Cho vay là hoạt động chính mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời hoạt động này cũng mang lại nguy cơ rủi ro cao nhất. Do vậy, rủi ro và các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt cho vay là điều quan tâm chủ yếu của các nhà Quản trị ngân hàng cũng như Nhà nước.
Quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.
Phòng ngừa rủi ro là việc ngăn chặn không có các rủi ro có thể xảy ra. Hành động phòng ngừa rủi ro tín dụng xảy ra là hành động của các NHTM nhằm loại bỏ nguyên nhân của rủi ro tín dụng tiềm ẩn hoặc các tình huống không mong muốn rủi ro tín dụng khác. Hạn chế rủi ro là hành động của NHTM khi các NHTM đã chấp nhận rủi ro tín dụng và quyết định cho vay khách hàng, tuy nhiên các NHTM vẫn tiếp tục thực hiện các hành động nhằm đưa rủi ro tín dụng về mức thấp nhất có thể.
- Tối đa hóa lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro bằng cách duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi các tham số có thể chấp nhận được.
- Hoạch định phương hướng, kế hoạch phòng chống rủi ro. Dự đoán rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân và hậu quả ra sao,… Đồng thời, tổ chức phòng chống rủi ro một cách khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể đạt được.
-Xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc
- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện giao dịch, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro.