phiếu có lợi nhuận

DDD-D Không hoàn được vốn

Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor’s thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, Khoản vay 4 loại đầu được xem như loại nên đầu tư, còn các khoản vay bên dưới được khuyến cáo là không nên đầu tư. Nhưng do có mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng chấp nhận cho vay các khách hàng này.

Tóm lại, ngân hàng đánh giá xác suất rủi ro của người vay, từ đó định giá các khoản vay. Việc này phụ thuộc vào quy mô của khoản vay và chi phí thu thập thông tin. Các yếu tố liên quan đến quyết định cho vay của ngân bao gồm:

Các yếu tố liên quan đến người vay

- Uy tín trả nợ: được thể hiện qua lịch sử trả nợ của khách hàng, nếu trong suốt quá trình vay, khách hàng luôn trả nợ đúng hạn sẽ tạo được lòng tin với ngân hàng.

có. Nếu tỷ lệ này càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn.

- Mức độ biến động của thu nhập: thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của người vay, vì vậy thu nhập ổn định thường xuyên lâu dài sẽ hấp dẫn các ngân hàng hơn.

- Tài sản đảm bảo: là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vay nào nhằm khuyến khích sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời nâng cao trách nhiệm của người vay trong việc trả nợ cho ngân hàng.

Các yếu tố liên quan đến thị trường

- Chu kỳ kinh tế: chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của KH vay nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Do đó, NH cần xem xét mối quan hệ giữa 2 chủ thể trên để xem xét cho vay vào những điểm thích hợp, ít rủi ro nhất thời.

- Mức lãi suất: mức lãi suất càng cao thường gắn với mức độ rủi ro cao.

b. Mô hình điểm số Z có kỹ thuật đo

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Sau đây là những hạng mục và điểm thường được sử dụng ở các ngân hàng Mỹ:

Bảng 1.2: Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số

1

Nghề nghiệp của người vay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10

- Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao) 8

- Nhân viên văn phòng 7

- Sinh viên 5

- Công nhân bán thất nghiệp 2

2

Trạng thái nhà ở

- Nhà riêng 6

- Nhà thuê hay căn hộ 4

- Sống cùng bạn hay người thân 2

3 Xếp hạng tín dụng - Tốt 10 - Trung bình 5 - Không có hồ sơ 2 - Tồi 0 4

Kinh nghiệm nghề nghiệp

- Nhiều hơn một năm 5

- Từ một năm trở xuống 2

5

Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

- Nhiều hơn một năm 2

- Từ một năm trở xuống 1 6 Điện thoại cố định - Có 2 - Không có 0 7 Số người sống cùng (phụ thuộc) - Không 3 - Một 3 - Hai 4

- Ba 4

- Nhiều hơn ba 2

8

Các tài khoản tại NH

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc 4

- Chỉ tài khoản tiết kiệm 3

- Chỉ tài khoản phát hành séc 2

- Không có 0

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm như sau:

Tổng số điểm của khách hàng Quyết định tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

29 – 30 điểm Cho vay đến 500 USD

31 – 33 điểm Cho vay đến 1.000 USD

34 – 36 điểm Cho vay đến 2.500 USD

37 – 38 điểm Cho vay đến 3.500 USD

39 – 40 điểm Cho vay đến 5.000 USD

41 –43 điểm Cho vay đến 8.000 USD

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng mang tính khách quan hơn, không tùy thuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng, rút ngắn thời gian ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi hàng ngày của nền kinh tế – xã hội.

Để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, người ta thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ.

- Hệ số nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn (Nợ nhóm 2, 3, 4 và 5)

Theo đó, tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ *100%

- Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ (Nợ nhóm 3, 4 và 5)

Theo đó, Tỷ lệ nợ xấu= Dư nợ xấu/Tổng dư nợ *100%

- Phân loại nợ:

Theo quy định của NHNN thì TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm sau:

Nhóm nợ Tỷ lệ dự

phòng

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5%

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 50%

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 100%

Bên cạnh đó, quy định cũng nêu rõ, thời gian thử thách để chuyển khoản vay quá hạn về trong hạn là 6 tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Khi ngân hàng cho vay hợp vốn không phải với vai trò là ngân hàng đầu mối, ngân hàng khi thực hiện phân loại các khoản nợ (bao gồm

cả khoản vay hợp vốn) của ngân hàng đó vào nhóm rủi ro cao hơn giữa đánh giá của ngân hàng đầu mối và đánh giá của ngân hàng.

Trích lập dự phòng rủi ro: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 thay thế Quyết định số 493 về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, trên cơ sở phân loại các khoản nợ theo 5 nhóm các ngân hàng phải trích lập dự phòng cụ thể để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, đồng thời trích lập dự phòng chung với tỷ lệ 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định. Tuy nhiên việc phân loại nợ phải được NHNN chấp thuận và phải dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ có xem xét đến đặc điểm hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ từng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ. (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)