Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ. (Trang 85 - 89)

- Tăng cường công tác thanh tra và giám sát của NHNN: Tiếp tục triển khai công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đặc biệt đối với hoạt động cấp tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Tăng cường thanh tra tại chỗ sẽ giúp cho các đơn vị chi nhánh của NHTM nâng cao nhận thức về kiểm soát rủi ro tín dụng, nhờ đó giúp hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM.

Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm đối với các TCTD.

- Hoàn thiện lại hệ thống thông tin tín dụng quốc gia (CIC): Hiện nay hoạt động thông tin tín dụng quốc gia được điều chỉnh bởi Quyết định số 51/2007/QĐ- NHNN ngày 31/12/2007 về qui chế hoạt động thông tin tín dụng, Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 10/2/2010 về hoạt động thông tin tín dụng. Hoạt động thông tin tín dụng tại Việt Nam được thực hiện bởi Trung tâm tin tín dụng trực thuộc NHNN (CIC) và các công ty thông tin tín dụng được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 10/2010/NĐ-CP. Thông tin điện tử CIC giúp cho các NHTM biết được lịch sử tín dụng của khách hàng, lược đồ thể hiện quá trình trả nợ của khách hàng để đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp. Để hoàn thiện hơn nữa cổng thông tin CIC, tác giả có một số đề xuất như sau:

 Để xây dựng kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, ngoài tổ chức thu thập và cập nhật dữ liệu của 100% TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả gần 1.200 Quỹ Tín dụng nhân dân, tổ chức cho vay), bên cạnh đó, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) cần đàm phán và ký kết các hợp đồng trao đổi thông tin với khoảng 50 tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng để nâng cao chất lượng kho dữ liệu. Tổng số khách hàng vay trong kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia hiện nay là trên 42,6 triệu, bao gồm trên 1,1 triệu pháp nhân và trên 41,5 triệu thể nhân.

 Ngoài việc cải thiện chiều rộng và độ phủ khách hàng, CIC cần cải thiện chiều sâu, chất lượng sản phẩm dịch vụ như thông tin cung cấp nên có cả phần nhận xét định tính về KH vay bên cạnh các chỉ tiêu định lượng như hiện nay, chi tiết về các khoản có liên quan, ví dụ như: tư cách người vay, tình hình bảo lãnh vay vốn, tài sản đảm bảo, dư nợ vay và chất lượng tín dụng trong các thời kỳ, ...

CIC nên tăng cường chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thông tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó định kỳ hàng quý có thông báo toàn ngành về nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế.

 Ngoài ra, để hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng ngành NH, NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thông tin tín dụng cho CIC ngành NH, phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thông tin tín dụng không đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những trường hợp phát hiện thông tin không chính xác, NHTM phải chịu phạt vi phạm hành chính cũng như bồi thường thiệt hại cho NHTM khác đã sử dụng thông tin không chính xác đó gây ra. Bên cạnh đó cần có quy định khen thưởng đối với các NHTM chấp hành tốt quy chế hoạt động thông tin tín dụng nhằm động viên các NHTM nâng cao chất lượng thông tin cung cấp.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu tăng trưởng bền vững, hoạt động an toàn và hiệu quả, cần có những giải pháp tích cực trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng. Bên cạnh nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng như đã trình bày trong chương III của đề tài này như: Hoàn thiện chính sách về cải thiện môi trường kiểm soát trong hoạt động tín dụng; các giải pháp về hoàn thiện mô hình chính sách và qui trình; các giải pháp về nâng cao chất lượng hiệu quả hỗ trợ của các hệ thống Công nghệ thông tin; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát.

Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy, để quản trị rủi ro tín dụng khách hàng hiệu quả cần xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp; hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay; thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô; nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… thì việc hoàn thiện các hệ thống công nghệ thông tin cũng như việc tuân thủ thông tư 13/NHNN 2018 về mô hình ICAAP là một trong các thách thức mà trong khuôn khổ đề tài này chưa thể giải quyết được.

Trong khuôn khổ của đề tài này, với mục tiêu đặt ra tác giả đã giải quyết được hầu hết các vấn đề căn bản và tính đến khả năng áp dụng thực hiện được trong thực tiễn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam nói chung và hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho vay KHCN tại VIB chi nhánh Láng Hạ nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Joel Besis (chủ biên), Quản Trị Rủi Ro Trong Ngân Hàng, Nhà xuất bản Lao Động xã hội

2. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước

3. Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của Ngân hàng nhà nước

4. Ngân hàng Quốc tế (2014), Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng ban hành theo quyết định số 1706/2014/QC-VIB ngày 04/07/2014 của Hội đồng quản trị

5. Ngân hàng Quốc tế (2017), Quy chế cho vay ban hành theo quyết định (Số 1.0100.17.16 ban hành ngày 28/07/2017 của Hội đồng quản trị).

6. Ngân hàng Quốc tế (2017), Quy chế đảm bảo tiền vay, ban hành kèm theo quyết định số 1.0029.17.16 ban hành ngày 08.03.2017 của Hội đồng quản trị

7. Ngân hàng Quốc tế (2018), Bộ tiêu chí cấp tín dụng đối với khách hàng số 1.0046.18.16 ban hành ngày 29/05/2018 của Tổng Giám đốc

8. Ngân hàng Quốc tế (2018), Quy định về quản lý rủi ro hoạt động số 1.0160.18.16 ngày 28/12/2018 của Tổng Giám đốc

9. PhanThị Thu Hà (chủ biên) (2013), Giáo trình Ngân hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

10. VIB (2008), Tài liệu nội bộ, sổ tay hướng dẫn scroring 2008 của VIB

11. VIB (2018, 2019, 2020), Báo cáo thường niên 2016, 2017 và 2018 của VIB.

12. VIB (2020), Kế hoạch kinh doanh năm 2020, 2021

13. Các website:

- Website NH VIB: http://www.vib.com.vn

- Website NHNN Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ. (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)