3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.3. Thực tiễn đăng ký giao dịch bảo đảm tại tỉnh Lai Châu
Trong những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu và nhận thức của tổ chức, cá nhân về vai trò và tầm quan trọng của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm nên việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh ngày càng có chiều hướng tăng. Đến nay, toàn tỉnh có 08 cơ quan đăng ký giao dịch bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm 01 Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh, 07 chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện (Thành phố Lai Châu chung với VPĐK đất đai tỉnh). Các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, Từ
năm 2015 đến năm 2019, toàn tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận và giải quyết được 26.018 hồ sơ đăng ký thế chấp và xóa đăng ký thế chấp bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại:
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn hạn chế;
- Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan như: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai còn chưa đồng bộ nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc;
- Công tác tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đăng ký giao dịch bảo đảm chưa được thực hiện thường xuyên;
- Viên chức phụ trách công tác giao dịch bảo đảm của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, phải kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến trong quá trình thực hiện còn để xẩy ra sai sót, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm bằng quyền sử dụng đất;
- Việc thẩm định hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của một số tổ chức tín dụng chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình nên xảy ra tranh chấp và khó khăn khi xử lý tài sản thế chấp.
Đánh giá chung:
Qua kết quả nghiên cứu các tài liệu, công tác giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của một số nước trên thế giới và Việt Nam đều có sự khác biệt nhất định về thể chế, pháp luật nhưng có nhiều điểm giống nhau trên cơ sở lý thuyết về giao dịch bảo đảm, quyền lợi của các chủ thể …
Đối với Việt Nam, Luật pháp qua mỗi thời kỳ lại có sự thay đổi chặt chẽ hơn, quy định cụ thể hơn, đã giải quyết được cơ bản các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện giao dịch cũng như xử lý các phát sinh, xung đột
tranh chấp giữa các bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm tiến tới gần sát hơn với Luật pháp chung của quốc tế.
Ở mỗi địa phương khác nhau mô hình thực hiện cũng như các hướng dẫn thực hiện công tác giao dịch bảo đảm cũng khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là thời gian giải quyết thủ tục, ngoài ra còn quy định cụ thể một số giấy tờ khác..
Điểm nổi bật ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu vốn, số lượng giao dich bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhiều hơn so với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn.
(Nguồn số liệu tham khảo tại các báo cáo của UBND các tỉnh trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và các địa phương)
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU