5. Cấu trúc của luận văn
3.3.2.2. Tính lịch sử chính trị trong tên ngườiViệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xã hội phản ánh mỗi thời kỳ riêng biệt. Vì thế qua tên người chúng ta có thể tìm hiểu được một số sự kiện lớn trong lịch sử về mặt chính trị. Tên người Việt cũng như vậy và cũng mang tính chất đặc biệt này.
Lấy một ví dụ tiêu biểu nhất: thời chống Mỹ, nhiều người đặt tên cho con là Chiến Thắng, Tiến Quân, Quyết Chiến… đã tỏ ra ý muốn là hy vọng quân đội Việt Nam có thể sớm giành được thắng lợi; Sau khi cải cách mở cửa lại xuất hiện các tên như: Cách Tân, Văn Minh, Tân Sinh…đã thể hiện người đặt tên có tình cảm, tin tưởng với việc cải cách mở cửa. Qua việc đặt tên bộc lộ niềm vui của mình. Ngoài ra trong các tên khác lại thể hiện ý muốn của dân chúng là hy vọng việc cải cách mở cửa có thể có được cuộc sống mới và xã hội có thể được văn minh hơn.
Cũng như ở Trung Quốc, sau khi cải cách mở cửa, văn hóa truyền thống Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây. Cùng với sự phát triển và quảng bá của tiếng Anh, và có một bộ phận người Việt đi khỏi Việt Nam sau khi sự kiện 1975, tên người Việt đã xuất hiện một số kiểu tên mới như: Kate Nguyễn, Jonny Lý…và hiện tượng này cũng đã gây một cuộc tranh luận lớn trong xã hội Việt Nam về mặt kế thừa và duy trì văn hóa truyền thống Việt Nam.
3.3.2.3. Sự ảnh hưởng của các yếu tố khác trong việc đặt tên của người Việt
1) Tên người Việt và giới tính
So với tên người Hán, tên người Việt thể hiện giới tính rất rõ ràng, tên đệm trong tên người Việt có chức năng khu biệt giới tính. Như mọi người đã biết trong tên người Việt cho dù tên nam hay tên nữ, tên đệm đã chiếm tỷ lệ rất cao. Tên đệm trong tên nam tỷ lệ sử dụng cao nhất là ―Văn‖, tên đệm trong tên nữ tỷ lệ sử dụng cao nhất là ―Thị‖. Hiện nay cùng với sự phát triển và tiến bộ của văn hóa xã hội Việt Nam, cách đặt tên của người Việt cũng có nhiều biến đổi, tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sử dụng tên đệm ―Văn‖ và ―Thị‖ đã dần dần bớt đi, và đã xuất hiện nhiều tên đệm khác được người đặt tên lựa chọn làm tên đệm, ví dụ tên đệm Nam có Quang, Quốc, Minh, Duy, Hữu, Đức… và trong tên nữ lại có Thùy, Thu, Thanh, Hồng, Ngọc,…
Ngoài tên đệm, tên cá nhân trong tên người Việt cũng có chức năng khu biệt giới tính.Tên cá nhân nam, người Việt thích sử dụng những từ có thể tỏ ra ý chí của mình như: Cường, Mạnh, Dũng… hoặc tỏ ra mong muốn tốt đẹp về mặt phẩm chất con người của người đặt tên và: Hiếu, Tín, Trung, Nghĩa… Tên cá nhân nữ người Việt lại thường lấy các từ mềm mại, dịu dàng làm tên nữ, ví dụ: Huệ, Hạnh, Tuyết, Thùy, Nhung, dung, Phương…
2) Tên người và phong tục xã hội Việt Nam
Theo tác giả Trương Thìn: ―Tên gọi sẽ gắn với một người suốt cả cuộc đời, là niềm hãnh diện, là sự trìu mến mỗi khi con bạn nghĩ đến hoặc nghe ai đó gọi mình.Tên gọi của mỗi người tưởng đơn giản mà lại gắn liền với bề dày văn hoá dân tộc, đặc biệt là phong tục xã hội.Ngày xưa, cái tên thể hiện cấp bậc trong xã hội. Chỉ cần nghe đến Sen, Nhài… người ta có thể biết ngay cô gái ấy là con nhà nghèo hèn.Thấp kém nhất trong xã hội nông thôn là Mõ. Chẳng biết người bần nông trước khi trở thành mõ có cái tên gì, nhưng đã làm việc đó trong làng thì chỉ còn được gọi bằng cái tên: Mõ. Những tên đẹp, có ý nghĩa, thường là gốc Hán, chỉ đặt cho con nhà giàu, nhà nho giáo: Kim Thuý, Quỳnh Hoa…‖[I-23]
Cũng như ví dụ trên mà tác giả Trương Thìn nêu ra, việc đặt tên của người Việt lại liên quan đến phong tục xã hội. Vì vậy, khi đặt tên cho con bé, người Việt lại thường tìm hiểu phong tục đặt tên dân gian, kết hợp với cách đặt tên khoa học. Tuy xã hội đang tiến bộ không ngừng, việc đặt tên cũng chịu ảnh hưởng của sự phát triển văn hóa xã hội và sự biến đổi phong tục xã hội. Ví dụ: hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ thích đặt tên cho con bé theo mốt, tức là thích đặt cho con tên nhiều chữ, như: Đỗ Thành Lệ Phương lệ, Hoàng Thế Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chinh… Hoặc là theo mốt đặt một tên kiều Tây cho con như: Lisa Lý…
Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng của văn hóa và văn minh con người, tên người không những là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt mà còn là một hiện tượng văn hóa đặc biệt, sự nghiên cứu về tên người hoặc nói một cách khoa học hơn là Nhân danh học, sẽ có tác dụng tích cực đối với việc nghiên cữu văn hóa xã hội trong thời kỳ nhất định.
Những năm đầu 1980
Dựa vào số liệu thống kê của chúng tôi, trong những năm 80, vì nguyên nhân đất nước Việt Nam mới kết thúc chiến tranh, thống nhất Nam Bắc, cho nên việc đặt tên vẫn phải chịu ảnh hưởng của văn hóa và phong tục ngày xưa. Điển hình là thời đó tên người Việt theo cấu trúc tên: Họ + Văn/Thị + tên cá nhân đơn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng đồng thời lại có một số tên không sử dụng tên đệm ―Văn‖ và ―Thị‖ nữa, lấy một số tên đệm khác thay thế, hoặc có một số tên nam trực tiếp không sử dụng tên đệm nữa như: Phạm Tùng, Hoàng Hậu, v.v… mà tên nữ thị rất ít có tên là Họ + tên cá nhân đơn.
Những năm đầu1990
Theo điều tra và thống kê của chúng tôi, trong những năm 1990, đặc biệt là sau khi năm 1986, Việt Nam thực hành cải cách mở cửa, văn hóa truyền thống đã chịu ảnh hưởng to lớn của văn hóa phương Tây, văn hóa tên người cũng chịu nhiều tác động. Đặc điểm nổi bật nhất của tên người Việt là tên đệm ―Văn‖ trong tên nam và ―Thị‖ trong tên nữ đã bị một số tên đệm khác vì thế và ngày càng được nhiều người chọn đặt tên cho trẻ em mới sinh ra. Như thế đã xuất hiện nhiều tên như: Đỗ Mạnh Cường, Hoàng Trung Tín, Nguyễn Việt Hà, Bùi Diệu Thúy, Trần Ái Vân,Vi An NA … Và đã xuất hiện kiểu cấu trúc tên: họ bố + họ mẹ + tên cá nhân, ví dụ: Trần Hoàng Anh, Nguyễn Lê Huỳnh, Nguyễn Đỗ Sơn Tùng, Lê Trần Hồng Trang…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sau năm 2000, Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới đã bước vào một thế kỷ mới, thế kỷ 21. Vào thời kỳ này kỹ thuật thông tin phát triển rất mạnh và đã tạo ra ảnh hưởng lớn đối với văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa tên người nói riêng, đặc biệt là sự phổ biến của Internet. Hiện nay, tầng lớp trẻ (sinh ra sau nhưng năm 80) hầu hết mọi người đều biết chơi điện tử và chát trên mạng, lớp trẻ đã được tiếp xúc với nhiều thứ văn hóa khác nhau, như vậy khi đặt tên cho con bé lại chịu tác động với nhiều yếu tố khác nữa. Nói chính xác hơn giai đoạn này tên người Việt có đặc điểm nổi bật là đa nguyên hóa, phong phú và đa dạng hơn nhiều so với giai đoạn thế kỳ 20. Từ đó cũng đã nảy sinh ra một khái niệm mới là tên Nick, Như trên đã trình bày luận văn chúng tôi chỉ nghiên cứu về tên chính, cho nên chúng tôi không trình bày về các loại tên mới.
3) Tính phân tầng xã hội trong tên người Việt
Trong tác phẩm ―Ngôn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản‖ [I-10] tác giả Nguyễn Văn Khang đã cho rằng: ―Bản thân ngôn ngữ không có tính giai cấp, nhưng những giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau có ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ và làm cho ngôn ngữ trong sử dụng vừa phản ánh vừa mang tính đặc thù giai cấp hoặc đặc thù của một tầng lớp xã hội nào đó. Đây chính là nguyên nhân nảy sinh ra sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ‖.
Cũng như đối với các hiện tượng ngôn ngữ khác, những đặc trưng về giai cấp cũng có ảnh hưởng đến quá trình đặt tên của người Việt, những đặc điểm về nghề nghiệp, trình độ văn hóa, về kinh tế v.v… của mỗi tầng lớp giai cấp khác nhau đều có ảnh hưởng đến tên gọi người Việt.
- Tên riêng của tầng lớp nông dân: Cũng như ở Trung Quốc, lớp nông dân
là một giai cấp có vị trí tương đối đặc biệt đó là đông và trình độ văn hóa thấp, nguyên nhân chủ yếu do công việc môi trường và điều kiện kinh tế của họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong lịch sử cũng như hiện nay, giai cấp nông dân Việt Nam chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, hoặc trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, đánh cá… Nông dân Việt Nam cũng như nông dân Trung Quốc, hiện nay vẫn còn làm ruộng theo kiểu truyền thống, không giống như nông dân ở các nước phát triển trồng trọt đã cơ khí hóa. Như vậy, với nền kinh tế tự cung tự cấp và phụ thuộc vào thiên nhiên, cuộc sống của tầng lớp nông dân vẫn còn nghèo nàn và trình độ văn hóa cũng thấp hơn nhiều so với các tầng lớp khác. Chính là đặc tính như thế này đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển tên gọi người nông dân.Ví dụ tên nam có: Đào Trọng Nghĩa, Vũ Hữu Tình, Đặng Phương Hướng, Vũ Mão, Nguyễn Bảo, Nguyễn Văn Đinh, Bùi Đức Phong , Trần Xuân Thìn… Tên Nữ có: Lê Thị Trà Giang, Đặng Thị Hương Mơ, Trần Thị Mùi, Lê Thị Hồng, Vũ Thị Nga, Lý Thị Mây, Nguyễn Thị Mười…
- Tên riêng của tầng lớp công nhân
Giai cấp công nhân là lớp người thường làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ… Không giống như lớp nông dân, công cụ làm việc của công nhân đã tiến bộ hơn nhiều, đã từ nông cụ nguyên thủy đến máy móc, cơ khí, vì thế năng xuất lao động đã cao hơn nhiều so với nông dân, do vậy cuộc sống mặt kinh tế cũng tốt hơn nhiều và điều kiện sống của họ tương đối ổn định.Vì phải học tập về máy móc trang bị, họ lại có kiến thức chuyên môn, cho nên trình độ văn hóa cao hơn nông dân.Chính là những đặc điểm này đã ảnh hưởng đến cách đặt tên gọi của họ. Ví dụ: Vũ Công Nghiệp, Đặng Văn Búa, Lương Văn Xe, Cao Đức Máy, Nguyễn Thị Lan, Mai Thúc Kìm…
- Tên riêng của tầng lớp trí thức
Cho dù là Việt Nam hay là Trung Quốc, tầng lớp trí thức đều là những người có học vấn phong phú được coi là những người học rộng tài cao. Những người này thường làm một số ngành nghề tại các lĩnh vực rất khác nhau như là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giảng viên trong các cấp trường, nghiên cứu viên hoặc nhà khoa học, họa sĩ, nghệ sĩ, kỹ sư, bác sĩ, biên tập, nhà báo, nhà văn… Môi trường sống của họ tập trung tại thành phố, vì thế họ có đời sống kinh tế và văn hóa khá hơn nhiều so với hai giai cấp nông dân và công nhân. Chính những điều khác nhau về cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần đã làm cho quá trình đặt tên gọi của họ đã khác nhiều so với công nhân và nông dân. Ví dụ: Nguyễn Trường Chinh, Trần Trí Dõi, Lâm Bảo Ngọc, Đoàn Kiều Trang, Mai Huyền Mi, Lê Mộng Điệp, Vũ Thanh Nga…
3.4. TIỂU KẾT
Trong chương này chúng tôi chủ yếu trình bày về đặc điểm về mặt xã hội và văn hóa của tên người Hán và người Việt. Cho dù là tên người Hán hay là tên người Việt thì tên gọi vừa là một hiện tượng ngôn ngữ vừa là một hiện tượng xã hội. Sự hình thành và phát triển của tên người không thể tách rời với sự phát triển của xã hội và văn hóa.Tên người phải chịu ảnh hưởng từ các mặt trong xã hội.
Đầu tiên về đặc điểm văn hóa xã hội của tên người Hán, tiếng Hán, chữ Hán và văn hóa tên người Hán có quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc điểm tượng hình của chữ Hán đã ít nhiều ảnh hưởng tới văn hóa tên gọi của người Hán. So với chữ Hán, đặc điểm của chữ La-Tinh trong tiếng Việt lại không độc đáo như chữ Hán. Ngoài chữ viết, tâm lý xã hội cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới văn hóa tên người Hán. Nói cụ thể hơn, trong quá trình đặt tên người ta thường tồn tại 3 tâm lý phổ biến: tâm lý cầu mỹ, tâm lý theo số đông và tâm lý chống đỡ. Văn hóa Trung Quốc thời xưa, đặc biệt là Nho Học đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với văn hóa Việt Nam, vì vậy, nguyên tắc và phương pháp đặc tên giữa người Hán và người Việt cũng có một số điểm giống nhau, tên của trẻ mới sinh đa số đều phải theo họ bố và theo kiểu cấu trúc tên gọi: Họ + Tên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Do sự ảnh hưởng của Âm Hán Việt, tên người Việt cũng giống như tên ngường Hán có thể thể hiện cả quan điểm chính trị và lịch sử tại một thời điểm nhất định. Sau khi phân tích về mặt ngữ dụng, chúng tôi nhận thấy rằng: về mặt sử dụng chữ tên người Hán và người Việt đều thích sử dụng những chữ có đặc điểm vừa có âm đẹp vừa có nghĩa tốt.
Ngoài các yếu tố nói trên, các mặt giới tính, tư tưởng phong kiến mê tín, phong tục xã hội … cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa tên người Hán và người Việt. Ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt thông tin của văn hóa, đã phản ánh ra sự biến đổi của xã hội, vì thế tên người với tư cách là một hiện tượng ngôn ngữ văn hóa đặc biệt, có đặc điểm thời đại nổi bật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Tên người là một hiện tượng đặc biệt vừa thuộc lĩnh vực ngôn ngữ vừa thuộc lĩnh vực văn hóa, từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Dân tộc học, Xã hội học, Tâm lý học, Lịch sử học, Âm vần học, Mỹ học,v.v. Trên bình diện ngôn ngữ học, tên người được nhìn nhận như là một lớp từ vựng đặc biệt, vừa hình thành và phát triển theo các quy luật của ngôn ngữ vừa tuân theo các quy luật nằm ngoài ngôn ngữ.
Xuất phát từ quan điểm ngôn ngữ học, luận văn tiến hành nghiên cứu về đề tài “đối chiếu đặc điểm tên riêng của người Hán và người Việt hiện nay”, Tên thật của người Hán cũng như tên người Việt có một kết cấu chung là: Họ + tên. Với mô hình cụ thể thì tên người Hán và tên người Việt cũng có một số khác nhau, thí dụ như mô hình của tên người Việt thường là Họ + Tên đệm + Tên cá nhân nhưng tên người Hán hiện nay đã ít dùng tên đệm. Nguyên nhân có thể do chức năng của tên đệm người Hán chủ yếu để khu biệt thứ bậc, nhưng với chính sách ―mỗi gia đình một con‖ phổ biến ở Trung Quốc, chức năng đó đã dần dần bị mất, cho nên tên người Hán hiên nay có thể coi là có cấu trúc chung Họ + tên. Trong luận văn chúng tôi đã trình bày 9 kiểu cấu trúc tên người Hán và 9 kiểu cấu trúc tên người Việt.Mỗi Thành phần ( Họ, tên đệm, tên cá nhân) trong tên người Hán và tên người Việt đều có cấu trúc và ý nghĩa riêng, nên chúng có thể tách rời và hoạt động một cách tương đối độc lập.