5. Cấu trúc của luận văn
2.1.2.3. Phân loại tên họ người Hán
Về mặt cấu tạo, tên họ người Hán được phân chia thành 3 nhóm sau đây: 1) Họ đơn: đơn âm tiết (một tiếng hoặc một chữ). Ví dụ: Lý(李), Trương(张), Vương(王), Dương(杨) … Và đa số họ thị người Hán là họ đơn.
2) Họ kép: tổ hợp đa âm tiết, thường là song âm tiết. Hiện nay, họ kép người Hán có khoảng 80 họ, và trong đó có khoảng 15 họ là họ kép thường thấy: Tư Mã(司马), Nam Cung(南宫), Thượng Quan(上官), Âu Dương(欧阳), Gia Cát(诸葛), Hoàng Phù(皇甫), Đông Phương(东方), Độc Cô(独孤), Tư Đồ(司 徒), Công Tôn(公孙), Mộ Dung(慕容) …
Trong đời Hán người ta đặt tên thường chỉ là một chữ, như chúng ta đã biết trong truyện ―Tam Quốc Diễn Nghĩa‖ (三国演义) có tên hai chữ chỉ là mấy người như Hoàng Thừa Ngạn (黄承颜), Vũ An Quốc (武安国) … và họ kép của người Hán chính là nét riêng biệt trong văn hóa tên họ Trung Hoa. Sự bắt nguồn họ kép của người Hán có nhiều nguyên nhân như sau:
+ Lấy tên thành ấp thụ phong làm họ. Như trong ―Bách Gia tính‖ đã ghi chép: một người tên Ngụy Khoa (魏颗) thời Chu, sau khi lập chiến công nhiều lần, được thụ phong ở thành ấp Lệnh Hồ (令狐), vì thế thế hệ sau lấy ―Lệnh Hồ‖ làm họ.
Một ví dụ nữa: Họ thị Đoàn Can(段干), cháu trai của Lào Tử tên Lý Tôn (李宗) được thụ phong ở thành ấp Đoàn Can, vì thế thế hệ sau cũng lấy tên thành ấp ―Đoàn Can‖ làm họ.
+ Lấy tên nơi cư trú làm họ. Ví dụ họ Đông Quách(东郭), đời Chu, một số đại phu công tộc cư trú ở ngoại ô phía đông đô thành Lâm Tri(临淄)của nước Tề, vì thế thế hệ sau lấy ―Đông Quách‖ làm họ (Từ ―Quách‖ có nghĩa là ngoài ô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thành phố).
Một ví dụ nữa: Họ thị Lư Khưu (闾丘), trong nước Tề có một vị đại phu tên Anh (婴) cư trú ở Lư Khưu, người ta lấy Anh Lư khưu (闾丘婴) xưng hô với ống ấy, vì thế thế hệ sau lấy ―Lư Khưu‖ làm họ. Ngoài ra một số họ kép khác cũng bắt nguồn vì lý do như vậy, như: Nam Môn (南门), Tây Môn (西门), Nam Cunng (南宫) …
+ Còn lấy tên chức vụ quan chức (官名), Hiệu của vua bố (王父之字), Tước hệ (爵系), Tộc hệ (族系) làm họ. Lấy chức vụ quan chức làm họ, như: Tư Mã (司马), Tư Đồ (司徒), Thái Sử (太史) … Lấy Hiệu của vua bố làm họ, như: Công Dương (公羊), Từ Dương (子阳) … Lấy Tước hệ làm họ, như: Công Tôn (公孙), Trọng Tôn (仲孙) … Lấy Tộc hệ làm họ như: Thúc Tôn (叔孙) …
3) Họ ghép (song tính): Họ ghép là một cấu trúc ghép lại hai họ có sẵn, là những tổ hợp tự do, dưới hình thức: họ bố + họ mẹ hoặc họ mẹ + họ bố, thường là họ mẹ người mang tên đứng ở sau. Nhưng cũng có tình hình là họ bố + họ bà nội. Ví dụ: Lý Dương(李杨), Vương Tôn(王孙), Trương Hà(张何) … Họ ghép ở Trung Quốc thuộc nhóm sáng tạo tên họ mới, không có qui luật nhất định và thuộc kiểu tự do.
Hiện nay cơ quan hộ tịch Trung Quốc khuyến khích bố mẹ trong quá trình đặt tên cho con cái sử dụng họ ghép để tránh trùng danh.
2.1.2.4. Phân loại tên cá nhân người Hán
+ Tên cá nhân đơn
Tên cá nhân đơn là tên gọi chỉ có một âm tiết hoặc có thể nói là chỉ có một chữ. Ví dụ:
Bành Binh (彭兵) ―Binh‖ tên đơn Tên Nam Trương Hy (张曦) ―Hy‖ tên đơn Tên Nam Lưu Vệ (刘卫) ―Vệ‖ tên đơn Tên Nữ
Chúng tôi lập ra bảng thống kê thứ 3 (lấy tất cả tên giáo viên của khoa nhân văn của Học Viện Hồng Hà Vân Nam Trung Quốc làm đối tượng khảo sát)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.3: Tên giáo viên của khoa Nhân Văn của Học viện Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc
STT Tên nam STT Tên nữ
1 曹贵雄 Tào Quý Hùng 1 段润秀 Đoàn Nhuận Tú 2 攀庆来 Phán Khánh Lai 2 冯静洁 Phùng Tĩnh Khiết 3 范德伟 Phạm Đức Vĩ 3 高庆秀 Cao Khánh Tú 4 何绍明 Hà Thiếu Minh 4 孔梅 Khổng Mai 5 何作庆 Hà Tác Khánh 5 陆小燕 Lục Tiểu Yến 6 黄小平 Hoàng Tiểu Bình 6 马玫瑰 Mã Mai Quế 7 李光庆 Lý Quang Khánh 7 聂芸芸 Nhiếp Vân Vân 8 李金发 Lý Kim Phát 8 沈慧 Thẩm Huệ 9 李文优 Lý Văn Ưu 9 汪丽娟 Uông Lệ Quyên 10 李志刚 Lí Chí Cương 10 王丽云 Vương Lệ Vân 11 刘永刚 Lưu Vĩnh Cương 11 王凌虹 Vương Lăng Vân 12 卢鹏 Lô Bành 12 王秋 Vương Thu
13 鲁亮 Lỗ Lượng 13 王晓玲 Vương Hiệu Linh 14 路伟 Lộ Vĩ 14 王玉枝 Vương Ngọc Chi 15 孙东波 Tôn Đông Pha 15 徐玲 Từ Linh
16 孙敬华 Tôn Kính Hoa 16 徐永丽 Từ Vĩnh Lệ 17 王亚军 Vương Á Quân 17 许碧晏 Hứa Bích Yến 18 徐义强 Từ Nghĩa Cường 18 杨惠林 Dương Huệ Lâm 19 薛淳元 Tiết Thuần Nguyên 19 杨佳 Dương Giai 20 杨彬 Dương Bân 20 朱志霞 Châu Chí Hà 21 杨六金 Dương Lục Kim 21 邹丹 Trâu Đan 22 杨永平 Dương Vĩnh Bình
23 张勇 Trương Dũng 24 朱明 Châu Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong số 46 tên chính (bảng thống kê 3) có 25 tên nam trong đó chỉ có 6 tên cá nhân đơn, chiếm 24%, trong 21 tên nữ cũng chỉ có 6 tên cá nhân đơn, chiếm 28,57%. Thông qua bảng thống kê trên, có thể chứng minh quan điểm chúng tôi đã nêu ra ở trên: ngày nay người Hán Trung Quốc đã dần dần chọn đặt tên hai chữ.
+ Tên cá nhân song âm tiết
Tên cá nhân song âm tiết là tên gọi có hai âm tiết hoặc có thể nói là có hai chữ.Ví dụ:
Mã Hồng Ba (马洪波) ―Hồng Ba‖ tên hai chữ Tên nam Triệu Vệ Hoa (赵卫华) ―Vệ Hoa‖ tên hai chữ Tên nam Lý Diễm Mẫn (李艳敏) ―Diễm Mẫn‖ tên hai chữ Tên Nữ Yến Thanh Thanh (宴青青) ―Thanh Thanh‖ tên hai chữ Tên Nữ
Trong số 46 tên chính (bảng thống kê 3) trong 25 tên nam có 19 tên hai chữ, chiếm 76%, trong 21 tên nữ có 15 tên hai chữ, chiếm 71,42%. Điều này chứng tỏ người Hán hiện nay thích đặt tên hai chữ.
+Tên cá nhân đa âm tiết
Tên cá nhân đa âm tiết là những tên gọi ít nhất có ba âm tiết hoặc có thể nói là có ba chữ
Trong ―Điều lệ đăng ký họ tên‖ (nhà nước Trung Quốc ban hành năm 2007) đã có qui định: ―công dân chỉ có thể đăng ký một tên (đăng ký ở cơ quan hộ tịch), họ tên đăng ký bắt buộc sử dụng Chữ Hán chuẩn mực, Họ ở vị trí đầu, tên ở vị trí sau. Nên lấy họ bố hoặc họ mẹ, cho phép áp dụng lấy họ ghép cả bố và mẹ. Số lượng âm tiết họ tên(cả họ) trong phạm vi 2- 6, tức là tên chính người Hán ít nhất phải có hai âm tiết( cả họ), và nhiều nhất không thể hơn 6 âm tiết.‖ Ví dụ:
Uông Vũ Hân Nhiên ( 汪雨欣然) Tên Nữ Vạn Lợi Siêu Việt (万利超越) Tên Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tăng Ni Ca Đức Mộ (曾尼歌德幕) Tên Nam Lâm Di Tư Tất Tú (林怡资毕秀) Tên Nữ
Vào những năm 1980 thế kỷ 20, Trung Quốc đã xuất hiện tên đa âm tiết có 4 chữ theo hình thức Họ đơn + Tên cá nhân đa âm tiết, Họ ghép + tên cá nhân đa âm tiết, tức là không đếm hình thức trong tên đa âm tiết có yếu tố Họ kép như: Âu Dương Trấn Hoa (欧阳震华),yếu tố Âu Dương là Họ kép, tên cá nhân chỉ là tên hai chữ thôi, không thể coi như là tên đa âm tiết có 4 chữ. Và tên đa âm tiết 5 chữ hoặc 6 chữ cũng theo hình thức như vậy.
Chúng ta có thể nhìn thấy trong bảng thống kê thứ 3, 46 tên không có tên đa âm tiết. Điều này chứng tỏ rằng (xuất phát từ tên của các giáo viên khoa Nhân Văn của Học Viện Hồng Hà, giáo viên trẻ nhất cũng là sinh vào những năm sau năm 1980) trong những năm 80 thế kỷ 20 tuy đã có tên đa âm tiết xuất hiện, nhưng vẫn rất ít, không phổ biến. Đến bây giờ thì được nhiều người (thường là lứa tuổi những năm 80) tiếp nhận và đã có xu thế đặt tên đa âm tiết 4 chữ cho con cái, bởi vì họ cho rằng đây là hành vi theo đuổi phong trào mốt mới và biểu hiện tính cách đặc biệt của mình.Tuy hiện nay cũng chỉ là phong trào mới mốt trong lớp trẻ, nhưng cũng có thể coi đây là sự biến đổi của Nhân Danh Học xã hội. Hiện nay, yêu cầu của người dân đối với họ tên, không những có tác dụng là ―dấu hiệu‖ lúc đầu, mà còn nói lên trình độ văn hóa, và lòng yêu thương của cặp vợ chồng đối với con cái, là biểu tượng cho phong cách riêng mình. Một tác dụng của tên đa âm tiêt nữa là dùng để tránh trùng danh, đồng thời hình thức họ bố + họ mẹ + tên cá nhân đã chứng tỏ địa vị phụ nữ càng ngày càng được xã hội coi trọng.
Đến thế kỳ 21, xuất hiện tên đa âm tiết 5 chữ, nhưng so với các mô hình tên gọi khác có thể nói là vẫn rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là dân tộc Hán là một dân tộc có lịch sử lâu đời, và văn hóa họ tên là một mảng văn hóa khá đặc biệt. Đối với việc đặt tên, người ta vẫn muốn theo truyền thống. Sự xuất hiện của tên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4 chữ đã là một biến đổi to lớn của xã hội, tên 5 chữ vẫn ít người tiếp nhận. Ngoài ra còn vì lý do là tên 5 chữ hơi phức tạp, đối với người đặt tên đã có yêu cầu cao về mặt tri thức và trình độ văn hóa, đặc biệt là về mặt ngữ âm học. Nếu không phù hợp với âm vần học thì một tên đọc ra không êm tai hoặc khó đọc. Tuy trong ―Điều lệ đăng ký họ tên‖ đã cho phép công dân Trung Quốc đặt tên nhiều nhất 6 chữ, Nhưng hiện nay ngoài dân tộc thiểu số ra, rất ít người Hán đặt tên 6 chữ. Nhưng cũng không thể nói là chưa có. Ví dụ: có người mang tên là: Lý Du Gia Phi Huy Lâm (李瑜嘉辉菲琳) tất cả 5 yếu tố của tên cá nhân đều có nghĩa là ―xinh đẹp‖.
2.1.3. Đặc điểm ý nghĩa của tên riêng ngƣời Hán 2.1.3.1. Khái quát ý nghĩa của tên riêng
Khi chúng ta thảo luận ý nghĩa của tên người, thì không thể không liên quan đến việc tranh luận giữa các trường phái trong lĩnh vực Triết Học, đây là bước đi đầu tiên mà chúng tôi nghiên cứu về tên người.
Thế kỳ XIX, John S. Mill, Nhà Triết Học Chủ nghĩa Thực chứng nước Anh đã cho rằng: tên riêng chỉ là ký hiệu, bản thân không có ý nghĩa. Và Jonh
Lyons, Nhà Ngữ Nghĩa Học hiện đại nước Anh cũng có quan điểm như vậy.
Nhưng Nhà Triết Học và Nhà Lô-gích Học Đức Gottlob Frege lại có quan điểm ngược lại: tên riêng không những biểu trưng cho một sự vật cụ thể, mà còn biểu đạt ý nghĩa nhất định. Nhà Triết Học và Nhà Lô-gích Học Anh B. Rusell cùng thời kỳ với Jonh Lyons thừa nhận tên riêng có ý nghĩa và đã cho rằng: một từ nghĩa nếu đã biểu tượng cho một khách thể nào đó, thế thì sẽ là đại diện của khách thể này, như vậy khách thể được biểu tượng và đại diện đó chính là ý nghĩa của từ này. Như vậy, ―khách thể được tên riêng biểu tượng chính là ý nghĩa của tên riêng‖.
Thời kỳ Chiến Quốc ngày xưa Trung Quốc đã có nhiều cuộc tranh luận về vấn đề tên riêng có nghĩa hay không có nghĩa, và đã xẩy ra một cuộc tranh luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
về ―Danh‖ và ―Thực‖. Chủ yếu có hai lý thuyết đối lập nhau: lý thuyết ―Chính Danh‖ của Khổng Tử và lý thuyết ―Thủ Thực Dư Danh‖ của Mặc Tử. Trong tư tưởng của Khổng Tử, ―danh chính‖ mới có thể ―Ngôn thuận‖, ông chủ trương dùng danh xưng vốn có để sửa chữa những nội dung đã biến đổi; Ngược lại, Mặc Tử nhấn mạnh không phải là ―Danh‖ quyết định ―Thực‖, mà là ―Thực‖ quyết định ―Danh‖.
Từ góc độ lịch sử và văn hóa, tên người không chỉ là dấu hiệu tượng trưng cho cá thể hoặc là quần thể, nó còn có nghĩa hoặc là ý nghĩa. Mà ý nghĩa của tên người đến từ xã hội, tác dụng dấu hiệu của nó phát sinh từ sự giao tiếp, đồng thời biến đổi và chuyển dịch trong sự giao tiếp của xã hội. Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay giới học thuật Trung Quốc đã có nhận thức chung về ý nghĩa của tên người là: tên người mang ý nghĩa xã hội và ý nghĩa văn hóa, thậm chí có ý nghĩa chính trị.
Ý nghĩa xã hội là chỉ các yếu tố tổ hợp thành tên người sau khi kết hợp với nhau, không chỉ mang tính cá nhân mà còn mang tính cộng đồng. Người ta dựa vào tên gọi một thời kỳ nhất định có thể nhìn thấy đặc điểm nổi bật của xã hội thời điểm đó. Ví dụ: dưới bối cảnh xã hội cải cách mở cửa, người ta thường thích những từ ngữ có nội hàm văn hóa và có đặc điểm thời đại dùng để đặt tên cho con cái. Cụ thể như: những năm 80 của thế kỷ trước thường gặp những tên như Lý Cầu Phú (李求富), Dương Phó Mỹ (杨赴美) …Người đặt tên có ý muốn giàu lên hoặc con được đi đến nước Mỹ. Đến những năm gần đây, tức là vào cuối thế kỷ 20, đã có tên như: Phương Đại Vệ (方大卫), Hà Lệ Na (何玛 丽), ―Đại Vệ‖ giống phát âm tiếng Anh ―David‖, ―Mã Lệ‖ giống phát âm tiếng Anh―Marry‖. Điều này chứng tỏ sau mấy chục năm cải cách mở cửa, văn hóa Châu Âu đã thâm nhập vào Trung Quốc, đến độ văn hóa họ tên truyền thống của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một trình độ nhất định mới xuất hiện. Đầu tiên tên gọi đã biểu thị sự tiến bộ của hoàn cảnh sinh sống và điều kiện sinh hoạt, đến khi xã hội đã phát triển đến trình độ văn minh sơ cấp, tên gọi mới biểu thị ý nghĩa văn hóa và ý chí văn hóa. Nói chung sau khi tên gọi được cộng nhận có ý nghĩa khu biệt cá nhân trong tập thể, thì tên gọi còn có thể bày tỏ ý nghĩa thâm thúy của nhân vật chỉ định như: đặc điểm, tính cách, sở thích, ước vọng …Ví dụ: người có tên Dương Thành Tài (杨成才) đã bày tỏ ước vọng tốt đẹp của bố mẹ hoặc người đặt tên, trong đó có mong muốn người mang tên có thể trưởng thành có thể trở thành một người có tài, có năng lực.
Tên gọi người Hán cũng mang ý nghĩa chính trị. Tên gọi loại này thường là lấy một từ ngữ mang sắc thái chính trị có sẵn thới đó, và trực tiếp phản ánh ý muốn của cộng đồng hoặc toàn bộ người dân.Ví dụ: tên gọi Lưu Thắng Lợi (刘 胜利), Lý Giải Phóng (李解放) … Tên gọi loại này thường xuyên xuất hiện vào thời kỳ kháng chiến những năm 30, 40 thế kỳ 20. Và cũng có thể nói là ý nghĩa chính trị của tên gọi là một nhánh của ý nghĩa xã hội.
2.1.3.2. Ý nghĩa của tên họ người Hán
Tên họ của người Hán bắt nguồn từ thời Thượng Cổ. Tên họ người Hán đã có lịch sử mấy nghìn năm, sớm nhất bắt nguồn từ sự sùng bái đối với thế giới thiên nhiên như: gió (风), mây (云), sấm (雷) … Nữ Oa và Phục Hy lấy Phong (gió) làm họ, con cháu của Thần Nông lấy Lôi (Sấm) làm họ. Trong thời kỳ Hoàng Đế có dòng họ Vân, tức là lấy Vân (mây) làm họ. Đối với sự bắt nguồn của tên họ người Hán, mấy nghìn năm đến nay có nhiều thay đổi và cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Tên họ ―Trương‖ sớm nhất là người phát minh ra cung tên được Hoàng Đế ban tặng ―Trương‖ làm họ, cho nên chữ Hán Trương (张) có bộ thủ Cung (弓), sau đó các thế hệ sau đã tiếp tục sử dụng tên họ ―Trương‖ đến nay. Cũng như trong tiểu mục 1.2.2.1 đã nêu ra tên họ người Hán bắt nguồn từ nhiều mặt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
―Trương‖ là liên quan đến nghề nghiệp và là do vua ban tặng họ, còn như ―Diêu‖(姚) là lấy tên nơi cư trú làm họ, ―Nguyễn‖(阮) là lấy tên nước làm họ, ―Tư Đồ‖(司徒), ―Tư Mã‖(司马) là lấy tên quan chức làm họ…
Ý nghĩa nổi bật và quan trọng nhất của tên họ là: tên họ là dấu hiệu và ký