Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây (2014-2019)

Một phần của tài liệu Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ. (Trang 41 - 82)

Các chỉ số tài chính cơ bản về tài chính, kết quả kinh doanh và an toàn vốn của VIB giai đoạn 2014 – 2019:

Bảng 2.1: Chỉ số tài chính, kết quả kinh doanh và an toàn vốn của VIB giai đoạn 2014-2019

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Số liệu trên báo cáo Tỷ lệ tăng trưởng

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2013 - 2014 2016 - 2015 2017 - 2016 2018 - 2017 2019 - 2014 Tổng tài sản 80.661 84.309 104.51 7 123.159 139.166 184.531 5% 24% 18% 13% 33% Vốn điều lệ 4.250 4.845 5.644 5.644 7.835 9.245 14% 17% 0% 39% 18% Vốn tự có 8.430 8.542 8.777 8.783 10.668 13.430 1% 3% 0% 21% 26% Tổng vốn huy động (*) 68.813 71.004 92.523 102.073 124.415 166.737 3% 30% 10% 22% 34% Dư nợ cho vay

Khách hàng 38.179 47.777 60.180 79.864 96.831 130.339 25% 26% 33% 21% 35% Lợi nhuận sau

thuế 523 521 562 1.124 2.194 3.266 8% 100% 95% 49% 8%

ROE 6,2% 6,1% 6,4% 12,8% 31% 16%

ROA 0,6% 0,6% 0,5% 0,9% 2,3% 1,2%

CAR (Hợp

nhất) 17,71 18,04% 13,25% 13,07% 10,00% 9,66%

(*) Tổng vốn huy động bao gồm vay các TCTD khác, giấy tờ có giá và tiền gửi của khách hàng. Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của VIB đã được kiểm toán năm 2014-2019

Các dữ liệu trong giai đoạn vừa qua của VIB cho thấy:

Về tăng trưởng tổng tài sản: Tổng tài sản của VIB liên tục tăng và tăng trưởng mạnh vào năm 2016 – 2019 với tăng trưởng bình quân từ 15%-30%. Đến 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của VIB đã đạt mức 184 nghìn tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với cuối năm 2014. Yếu tố chính đóng góp vào quy mô tổng tài sản trong các năm qua làviệc tăng trưởng tín dụng với tốc độ cao của danh mục KHCN và các khoản đầu tư vào trái phiếu chính phủ để tạo ra vùng đệm an toàn cho thanh khoản.

Về tăng trưởng vốn chủ sở hữu: Từ 2014 đến 2019, vốn chủ sở hữu của VIB gia tăng qua từng năm, với 2 lần tăng vốn điều lệ trong năm 2015 và 2016, vốn chủ sở hữu của VIB đến 31/12/2017 đạt 8.783 tỷ đồng; và 2 lần tăng vốn trong năm 2018 và 2019, tính đến 31/12/2019, vốn điều lệ của VIB là 9.245 tỷ

đồng tăng hơn 2 lần so với năm 2014.

Về tăng trưởng vốn huy động: Tổng nguồn vốn huy động của VIB tăng trưởng đều đặn hàng năm trong đó tăng nhanh giai đoạn 2017-2019.

Về tăng trưởng tín dụng và quản trị chất lượng tín dụng: Tăng trưởng tín dụng của VIB “đi ngang” trong giai đoạn từ 2012 đến 2014 với tỷ lệ tăng trường thấp từ 4% - 8% nhưng bắt đầu có sự đột phá từ 2015. Giai đoạn 2015 - 2017, sau khi hoàn thành việc tái cấu trúc danh mục tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị chặt chẽ, VIB đã đạt những mốc tăng trưởng đáng kể, trong đó dư nợ cho vay Khách hàng cá nhân tại thời điểm 31/12/2017 đạt 50.257 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63% tổng dư nợ cho vay Khách hàng, trong khi chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao (tỷ lệ nợ xấu đối với KHCN luôn ở mức dưới 0.9% trong 3 năm liên tục 2015-2017). VIB tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục từ 21% đến gần 35% trong giai đoạn từ 2017 đến 2019.

Lợi nhuận sau thuế: Diễn biến lợi nhuận cho thấy sự nhất quán trong khẩu vị rủi ro của VIB, tốc độ tăng trưởng tín dụng, mức trích lập dự phòng cụ thể cũng như hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Trong giai đoạn thắt chặt tín dụng, lợi nhuận sau thuế chỉ duy trì ở mức vừa phải (khoảng 522 tỷ), lợi nhuận bắt đầu gia tăng năm 2016 và tăng đột biến năm 2017 (đạt 1.124 tỷ đồng). Sang giai đoạn 2018, VIB tiếp tục duy trì mức lợi nhuận sau thuế tăng gần gấp đôi trong năm 2018 lên 2.194 tỷ dồng và

3.266 tỷ đồng trong năm 2019 (tăng 50% so với năm 2018).

ROE và ROA: Với những phân tích về diễn biến của lợi nhuận nêu trên, các chỉ số liên quan đến hiệu quả kinh doanh trên vốn chủ sở hữu và tổng tài sản ở mức thấp trong giai đoạn 2015 – 2016 là phù hợp với thực trạng của Ngân hàng. Các chỉsố này được cải thiện đáng kể vào năm 2017 và tiếp tục duy trì ở mức cao trong những năm tiếp theo 2018-2019.

Hệ số an toàn vốn (CAR): Trong suốt giai đoạn 2012 – 2015, hệ số CAR duy trì ở mức rất cao (18% - 19%). Tới thời điểm 31/12/2017, CAR của VIB là 13,07%, mặc dù giảm mạnh so với giai đoạn trước đó do tốc độ tăng trưởng kinh doanh nhưng vẫn ở ngưỡng cao so với quy định. Sang giai đoạn 2018-2019, là một trong hai ngân hàng đầu tiên được NHNN cho phép áp dụng Thông tư

41/2016/TT-NHNN từ ngày 01/01/2019 (trước 01 năm so với quy định), VIB luôn đảm bảo tỷ lệ CAR trên mức quy định tối thiểu của NHNN. Tại 31/12/2019, CAR của VIB là 9,66%.

Dưới đây là dữ liệu cụ thể về nợ xấu, nợ quá hạn tổng thể của VIB trong giai đoạn 2015 – 2019:

Bảng 2.2: Nợ xấu, nợ quá hạn tổng thể của VIB giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Dư nợ cho vay Khách hàng

2015 2016 2017 2018 2019 Tổng dư nợ 47.777.031 60.179.583 79.864.219 96.831.709 132.801.608 1 Phân loại nhóm nợ Nhóm 1 46.270.140 58.180.238 77.412.680 93.356.630 128.906.448 Nhóm 2 517.716 449.626 464.856 1.216.044 1.444.550 Nhóm 3 135.250 40.543 53.746 218.888 349.695 Nhóm 4 98.039 167.933 62.921 232.919 352.441 Nhóm 5 755.887 1.341.243 1.870.016 1.807.228 1.748.474 2 Tỷ lệ nợ xấu 2,07% 2,58% 2,49% 2,3% 1,8%

Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của VIB

Thống kê số liệu cho thấy VIB luôn kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, phần lớn những khoản nợ này phát sinh từ trước 2012, đã được trích lập dự phòng cụ thể đầy đủ. Điểm lưu ý, tại thời điểm 30/06/2018, VIB đã mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC và vẫn đang kiểm soát tốt lỷ lệ nợ xấu theo đúng yêu cầu của NHNN.

2.1.4.Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

2.1.4.1.Quy trình cho vay khách hàng

Quy trình cấp tín dụng tại VIB được thiết kế như hình sau:

Hình 2.2: Quy trình cấp tín dụng

a. Thẩm định tín dụng:

Thẩm định cấp tín dụng cho Khách hàng tại VIB phải đảm bao tối thiểu các nội dung:

 Đánh giá tính đầy đủ về hồ sơ, tình trạng pháp lý của khách hàng, tính khả thi của phương án kinh doanh mà sử dụng vốn;

 Đánh giá khả năng trả nợ từ tình hình tài chính của khách hàng;

 Đánh giá khả năng thu hồi của tài sản bảo đảm với trường hợp cấp tín dụng có tài sản bảo đảm;

 Xác định các yếu tố liên quan đến giới hạn cấp tín dụng theo quy định của NHNN: Người có liên quan của Khách hàng, tổng dư nợ cấp tín dụng cho nhóm khách hàng và người có liên quan;

 Sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của Khách hàng, bao gồm cả xếp hạng tín nhiệm của các TCTD khác từ CIC.

b. Phê duyệt tín dụng:

Để đảm bảo chất lượng phê duyệt tín dụng, phù hợp với các nguyên tắc, điều

Thẩm định tín dụng Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng Phê duyệt tín dụng Quản lý tài sản đảm bảo Quản lý tín dụng Quản lý các khoản tín dụng có vấn để

kiện về quản trị rủi ro tín dụng, VIB đã xây dựng và ban hành các quy định cụ thể liên quan đến thẩm quyền ra quyết định có rủi ro tín dụng, bao gồm:

 Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Điều lệ của VIB, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc...; việc phân quyền phê duyệt cấp tín dụng từ Hội đồng quản trị tới các Ủy ban cấp Tín dụng và Tổng Giám đốc cho các cá nhân có trách nhiệm theo sự phân công của Tổng Giám đốc;

 Nghiên cứu và đưa ra bộ tiêu chí về hạn mức và thẩm quyền phê duyệt các quyết định có rủi ro tín dụng (các tiêu chí định lượng và định tính);

 Quy định cụ thể danh mục thông tin cần thiết, cơ chế đánh giá, kiểm soát làm cơ sở ra quyết định phê duyệt tín dụng theo quy mô, loại hình cấp tín dụng.

c. Quản lý tín dụng:

Theo quy định tại Thông tư 13, quy trình quản lý tín dụng của VIB phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

 Quy định cụ thể về trách nhiệm, thẩm quyền của cá nhân, bộ phận trong việc thiết lập, lưu trữ hồ sơ tín dụng;

 Giải ngân phù hợp với mục đích sử dụng vốn và loại hình cấp tín dụng;

 Giám sát sau cho vay: bao gồm việc kiểm tra sau cho vay; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Khách hàng; kiểm tra việc quản lý tài sản bảo đảm; theo dõi lịch trả nợ, nhắc nợ khi đến hạn và báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền khi Khách hàng có nguy cơ không hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

d. Quản lý các khoản tín dụng có vấn đề:

Một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cấp tín dụng của VIB đó là việc quản lý nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh thông qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ cấp tín dụng. Để thực hiện tốt việc này, quá trình nhận diện sớm các khoản tín dụng, các khách hàng có vấn đề và đề xuất các chiến lược xử lý đóng vai trò then chốt trong quá trình ngăn chặn sự gia tăng của nợ quá hạn, nợ xấu. Trong đó có việc thiết lập “danh sách Khách hàng rủi ro cao – Watch List”.

Để thiết lập danh sách Khách hàng có rủi ro cao, VIB cần có quy định rõ bộ tiêu chí và phương pháp xác định các khoản cấp tín dụng có vấn đề, trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

 Các tiêu chí định lượng: bao gồm nhưng không giới hạn bởi các chỉ số như lịch sử thanh toán nợ vay, số lần phát sinh quá hạn, nhóm nợ tại ngân hàng khác; mức độ, giới hạn suy giảm các chỉ tiêu tài chính, nguồn trả nợ, ....

 Các chỉ tiêu định tính: bao gồm nhưng không giới hạn ở kết quả đánh giá việc tuân thủ các thỏa thuận của Khách hàng theo hợp đồng tín dụng, tác động của rủi ro ngành, cơ chế, chính sách gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Khách hang…

 Các phương pháp cụ thể VIB áp dụng trong quá trình nhận diện sớm rủi ro như giám sát từ xa qua hệ thống dữ liệu hoặc qua kiểm tra trực tiếp Khách hàng.

Ngoài ra, chất lượng quản lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề của VIB còn được thể hiện thông qua việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

 Khả năng của VIB thông qua việc đánh giá khả năng trả nợ của Khách hàng, khả năng thu hồi nợ từ các biện pháp bảo đảm;

 Áp dụng các biện pháp xử lý, cơ cấu lại đối với các khoản tín dụng có vấn đề, kế hoạch thu hồi nợ hiệu quả;

 Việc tăng cường theo dõi, giám sát, thu hồi nợ;

 Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan đến các khoản cấp tín dụng xấu để có biện pháp xử lý phù hợp.

e. Quản lý tài sản bảo đảm

Trong quy trình cấp tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng quản lý rủi ro tín dụng nói chung; không chỉ là lối thoát thứ hai khi Khách hàng mất khả năng thanh toán nợ vay, mà còn là căn cứ để VIB tính toán trích lập dự phòng cụ thể khi Khách hàng phát sinh nợ quá hạn, có ảnh hưởng lớn tới chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng. Do vậy, để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm, Thông tư 13 quy định VIB cần đáp ứng các yêu cầu sau:

 VIB phải xác định cụ thể loại tài sản bảo đảm mà VIB chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật và khẩu vị rủi ro của VIB;

 VIB phải xây dựng phương pháp xác định giá trị tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật để xác định giá trị thị trường, giá trị thu hồi và thời gian phát mại, xử lý của từng loại tài sản; xác định tài sản đảm bảo đủ điều kiện để khấu trừ và tính tỷ lệ khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro;

 Định giá định kỳ hoặc đột xuất theo quy định nội bộ của VIB.

 Quy định cụ thể về việc tiếp nhận, bảo quản an toàn tài sản đảm bảo. Quy định này của NHNN Việt Nam đưa ra yêu cầu khắt khe hơn đối với VIB trong công tác quản lý tài sản bảo đảm; đặc biệt là ngoài yêu cầu về việc xác định giá trị thị trường của tài sản bảo đảm, VIB phải xác định được giá trị thu hồi (giá trị phát mại) và thời gian phát mại tài sản.

f. Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng:

Các báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng là căn cứ quan trọng để VIB quản lý và điều hành hoạt động cấp tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng. Để đảm bảo hiệu quả, hệ thống báo cáo rủi ro tín dụng phải đảm bảo tính toàn diện, tính chính xác và kịp thời theo các tiêu chuẩn của Basel II được cụ thể hóa tại Thông tư 13.

2.1.4.2.Kết quả hoạt động cho vay trong giai đoạn 2015-2019

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay trong giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Cho vay khách hàng cá nhân

2015 2016 2017 2018 2019 Tổng dư nợ cho vay 22.389.49 0 28.328.75 9 50.707.67 5 71.115.623 105.023.766

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của VIB tăng trưởng nhanh qua các năm, đột biến năm 2017 tăng gần gấp đôi so với năm 2016 và tăng trưởng trung bình 50% giai đoạn 2017-2019. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2019, tổng dư nợ

của VIB là 132.801 tỷ đồng, trong đó cho vay đối với các tổ chức kinh tế (TCKT), cá nhân là 129.199 tỷ đồng (chiếm 97,29% tổng nợ), cho vay các TCTD khác là 1.138 tỷ đồng (chiếm 0,86% tổng dư nợ), tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác là 2.463 tỷ đồng (chiếm 1,85%). Xét riêng cho vay đối với cá nhân, hộ kinh doanh đã chiếm 81,29% tổng dư nợ cho vay đối với TCKT, cá nhân tương đương với 105.023 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng cá nhân luôn được kiểm soát ở mức dưới 0,9% trong 5 năm liên tục 2015-2019.

Tăng trưởng tín dụng này phản ánh định hướng của VIB với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam do vậy VIB tập trung tăng trưởng tín dụng chủ yếu cho nhóm khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh.

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi

nhánh Láng Hạ

2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Láng Hạ

Ngân hàng VIB - Chi nhánh Láng Hạ, được thành lập theo quyết định số 1576/2006/QĐ-HĐQT ngày 15/06/2006. Hiện chi nhánh có địa chỉ tại 4A Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Trong hệ thống mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng VIB, VIB chi nhánh Láng Hạ hiện thuộc Vùng Đông Bắc Hà Nội.

Hiện tại, cơ cấu chi nhánh bao gồm 27 cán bộ công nhân viên. Trong đó, gồm 01 giám đốc Vùng phụ trách; 01 giám đốc chi nhánh; 07 cán bộ dịch vụ khách hàng (Gồm 01 trưởng phòng dịch vụ khách hàng, 01 kiểm soát viên và 05 giao dịch viên); 18 cán bộ tín dụng (Bao gồm 02 trưởng phòng và 16 quản lý khách hàng).

2.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Láng Hạ

a. Mô hình tổ chức tại Chi nhánh như sau:

Nguồn: Văn bản về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh VIB Láng Hạ.

Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của VIB chi nhánh Láng Hạ

b. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh bao gồm:

- Trực tiếp nhận tiền gửi tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư;

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng;

Một phần của tài liệu Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ. (Trang 41 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)