Phân loại rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại Ban Quản lý dự án Thăng Long (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3 Phân loại rủi ro

Theo Tác giả Trần Hùng, 2017, Giáo trình Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Hà Nội, các rủi ro có thể đƣợc phân chia nhƣ sau:

16

Rủi ro tài sản chính là các đối tƣợng có thểđƣợc lợi hoặc chịu tổn thất về vật chất, tài sản tài chính, tài sản vô hình (danh tiếng, quyền tác giả, hỗ trợ về chính trị) và các yếu tố này xảy ra do phải chịu các yếu tố mạo hiểm hoặc rủi ro. Tài sản có thể bị hƣ hỏng, mất mát, tàn phá theo nhiều cách khác nhau. Việc không thể sử

dụng tài sản trong một thời gian (yếu tố thời gian của tổn thất) là ví dụ cho một loại tổn thất thƣờng bị bỏ qua.

Rủi ro pháp lý

Là các đối tƣợng cố thể gây ra tổn thất vì các trách nhiệm pháp lý đã quy định. Các luật dân sự và hình sự quy định chi tiết các trách nhiệm mà ngƣời dân phải thực hiện. Nhà nƣớc ban hành các hiến pháp, các luật và chỉ thị áp đặt các giới hạn theo luật cho một số hoạt động. Ngƣời ta có thể cho rằng đối tƣợng của rủi ro pháp lý chỉ

là một phần của rủi ro tài sản, vì các tổn thất do pháp lý rồi cũng sẽ làm giảm tài sản của tổ chức. Thật ra đối tƣợng rủi ro về pháp lý có những đặc trƣng khác hẳn nhƣ các

hiểm họa và tổn thất phát sinh từmôi trƣờng chính trị và luật pháp. Rủi ro nguồn nhân lực

Là các đối tƣợng có liên quan đến “tài sản con ngƣời” của tổ chức. Rủi ro có thể gây tổn thƣơng cho các nhà quản lý, công nhân viên hay các đối tƣợng có liên

quan đến tổ chức nhƣ khách hàng, nhà cung cấp, ngƣời cho vay, ngƣời giữ cổ

phiếu….Về phƣơng diện rủi ro suy đoán, một nhân viên có thể xem là một đối tƣợng về rủi ro nguồn nhân lực nhƣng năng suất của họ có thể là kết quả tích cực. Một thiết bị kĩ thuật cao có thể xem là nguồn tổn thất (do gây tai nạn lao động) đồng thời là nguồn lợi ích (làm tăng năng suất). Trong trƣờng hợp này chiến lƣợc quản trị rủi ro phải kết hợp với các yếu tố nhằm làm giảm thiểu tổn thất đồng thời cực đại đƣợc lợi ích (huấn luyện cho ngƣời lao động). Cuối cùng ta không nên nghĩ rủi ro về nguồn nhân lực luôn liên hệ với các thiệt hại về thể xác, sự bất ổn về kinh tế cũng là nhƣng

tổn thất phổ biến nhƣ mất việc hay về hƣu. Vì vậy quản trị rủi ro về nguồn nhân lực phải quan tâm đến các lợi ích về kinh tế và thể chất của con ngƣời.

Rủi ro hợp đồng

Là rủi ro phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng làm cho quá trình này gặp trở ngại không tiến hành đƣợc nhƣ đã dự định hoặc cam kết trong

17

nhiều trƣờng hợp dẫn đến tranh chấp phải đƣa đến cơ quan pháp luật hoặc cơ quan

trọng tài để giải quyết.

Rủi ro thiệt hại kinh doanh (rủi ro gián đoạn hoat động kinh doanh)

Là rủi ro gây tổn thất (giảm doanh thu, giảm lợi nhuận hoặc tăng chi phí) do việc

ngƣng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó ngƣời ta còn phân loại rủi ro dựa vào tính chất của kết quả: Theo tiêu chí phân loại này, rủi ro đƣợc chia thành hai loại, đó là rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.

Rủi ro thuần túy là loại rủi ro chỉ tiềm ẩn những kết quả xấu, những tổn thất, thiệt hại. Khi rủi ro thuần túy xuất hiện, chắc chắn chủ thể sẽ gặp bất lợi. Ví dụ: tai nạn lao động, hỏa hoạn, mất cắp…

Rủi ro suy đoán là loại rủi ro vừa tiềm ẩn nguy cơ tổn thất, thiệt hại nhƣng lại vừa tiềm ẩn cơ hội kiếm lời, gia tăng lợi ích cho chủ thể.Ví dụ: rủi ro hối đoái, hoạt

động đầu tƣ kinh doanh vàng…

Ngoài ra, còn một số cách phân loại rủi ro khác nhƣ dựa vào khả năng chia

sẻ: rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán, dựa vào nguyên nhân của rủi ro. (Trần Hùng, 2017, tr 90).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại Ban Quản lý dự án Thăng Long (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)