Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện phong thổ, tỉnh lai châu giai đoạn 2015 2019 (Trang 39 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phong Thổ là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên 102.930,67 ha, gồm 18 đơn vị hành chính cấp xã là: xã Sì Lở Lầu, xã Mồ Sì San, xã Ma Li Chải, xã Pa Vây Sử, xã Vàng Ma Chải, xã Tung Qua Lìn, xã Mù Sang, xã Dào San, xã Ma Li Pho, xã Huổi Luông, xã Hoang Thèn, xã Bản Lang, xã Nậm Xe, xã Sin Suối Hồ, xã Lản Nhì Thàng, xã Khổng Lào, xã Mường So và thị trấn Phong Thổ. Có vị trí địa lý:

Từ 22027’ đến 22051’ vĩ độ Bắc và từ 103012’ đến 103035’ kinh độ Đông Tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

- Phía Đông giáp xã Y Tý, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và giáp Trung Quốc.

- Phía Tây giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

- Phía Nam giáp các xã Pa Tần, Phìn Hồ huyện Sìn Hồ, Xã Nậm Loỏng thành phố Lai Châu, các xã Sùng Phài, Thèn Sin, Tả Lèng huyện Tam Đường.

Với vị trí địa lý như trên Phong Thổ điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi, tiếp thu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch, là cầu nối của tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng (hiện nay đã được phê duyệt lên cửa khẩu Quốc tế).

Về giao thông, Phong Thổ là điểm đầu của 03 tuyến đường Quốc lộ: Quốc lộ 12 từ Phong Thổ đi tỉnh Điện Biên, Quốc lộ 4D từ Phong Thổ đi tỉnh Lào Cai và Quốc lộ 100 nối giữa Quốc lộ 12 và Quốc lộ 4D. Ngoài ra còn có tuyến tỉnh lộ 132 nối liền tất cả các xã trong huyện và các tuyến đường khác nối liền huyện với các huyện Tam Đường, huyện Sìn Hồ và thành phố Lai Châu.

Hình 3.1. V trí huyn Phong Th trong tnh Lai Châu

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Huyện Phong Thổ có hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam xen kẽ những thung lũng hẹp với độ dốc trung bình khoảng 100. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 800m. Tổng quát địa hình ở huyện Phong Thổ có đặc điểm như sau:

- Địa hình vùng núi cao: Tập trung ở 8 xã phía Bắc bao gồm: Sì Lở Lầu, Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Mù Sang, Ma Li Chải, tổng diện tích 37.455,69 ha, chiếm 36,39% diện tích đất tự nhiên, độ dốc lớn; đây là vùng tập trung hầu hết tài nguyên rừng của cả huyện. Do đó, biện pháp quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Địa hình vùng núi thấp: Bao gồm các dãy đồi núi thấp tập trung ở các xã phía Nam và Tây Nam của huyện, bao gồm các xã: Mường So, Nậm Xe, Bản Lang, Ma Li Pho, Hoàng Thèn, Khổng Lào... diện tích 65.468,97 ha, chiếm 63,61% diện tích đất tự nhiên hầu hết là đồi núi, một số nơi bằng phẳng, thuận lợi nước tưới

người dân canh tác lúa nước. Đất có khả năng sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, trồng rừng phòng hộ, trồng cây lâu năm kết hợp với cây thảo quả.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Phong Thổ có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mưa rất nhiều với nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Lượng mưa trung bình năm 1.745 mm, đây là một trong những vùng có lượng mưa bình quân năm thấp nhất của tỉnh Lai Châu, nhưng phân bố không đều trong năm: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 15% lượng mưa cả năm.

Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm của lượng mưa tương đối thấp. Có những tháng về mùa này, lượng mưa chỉ đạt từ 5 đến 20mm. Vào những đợt rét nhất, nhiều nơi, nhiệt độ trung bình xuống tới 4 - 50C, kèm theo lạnh có sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối. Vào thời gian này, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm rất cao, nhiều khi nhiệt độ buổi trưa lên tới 380C, nhưng về đêm nhiệt độ hạ xuống chỉ còn 18 - 200C. Độ ẩm không khí bình quân năm 84%, Hướng gió thịnh hành: Gió Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), gió Đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 11). Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Nhìn chung yếu tố nhiệt độ thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt đối với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và một số loại cây ôn nhiệt đới sinh trưởng và phát triển.

3.1.1.4. Hệ thống thủy văn

Phong Thổ nằm trong lưu vực của sông Nậm Na bắt nguồn từ vùng núi cao chảy qua địa bàn huyện Phong Thổ (chảy qua các xã Ma Li Pho, Hoang Thèn và thị trấn Phong Thổ độ dài khoảng 25 km, hướng chảy chính là hướng Tây Bắc - Đông Nam), ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống các suối:

+ Suối Nậm Cúm: Chạy dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, hướng suối chảy là hướng Bắc – Nam;

+ Suối Nậm Lùm: Chảy theo hướng Bắc - Nam, có lưu vực lớn chảy qua địa phận các xã Dào San, Bản Lang, Hoang Thèn, Khổng Lào;

+ Suối Nậm Pạt: Chảy theo hướng Đông - Tây, qua xã Sin Suối Hồ, Nậm Xe được hợp thành bởi nhiều nhánh suối nhỏ, chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam;

+ Suối Nậm So: Được hợp lưu bởi 2 suối chính là suối Nậm Pạt và Nậm Lùm tại khu vực trung tâm xã Mường So, với chiều dài khoảng 10 km, chảy theo hướng chính là hướng Đông - Tây và hợp với sông Nậm Na tại Pa So;

Nguồn nước của huyện khá dồi dào thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp định canh, đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện, thủy lợi để thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích trồng lúa nước tập chung ở các xã như: Bản Lang, Nậm Xe, Mường So, Khổng Lào.… và có các hồ chứa có dung tích nhỏ phục vụ cho thủy lợi và nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện phong thổ, tỉnh lai châu giai đoạn 2015 2019 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)