Tại Hội sở: VIB cần thực hiện hoàn thiện công tác quản lý đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo về kiểm soát rủi ro tín dụng. Cụ thể, bên cạnh việc tổ chức các khóa đào tạo định kỳ về quy trình nghiệp vụ, VIB cần đẩy mạnh công tác đào tạo về văn hóa kiểm soát thông qua các kênh đào tạo trực tuyến E – Learning. Đồng thời với việc ban hành các quy định bắt buộc cán bộ tín dụng phải hoàn thành trước khi phân công công việc, bổ nhiệm hoặc hưởng các chế độ phúc lợi theo quy định.
Ngoài ra, các bộ phận chuyên môn trong VIB cần thực hiện xây dựng tài liệu hướng dẫn hoặc các khóa đào tạo kiến thức chuyên môn sâu, chuyên đề đào tạo hiệu quả và sát với thực tiễn hơn, để các cán bộ tín dụng có thể áp dụng trên thực tế. Các khóa đạo tạo như: Đào tạo nhận biết tờ tùy thân thật giả, thẩm định tài sản đảm bảo...
Tại chi nhánh Láng Hạ: Ngoài việc phải nâng cao nhận thức cho cán bộ chi nhánh Láng Hạ về kiểm soát tín dụng, về sự cần thiết của kiểm soát tín dụng trong hoạt động của NH, còn phải đào tạo cho họ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ hoạt động này. Từ đó tạo cho họ khả năng chủ động trong kiểm soát đối với các khoản vay phức tạp, khó giám sát, củng cố tinh thần tự giác, chủ động, tính có trách nhiệm trong kiểm soát tín dụng. Các giải pháp đề nghị:
- Giám đốc/Trưởng phòng tín dụng chi nhánh Láng Hạ cần thường xuyên nhắc nhở, lưu ý cán bộ tín dụng về việc kiểm soát tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng.
- Tại cấp chi nhánh, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận về kiểm soát RRTD, nhấn mạnh các sai phạm và hậu quả gặp phải trong toàn hệ thống để phòng tránh. Thảo luận và đưa ra những biện pháp kiểm soát tín dụng linh hoạt nhưng an toàn cho từng trường hợp cụ thể.
-Loại bỏ tâm lý khi cho vay chỉ dựa vào tài sản đảm bảo mà phải thực hiện nguyên tắc: cho vay phải dựa vào sự hiểu biết về KH, có thể kiểm soát được hoạt động tín dụng khi cho vay.