5. Cấu trúc của luận văn
3.2.1.2. Chữ Hán và ý thức văn hóa trong việc nghiên cứu tên người
Chữ Hán là sản phẩm văn hóa đã được tích lũy qua nhiều thời đại của dân tộc Trung Hoa, vì thế, truyền thống văn hóa tên người do chữ Hán và tiếng Hán cấu tạo nên cũng là sản phẩm văn hóa. Ngôn ngữ chữ viết có chức năng văn hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và đặc tính văn hóa liên quan với tên người, đồng thời ngôn ngữ và chữ viết cũng ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng muốn lấy trình độ văn hóa đã có đi tìm hiểu sự phát triển của văn hóa bên trong lại phải suy nghĩ đến nhiều biến đổi trong quá trình phát triển. Tuy có nhiều hạn chế về điều kiện lịch sử, nhưng người ta khi sử dụng ngôn ngữ chữ viết trong việc đặt tên lại thấy việc tìm hiểu về quan hệ giữa việc đặt tên và các hình thức văn hóa khác rất thú vị. Ý thức văn hóa trong ngôn ngữ chữ viết và việc nghiên cứu tên người ngày càng phát triển, và đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu riêng biệt và nghiên cứu một cách tổng hợp về đặc tính hai loại văn hóa này.
Sự phong phú và đa dạng của văn hiến Trung Quốc có thể rất hiếm có trên thế giới, trong đó bao gồm cả sự phong phú về nghiên cứu và hiện tượng ghi chép tên người Trung Hoa cũng hiếm gặp. Với tư cách là tiền thân của việc nghiên cứu văn hóa học đương đại, hiện tượng ghi chép tên người đã tác động đến việc tìm hiểu đặc tính chữ Hán và văn hóa tên người. Ngày xưa, Trung Quốc có nhiều sách vở nghiên cứu về văn tự và trong đó đa số đề cập đến quan hệ giữa văn tự và tên người. Ví dụ:《史籀篇》,《仓颉篇》,《爰历篇》,《博
学篇》,《急就篇》,《左传》… trong các tác phẩm vừa nêu ra, người xưa Trung
Quốc đã có ý thức lấy chữ Hán làm cơ sở tiến hành truyền thu văn hóa, cho đến đời Hán trong tác phẩm《说文解字》của ông Hứa Thận, ý thức này được khai thác và phát triển rõ nhất, trong đó đã có giả thuyết các nhân sự, lý lễ liên quan đến tên người. Trong tác phẩm còn trình bày về sự phát về mặt tượng hình và hình thanh của văn tự, ý nghĩa của Văn và Chữ, thực ra tác giả đã đưa ra giả thuyết yêu cầu về ―Văn‖ – kết cấu tổng thể của tên người và nguồn gốc các ―Chữ‖ dùng trong tên người, đặc biệt là sự giải thích về ―họ‖ ―thị‖, ―tên‖ là thuyết minh trực tiếp đối với văn hóa tên người. Ông Lưu Hi trong tác phẩm《释 名》đã trình bày về quan hệ giữa tên riêng và thực tế, ông còn nêu ra trong quan hệ văn tự và danh hiệu còn vì các điều kiện sáng tạo và sử dụng, địa vực khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhau mà ảnh hưởng đến sự biến đổi về mặt sang hèn của danh hiệu. Trên thực tế, việc nghiên cứu và thảo luận đối với văn tự Trung Quốc và tên người Trung Hoa từng bước phát triển thành một hệ thống văn hóa khoa học cũng chỉ là việc của những năm gần đây. Tác giả Đường Lan phát biểu《古文字学导论》và
《中国文字学》, hai tác phẩm này được coi là đại diện về mặt này có ý nghĩa
góp phần vào khoa học hiện đại. Trong《中国文字学》tác giả quan niệm rằng: ―sự xuất hiện chính thức của văn tự hình thành có quan hệ mật thiết với sự phát triển của văn hóa xã hội‖. Ông đã lấy một số tên họ cổ xưa làm ví dụ. Theo ông thời xưa Trung Quốc có nhiều tên họ đều có bộ thủ ―女‖ như: 姬,姚, 姒,妫, v.v…Điều này đã chứng nhận rằng: ―thời xưa Trung Quốc thật sự tồn tại xã hội mẫu hệ‖. Đây chính là sự nghiên cứu về mặt văn hóa đối với chữ Hán, cũng là sự nghiên cứu mặt văn hóa về quan hệ giữa hiện tượng tên người và văn tự Trung Quốc cùng các điều kiện lịch sử như xã hội sản xuất …
Nói tóm lại, từ tất cả tác phẩm nghiên cứu về chữ viết Trung Quốc và hiện tượng tên người, chúng ta có thể thấy rằng: đặc điểm của chữ Hán đã có ảnh hưởng sâu sắc và đa dạng đối với các mặt nội dung và hình thức của văn hóa tên người trong tiếng Hán.
3.2.1.3. Chữ Hán với đặc điểm văn hóa của tên nguời Hán
Chữ Hán và văn hóa tên người tiếng Hán đều được sáng tạo ra trong quá trình phát triển văn hóa lịch sử lâu đời của dân tộc Trung Hoa. Việc nghiên cứu đối với chữ Hán có tính hệ thống hơn và có tài liệu sách vở nhiều hơn so với việc nghiên cứu văn hóa tên người bằng tiếng Hán. Nhưng với tư cách là bộ phận cấu tạo nên văn hóa Trung Hoa, hai bộ phận này đã tiếp xúc và tác động ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong các tài liệu lưu trữ, chữ Hán được gọi là ―Chữ hình vuông‖, đây là cách gọi được đặt ra trong một số tác phẩm nghiên cứu chữ viết cổ khi giải thích đặc điểm cấu tạo của chữ Hán.Chữ hình vuông là kiểu thông tin lấy tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hình làm cơ sở, lấy biểu ý và diễn ý làm chủ, còn lấy tượng thanh bao gồm nét và khối làm phụ. Trong sự truyền bá tên người nó cũng phát huy tác dụng của nó dựa trên đặc điểm này. So với các loại tên người lấy phiên âm là chủ, điều này đã thể hiện rõ đặc tính văn hóa tên người của tiếng Hán.
Đầu tiên, sử dụng chữ Hán cấu tạo nên tên người có kết cấu cơ sở đầy đủ, trọn vẹn một khối. Cách dùng chữ hình khối để viết tên người có thể chứa đựng nội dung hàm ý nhiều hơn, và trong quá trình sử dụng đối với các trường hợp khác nhau, thì cách viết cũng khác nhau. Cách sử dụng trên cũng có thể thể hiện ý tôn trọng và trọng thị trong từng trường hợp xưng hô cụ thể. Về hình thức của chữ Hán với văn tự phiên âm tuy cũng có thể chia thành nhiều bộ phận, nhưng văn tự phiên âm lấy ghi âm làm chủ, hình chữ và kết cấu tên người đều là hình dây hoặc có thể gọi là tổ hợp chữ cái viết ra từng chữ mà không có đặc điểm kết cấu trọn vẹn một khối của tên người như chữ hình vuông của tiếng Hán cấu tạo nên.
Thứ hai, chữ Hán là khuôn mẫu thông tin lấy sự theo đuổi lập tượng làm chủ, sử dụng bút nét tổ hợp biểu nghĩa, biểu hình, biểu âm thành một khối, mang đặc điểm năng động có thể chia ra cũng có thể tổ hợp nhau. Không những chữ độc thể với chữ hợp thể dưới quan hệ như vậy, mà còn thiên bàng bộ thủ với bút nét khác cũng dưới loại quan hệ này. Đây khác nhau với sự sử dụng của các văn tự phiên âm coi trọng ghi âm, đó là coi trọng kể lại chữ cái để biểu hiện ra thứ tự ngữ âm.
Thứ ba, chữ hình vuông lấy sự theo đuổi lập tượng làm chủ qua phương pháp biểu nghĩa, hội nghĩa, lấy hình thanh kết hợp làm phụ để lựa chọn và sử dụng tên người, tuy đã mở rộng phạm vi kết hợp hình nghĩa để biểu đạt chí nghĩa và thể hiện khu biệt, nhưng cũng vì xuất hiện nhiều tình hình đồng âm , cận âm khác hình mà làm việc khu biệt âm thanh và hình chữ khó khăn hơn nhiều trong khi lựa chọn và sử dụng tên người.Ví dụ:―佟家驹‖, ―桐嘉居‖, ―童
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
佳鞠‖ v,v… đều là âm thanh ― tóng jiā jū‖ hoặc gần nhau, và các từ này hình chữ khác nhau, ý nghĩa cũng khác nhau. So với văn tự phiên âm lại không có đặc điểm như thế, nếu xuất hiện hiện tượng trùng danh thì âm thanh và hình chữ đều giống nhau hết. Ví dụ: một tên Lý Thành Công, nếu xuất hiện tình hình trùng danh thì phải là một tổ hợp các chữ cái hoàn toàn giống nhau.
Thứ tư, ưu thế hình thành do việc sử dụng chữ Hán trong tên người và sự ảnh hưởng của chữ Hán đối với văn hóa tên người tiếng Hán còn có thể hiện quan trọng, đó là sự viết đối với tên người, bao gồm việc ký tên và sự phát triển của hình thức nghệ thuật khắc dấu. Chữ hình vuông lấy lập tượng làm cơ sở, dẫn đến chữ Hán trên mặt viết rất được coi trọng, và trên cơ sở thực dụng và thẩm mỹ kết hợp nhau đã hình thành nghệ thuật Thư pháp chữ Hán, trở thành một loại văn hóa mang tính thẩm mỹ độc đáo trên thế giới.
3.2.2. Một số đặc điểm văn hoá xã hội của Trung Quốc liên quan đến cách đặt tên nguời Hán
3.2.2.1. Đặc điểm tâm lí xã hội của việc đặt tên
a) Tâm lý cầu mỹ
Tên gọi của con người tuy chỉ là một dấu hiệu, nhưng nó lại là một hiện tượng văn hóa vượt qua thời gian và không gian. Việc sử dụng họ tên - dấu hiệu riêng của hình ảnh bản thân mình đã ngày càng hướng tới cách sử dụng trau chuốt văn tự, thanh lịch, tốt đẹp. Xã hội càng phát triển, trình độ văn minh càng cao, người ta càng coi trọng tên gọi hơn nữa. Nói một cách toàn diện, một dân tộc nói chung và một cá nhân nói riêng, tình trạng cao nhã hay thô tục của tên gọi đều liên quan đến cuộc sống xã hội, trình độ văn minh, tâm lý thẩm mỹ, quan niệm giá trị, mục đích của đời người…
Thông thường, chúng ta đều có tâm lý đặt ra một tên hay cho bản thân mình hoặc cho lớp sau, đa số người tin rằng, một tên hay sẽ dẫn sự may mắn cho người mang tên. Tâm lý này liên quan đến truyền thống văn hóa và như vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đã hình thành tâm lý cầu mỹ. Xem từ hệ thống tên người dân tộc Hán, tâm lý theo đuổi danh xưng tốt đẹp xuất hiện sau đời Hán. Trước đời Xuân Thu, người ta đặt tên tương đối đơn giản và mộc mạc bình dị, thường sử dụng Can Chi và Ngũ Hành trong tên người, các tên vua chúa Nhà Ân Thương đều sử dụng Thiên Can đặt ra; Ngoài ra, thời đó người ta cũng đặt tên theo đặc trưng cơ thể, ví dụ Tấn Văn Công tên Trùng Nhĩ. Thời đó, người ta không coi trọng sự tốt đẹp hoặc xấu xa của tên người. Sau Đời Hán, chế độ phong kiến dần dần được hoàn thiện, quan niệm luân lý và cấp bậc Quân – Thần – Phụ – Tử chiếm được vị trí thống trị, sắc thái lễ giáo trong tên người cũng thấy dần dần nặng nề. Các chữ thể hiện sự kính trọng, phẩm hạnh và khen ngợi thường được người ta lựa chọn và sử dụng trong tên người.
Hiện nay, đặt một tên hay cho đứa bé vẫn là tâm lý xã hội phổ biến. Bố mẹ trẻ thường chọn các từ thể hiện khỏe mạnh, hùng dũng, yêu nước, ý chí...Cũng có khi lại chọn các từ nho nhã, hiền lành, thuỳ mị, điềm đạm… Trong quá trình điều tra, chúng tôi phát hiện ra những từ phổ biến được sử dụng trong tên nam là những từ như: 超(Siêu), 钢(Cương), 栋(Đống), 强(Cường), 飞(Phi), 伟(Vĩ), 斌(Bân)… Những từ phổ biến sử dụng trong tên nữ như: 婕(Tiệp),洁(Khiết), 佳(Giai),倩(Thiến),丹(Đan),丽(Lệ),莉(Lợi),娟(Quyên),媛(Viên), 婷
(Đình)… Dựa trên tính năng động của chữ Hán, trong tên người Hán, họ và tên có thể tổ hợp và thể hiện ra ý nghĩa tốt đẹp, như: 万里(Vạn Lý),康庄(Khang Trang),高扬(Cao Dương),张翼翔(Trương Dực Tường)…
Tâm lý tìm và đặt tên mang ý nghĩa tốt đẹp không chỉ xuất hiện tại Trung Quốc, tâm lý xã hội này là quy luật chung trong hệ thống tên người của nhân loại. Có thể nhận thấy các tên tốt đẹp thường liên quan đến tâm lý xã hội mà tâm lý xã hội ở bất kỳ nước nào cũng chịu ảnh hưởng của bối cảnh văn hóa, tuyền thống tôn giáo…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong hệ thống tên người tồn tại một hiện tượng phổ biến ―làm theo nhiều người‖, đây chính là tâm lý theo số đông. Tâm lý này đang tác động rất lớn đến việc đặt tên. Ví dụ, hiện tượng tên đơn. Tên đơn đã chiếm ưu thế nhiều thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Trong vòng 200 năm, từ cuối đời Đông Hán đến thời Ngụy Tấn, tỉ lệ tên đơn rất cao, theo một điều tra không chính thức trên internet thì số người mang tên đơn chiếm tới hơn 90%. Các nhân vật trong ―Tam Quốc Diễn Nghĩa‖ như Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý... đều là tên đơn. Đây rõ ràng do liên quan đến tâm lý xã hội thời đó. Trong tài liệu đã ghi, sự thịnh thành của hiện tượng tên đơn thời này đã liên quan đến sự kiện tiếng ngôi của Vương Mãng. Sau khi nắm quyền, Vương Mãng từng hạ lệnh cấm tên hai chữ. Chính vì hành vi độc đoán, mệnh lệnh của người thống trị đã gây ảnh hưởng và tác động to lớn đến xã hội, và tạo ra dư âm nhất định trong xã hội nhất định và ngưng kết thành một loại tâm lý xã hội. Vì thế đã nảy sinh ảnh hưởng và tác dụng ràng buộc tiềm ẩn đối với hành vi đặt tên của người dân thời đó.
Cũng có thể nhìn thấy trong phong trào Ngũ Tứ, rất nhiều nhà văn và nghệ sĩ đã sử dụng bút danh và nghệ danh. Hầu hết các bút danh và nghệ danh của họ đều là tên đơn như: Lỗ Tấn, Ba Kim, Hồ Thích, Nhiếp Nhĩ… Khi tên đơn đã liên quan đến các danh nhân, tức là những con người có địa vị, có danh tiếng trong xã hội nên được người dân coi như là tiêu chí của trình độ văn hóa và địa vị xã hội, do vậy, người dân có tâm lý học theo, làm cho tỉ lệ tên đơn tăng lên. Đây chính là tâm lý theo số đông xã hội rất rõ ràng.
Ngoài hai ví dụ trên, tâm lý theo số đông trong hiện tượng tên người còn thể hiện về mặt tôn sùng anh hùng, ghét bỏ kẻ xấu. Ví dụ, sau khi Yury
Alekseyevich Gagarin, nhà du hành vữ trụ đầu tiên của Liên – Xô hoàn thành
chuyến du hành vũ trụ, anh đã trở thành anh hùng được mọi người khâm phục và yếu mến. Vì vậy do tác động của tâm lý theo số đông, trong vòng vài năm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiều em bé mới ra đời được đặt tên “Yury”.Trong khi đó hiện tượng tên của Phát- xít Hitler tên là Adolf, trong một thời gian ngắn, tỉ lệ xuất hiện tên Adolf hạ xuống đến mức độ thấp nhất. Đây cũng là sự thể hiện của tâm lý theo số đông.
c) Tâm lý chống đỡ
Trái ngược với tâm lý cầu mỹ và tâm lý theo số đông, trong hiện tượng tên người cũng thường xuyên xuất hiện một loại tình hình đặc biệt: người ta cố tình đặt ra một cái tên hèn hạ hoặc một tên kỳ dị. Đây chính là tâm lý chống đỡ và sự hình thành của tâm lý này cũng liên quan đến truyền thống văn hóa. Trong dân gian Trung Quốc, đặt một tên không bình thường, tên được cho là xấu được người dân cho rằng những tên như vậy ma quỉ cũng không muốn nghe, nên không bị cướp đi, không bị chết sớm (hiện tượng này thường chỉ xẩy ra ở những gia đình đã sinh được nhiều lần nhưng đều bị chết non hoặc chết ngay sau khi sinh). Ở Trung Quốc coi là tâm lý ―tên hèn dễ nuôi‖, tâm lý như vậy đã hình thành từ đời Hán, hiện nay một số nơi ở nông thôn vẫn còn phong tục này.
Sự diễn biến của hiện tượng tên người có quan hệ mật thiết với sự biến đổi của tâm lý xã hội, chúng thường xuyên thay đổi cùng một lúc. Sự phát triển của xã hội gây ra sự biến đổi tương ứng của tâm lý xã hội, thời kỳ khác nhau lại có tâm lý bất đồng, và tâm lý xã hội khác nhau, có ảnh hưởng khác nhau đối với