3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn 03 xã và 01 thị trấn trên địa bàn huyện Phong Thổ để đánh giá việc thực hiện các giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, bao gồm:
+ Thị trấn Phong Thổ, xã Mường So đại diện cho 04 xã và 01 thị trấn khu vực trung tâm của huyện: Thị trấn Phong Thổ, xã Mường So, Khổng Lào, Hoang Thèn, Lản Nhì Thàng.
+ Xã Nậm Xe, xã Dào San đại diện cho 13 xã vùng ngoài (các xã biên giới) của huyện: Sì Lở Lầu, Ma Li Chải, Vàng Ma Chải, Mồ Sì San, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Mù Sang, Bản Lang, Ma Li Pho, Huổi Luông, Nậm Xe, Sin Suối Hồ.
Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên các đối tượng tham gia giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất theo phiếu điều tra câu hỏi có sẵn, cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Đối tượng là người dân, được lựa chọn tại 03 xã và 01 thị trấn theo khu vực điều tra với tổng cộng 80 phiếu, cụ thể là: xã Mường So 20 phiếu; xã Nậm Xe 20 phiếu, xã Dào San 20 phiếu và thị trấn Phong Thổ 20 phiếu.
Các thông tin trong phiếu điều tra gồm có: Thông tin về tài sản thế chấp, lý do thế chấp, mức vay vốn, nguyện vọng vay vốn, trình tự thủ tục đăng ký thế chấp…
- Nhóm 2: Đối tượng là Viên chức chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, được lựa chọn tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phong Thổ là 10 cán bộ (100% công chức, viên chức).
Các thông tin điều tra: Thủ tục giao dịch bảo đảm tại chi nhánh văn phòng, nguồn lực cơ sở vật chất, hồ sơ địa chính, mục đích giao dịch bảo đảm…
- Nhóm 3: Đối tượng là cán bộ tín dụng, được lựa chọn tại 02 Ngân hàng. Cụ thể Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển (BIDV) phòng giao dịch huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu 07 cán bộ; ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) phòng giao dịch huyện Phong Thổ 07 cán bộ.
- Lựa chọn 2 ngân hàng (ngân hàng AGRIBANK; ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển (BIDV) phòng giao dịch huyện Phong Thổ) trên địa bàn huyện Phong Thổ để điều tra, đánh giá các hoạt động giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Các ngân hàng này là các tổ chức tín dụng có nhiều hộ gia đình, cá nhân nhất đã thực hiện giao dịch bảo đảm và đã đăng ký giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phong Thổ.
* Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn bằng phương pháp điều tra trực tiếp
* Công thức tính phiếu và số lượng phiếu điều tra
Căn cứ tình hình thực tế giao dịch tại địa phương, việc lựa chọn điểm nghiên cứu dựa vào đặc điểm vị trí địa lý (các xã vùng thấp địa hình bằng phẳng, nội địa có điều kiện phát triển hơn, thuận tiện giao thông đi lại) và (các xã vùng cao, biên giới điều kiện kinh tế - xã hội kém hơn).
Dựa vào số lượng hồ sơ giao dịch tại các điểm lấy mỗi xã nghiên cứu là 20 phiếu làm đại diện để điều tra, như vậy tổng số phiều điều tra hộ gia đình là 80 phiếu. Khi đánh giá dựa vào loại phiếu thu thập/tổng số phiếu.
Số phiếu điều tra cán bộ tín dụng và viên chức chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai dựa vào số lượng người thực tế đang làm việc tại huyện Phong Thổ.
Công thức cụ thể như sau: Công thức Slovin (1984) Trong đó: N: Tổng thể mẫu (người) n: Số mẫu cần phỏng vấn (người) e: Sai số cho phép 2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu và biểu đạt kết quả
- Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel. - Kết quả thu thập được biểu đạt bằng bảng số liệu, đồ thị, hình ảnh, câu văn để thể hiện thực trạng đăng ký giao dịch bảo đảm tại huyện Phong Thổ.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Lai Châu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phong Thổ là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên 102.930,67 ha, gồm 18 đơn vị hành chính cấp xã là: xã Sì Lở Lầu, xã Mồ Sì San, xã Ma Li Chải, xã Pa Vây Sử, xã Vàng Ma Chải, xã Tung Qua Lìn, xã Mù Sang, xã Dào San, xã Ma Li Pho, xã Huổi Luông, xã Hoang Thèn, xã Bản Lang, xã Nậm Xe, xã Sin Suối Hồ, xã Lản Nhì Thàng, xã Khổng Lào, xã Mường So và thị trấn Phong Thổ. Có vị trí địa lý:
Từ 22027’ đến 22051’ vĩ độ Bắc và từ 103012’ đến 103035’ kinh độ Đông Tiếp giáp với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
- Phía Đông giáp xã Y Tý, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và giáp Trung Quốc.
- Phía Tây giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
- Phía Nam giáp các xã Pa Tần, Phìn Hồ huyện Sìn Hồ, Xã Nậm Loỏng thành phố Lai Châu, các xã Sùng Phài, Thèn Sin, Tả Lèng huyện Tam Đường.
Với vị trí địa lý như trên Phong Thổ điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi, tiếp thu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch, là cầu nối của tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng (hiện nay đã được phê duyệt lên cửa khẩu Quốc tế).
Về giao thông, Phong Thổ là điểm đầu của 03 tuyến đường Quốc lộ: Quốc lộ 12 từ Phong Thổ đi tỉnh Điện Biên, Quốc lộ 4D từ Phong Thổ đi tỉnh Lào Cai và Quốc lộ 100 nối giữa Quốc lộ 12 và Quốc lộ 4D. Ngoài ra còn có tuyến tỉnh lộ 132 nối liền tất cả các xã trong huyện và các tuyến đường khác nối liền huyện với các huyện Tam Đường, huyện Sìn Hồ và thành phố Lai Châu.
Hình 3.1. Vị trí huyện Phong Thổ trong tỉnh Lai Châu
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Huyện Phong Thổ có hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam xen kẽ những thung lũng hẹp với độ dốc trung bình khoảng 100. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 800m. Tổng quát địa hình ở huyện Phong Thổ có đặc điểm như sau:
- Địa hình vùng núi cao: Tập trung ở 8 xã phía Bắc bao gồm: Sì Lở Lầu, Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Dào San, Mù Sang, Ma Li Chải, tổng diện tích 37.455,69 ha, chiếm 36,39% diện tích đất tự nhiên, độ dốc lớn; đây là vùng tập trung hầu hết tài nguyên rừng của cả huyện. Do đó, biện pháp quan trọng hàng đầu là phải bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Địa hình vùng núi thấp: Bao gồm các dãy đồi núi thấp tập trung ở các xã phía Nam và Tây Nam của huyện, bao gồm các xã: Mường So, Nậm Xe, Bản Lang, Ma Li Pho, Hoàng Thèn, Khổng Lào... diện tích 65.468,97 ha, chiếm 63,61% diện tích đất tự nhiên hầu hết là đồi núi, một số nơi bằng phẳng, thuận lợi nước tưới
người dân canh tác lúa nước. Đất có khả năng sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, trồng rừng phòng hộ, trồng cây lâu năm kết hợp với cây thảo quả.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Phong Thổ có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mưa rất nhiều với nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Lượng mưa trung bình năm 1.745 mm, đây là một trong những vùng có lượng mưa bình quân năm thấp nhất của tỉnh Lai Châu, nhưng phân bố không đều trong năm: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 15% lượng mưa cả năm.
Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm của lượng mưa tương đối thấp. Có những tháng về mùa này, lượng mưa chỉ đạt từ 5 đến 20mm. Vào những đợt rét nhất, nhiều nơi, nhiệt độ trung bình xuống tới 4 - 50C, kèm theo lạnh có sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối. Vào thời gian này, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm rất cao, nhiều khi nhiệt độ buổi trưa lên tới 380C, nhưng về đêm nhiệt độ hạ xuống chỉ còn 18 - 200C. Độ ẩm không khí bình quân năm 84%, Hướng gió thịnh hành: Gió Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), gió Đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 11). Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nhìn chung yếu tố nhiệt độ thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt đối với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và một số loại cây ôn nhiệt đới sinh trưởng và phát triển.
3.1.1.4. Hệ thống thủy văn
Phong Thổ nằm trong lưu vực của sông Nậm Na bắt nguồn từ vùng núi cao chảy qua địa bàn huyện Phong Thổ (chảy qua các xã Ma Li Pho, Hoang Thèn và thị trấn Phong Thổ độ dài khoảng 25 km, hướng chảy chính là hướng Tây Bắc - Đông Nam), ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống các suối:
+ Suối Nậm Cúm: Chạy dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, hướng suối chảy là hướng Bắc – Nam;
+ Suối Nậm Lùm: Chảy theo hướng Bắc - Nam, có lưu vực lớn chảy qua địa phận các xã Dào San, Bản Lang, Hoang Thèn, Khổng Lào;
+ Suối Nậm Pạt: Chảy theo hướng Đông - Tây, qua xã Sin Suối Hồ, Nậm Xe được hợp thành bởi nhiều nhánh suối nhỏ, chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam;
+ Suối Nậm So: Được hợp lưu bởi 2 suối chính là suối Nậm Pạt và Nậm Lùm tại khu vực trung tâm xã Mường So, với chiều dài khoảng 10 km, chảy theo hướng chính là hướng Đông - Tây và hợp với sông Nậm Na tại Pa So;
Nguồn nước của huyện khá dồi dào thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp định canh, đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện, thủy lợi để thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích trồng lúa nước tập chung ở các xã như: Bản Lang, Nậm Xe, Mường So, Khổng Lào.… và có các hồ chứa có dung tích nhỏ phục vụ cho thủy lợi và nuôi trồng thủy sản.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước, kinh tế tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Phong Thổ nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế ước đạt năm 2019 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 12,7%/năm. - Cơ cấu kinh tế:
+ Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản: 26,7%. + Ngành công nghiệp, xây dựng: 37,2%.
+ Ngành thương mại, dịch vụ và du lịch: 36,1%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt: 25,1 triệu đồng/người/năm. - Tổng diện tích cây lương thực có hạt: 8.495 ha.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt: 36.130,9 tấn. - Bình quân lương thực đạt: 450 kg/người/năm.
- Giá trị sản xuất (giá hiện hành): 3.051.834 (triệu đồng).
- Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 147.803 (triệu đồng). - Giá trị xuất khẩu hàng địa phương: 18,5 (triệu USD).
- Tổng doanh thu về du lịch đạt 16,1 tỷ đồng, hàng năm có gần 12.010 tổng lượt khách du lịch.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn: 25,64%. - Tỷ lệ bản có đường ô tô đến bản: 87,7%.
- Tỷ lệ thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia đạt: 98,24%. - Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch: 100 %.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt: 84,45%.
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất
3.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2019
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2019 tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 102.930,67 ha, trong đó đất nông nghiệp là 67.953,44 ha, chiếm 66,02% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.194,98 ha, chiếm 3,10% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 31.782,26 ha, chiếm 30,88% tổng diện tích tự nhiên.
Huyện Phong Thổ được triển khai thực hiện dự án đo đạc bản đồ địa chính từ năm 2008, 2009 thực hiện ở 02 xã Mường So và Khổng Lào, đối với các xã, thị trấn còn lại trong huyện đến năm 2012, 2014 mới thực hiện xong việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả sau đo đạc, thống kê, kiểm kê tổng diện tích tự nhiên toàn huyện tăng 5,77 ha; đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa nước tăng 852,47 ha; đất phi nông nghiệp tăng 558,38 ha; đất chưa sử dụng giảm 1553,24 ha. Nguyên nhân của sự tăng giảm trên phần lớn là do kết quả đo đạc bản đồ địa chính chính quy có độ chính xác cao hơn so với bản đồ những năm trước đây. Do phương pháp thống kê đất đai theo thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có sự thay đổi, một vấn đề quan trọng hơn là diện tích đất trồng lúa nước trước đây chủ yếu là kê khai dựa vào số kg thóc giống trên một đơn vị diện tích và quá trình đo đạc đã tách được rõ đất ở và đất vườn trong cùng một thửa đất…. Kết quả cụ thể từng loại đất được thể hiện qua bảng 3.1
Nguồn số liệu thống kế của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phong Thổ năm 2019
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Thổ năm 2019 STT LOẠI ĐẤT Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 102.930,67 100 1 Đất nông nghiệp NNP 67.953,44 66,02 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 23.798,65 23,12 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 19.954,97 19,39 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.460,27 6,28 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 13.494,70 13,11 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.843,68 3,73 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 44.107,91 42,85 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7.915,67 7,69 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 36.192,24 35,16 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 46,88 0,05 1.4 Đất làm muối LMU - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH -
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.194,98 3,10
2.1 Đất ở OTC 895,99 0,87
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 859,39 0,83 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 36,60 0,04
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.306,95 1,27 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 11,12 0,01 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 49,30 0,05
2.2.3 Đất an ninh CAN 1,37 0,00
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 73,30 0,07 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 296,98 0,29 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 874,88 0,85 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,19 0,00 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,59 0,00 2.5
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
NHT NTD 17,73 0,02
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 901,92 0,88 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 71,60 0,07 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK -
3 Đất chưa sử dụng CSD 31.782,26 30,88 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 696,82 0,68 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 31.002,50 30,12 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 82,93 0,08
Tình hình biến động đất đai năm 2015 so với năm 2019 của huyện được thể hiện qua bảng 3.2
Bảng 3.1. Hiện trạng và Biến động các loại đất huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2015 - 2019
STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2015