Kiến nghị đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ. (Trang 84 - 85)

Với vai trò hoạch định chính sách, Chính phủ không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các NHTM, chẳng hạn như:

- Nâng cao tính minh bạch thông tin của tất cả các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế: Thông qua hoàn thiện quy định áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn... tạo ra một thị trường vĩ mô minh bạch giúp các NHTM nói riêng và các tổ chức kinh tế nói chung có cơ sở phát triển các mô hình tính toán rủi ro, dự báo rủi ro... qua đó các NHTM có thể phát triển an toàn và bền vững.

- Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm: Khi các ngân hàng thương mại thực hiện các biện pháp thu hồi vốn từ xử lý tài sản đảm bảo không gặp vướng mắc và nhanh chóng như:

 Việc thu giữ TSBĐ của các khoản nợ xấu đáp ứng đủ điều kiện để tổ chức tín dụng được quyền thu giữ theo Điều 7.2 Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD ngày 21/6/2017 cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ quan công an cấp phường/xã. Thời

gian qua, Chính phủ và Bộ Công an cũng đã có những chỉ đạo về trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan công an cấp phường/xã trong việc hỗ trợ các TCTD thực hiện thu giữ TSBĐ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp khi VIB tiến hành thu giữ và đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan công an cấp phường/xã nơi có TSBĐ hỗ trợ thì các cơ quan này thường né tránh hoặc chậm trễ, hỗ trợ không hiệu quả, thậm chí thiếu hợp tác trong việc thu giữ TSBĐ.

Cần có Nghị định của Chính Phủ quy định về trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan công an cấp phường/xã; hoặc Thông tư của Bộ Công an, hoặc Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an và NHNN quy định cụ thể về trách nhiệm của công an cấp xã, phường trong việc phối hợp, hỗ trợ các TCTD thu giữ TSBĐ để xử lý nợ xấu và chế tài khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ đó.

 Việc đấu giá TSBĐ do cơ quan thi hành án chủ trì có nhiều vấn đề, dẫn đến hiệu quả của quá trình xử lý nợ và quyền lợi của các tổ chức tín dụng, cụ thể như sau: Đăng Thông báo bán đấu giá vào ngày nghỉ và trên loại báo không thông dụng, khổ đăng nhỏ và nằm khuất, khó mua hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, thông báo chuyển địa điểm bán hồ sơ một cách đột xuất và chuyển đến địa điểm cách xa nhau hàng chục km để khách mua khó tiếp cận, khi có khách thực đến mua hồ sơ thì gây trì hoãn đến hết giờ bán hồ sơ hoặc người mua hồ sơ bị xã hội đen đe dọa, hành hung không cho mua hồ sơ.

Thủ tục bán đấu giá tài sản qua thi hành án cần đảm bảo sự minh bạch, công khai để người mua tài sản có thể dễ dàng tiếp cận được thông tin bán đấu giá, mua được hồ sơ đấu giá và tham gia đấu giá TSBĐ một cách bình thường. Bộ Tư pháp cần ban hành Thông tư hướng dẫn các bước thực hiện, các tiêu chuẩn phải áp dụng trong công tác bán đấu giá tài sản và hồ sơ đấu giá áp dụng riêng cho TSBĐ là các khoản nợ xấu.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ. (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)