Nghĩa của tên người Hán

Một phần của tài liệu Ten Han Viet (Trang 47)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.3. nghĩa của tên người Hán

Trong tên chính (tên thật) của người Hán, yếu tố mang ý nghĩa chủ yếu và quan trọng nhất là yếu tố tên cá nhân. Vì thế nói đến tên người Hán là nói đến ý nghĩa của tên cá nhân.Điều này khác với tên gọi của nhiều dân tộc ở châu Âu, ý nghĩa tên gọi chủ yếu của họ là do họ đảm nhận. Ví dụ: tên họ người châu Âu ―Andrews‖ có nghĩa là ―dũng cảm‖ đảm nhận ý nghĩa chủ yếu trong tên Paul Andrews, và trong tên người Hán muốn phó thác ý nghĩa ―dũng cảm‖ phải là do tên cá nhân chứng tỏ như: Lý Dũng (李勇), ―Dũng‖ ở đây chính có nghĩa là ―dũng Cảm‖.

Tên riêng thường xuyên phản ánh một cách nhạy cảm và tức thì mọi sự diễn biến đang xẩy ra trong đời sống xã hội, nhưng không phải là tất cả mọi thứ biến động của hiện thực đều có thể phản ánh vào tên riêng.

Trong tất cả tên người Hán được khảo sát ý nghĩa của tên người Hán thường biểu trưng cho các sự vật hiện tượng trong thế giới hiện thực. Và trong truyền thống của người Hán, tên nam và tên nữ có khu biệt rõ rệt về mặt âm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghĩa, theo tác giả Nạp Nhật Bích Lực Qua (纳日碧力戈) các loại từ dùng trong tên gọi nữ thường có 8 loại sau đây: [II-12]

1) Các từ mang tính con gái: Nương(娘), Nữ(女), Thư(姐), Cô(姑), Cơ(姬),Viên(媛), Đình(婷), Na(娜) …

2) Các từ chim hoa: Hoa (花,华), Anh (英), Mai (梅), Đào (桃), Liên (莲), Phượng (凤), Yến (燕) …

3) Các từ khuê vật: Tú (秀), Các (阁), Thoa (钗), Xuyến (钏), Hoàn (纨), Hương (香), Đại (黛) …

4) Các từ phấn diễm: Mỹ(美), Lệ(丽), Thiến(倩), Tố(素), Thanh(青), Thúy(翠) …

5) Các từ cảnh đẹp: Nguyệt (月), Mi (湄), Ba (波), Vân (云), Tuyết (雪), Văn (雯), Xuân (春), Hạ (夏)…

6) Các từ chỉ báu vật: Ngọc (玉), cảnh (璟), Sam (珊), Quỳnh (琼)… 7) Các từ tình cảm: Ái (爱), Huệ (惠), Hỷ (喜), Di (怡) …

8) Các từ phẩm chất tư cách: Thục (淑), Hiền (娴), Tịnh (静), Xảo (巧), Tuệ (慧) …

Theo truyền thống, tên nam người Hán thường sử dụng các từ hùng mạnh hào phóng, một số tên thể hiện có hoài bão lớn lao như: Tế Thế (济世), Trụ Quốc (柱国), Quốc Đống (国栋) … Tên thể hiện chí hướng như: Cảnh Hiền (景贤), Mộ Thánh (幕圣) …Tên thể hiện phẩm hạnh như: Tôn Liêm (宗廉), Thanh Phong (清风) … Tên thể hiện ý muốn trường thọ như: Bành Thọ (彭寿), Quy Linh (龟龄) … Tên thể hiện nguyện vọng thăng quan phát tài như: Giới Quan (介官), Tài Vượng (财旺), Phú Quý (富贵) … Tên thể hiện hào hùng như: Trường Không (长空), Vạn Lý (万里), Cao Sơn (高山) …Tên biểu thể hiện phi phàm như: Bất Đồng (不同), Bất Nghi (不疑) …

Theo các ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, hình thức mô hình tên người Hán phổ biến nhất là cấu trúc: tên họ đơn + tên cá nhân song âm tiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong ý thức của người Hán, có một điều truyền thống là đặt tên hai chữ dễ biểu tỏ mong muốn và nguyện vọng tốt đẹp cho con cái, tên hai chữ mang ý nghĩa biểu trưng và ý nghĩa hàm chỉ đa dạng và phong phú hơn so với tên đơn.

2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, Ý NGHĨA CỦA TÊN RIÊNG NGUỜI VIỆT

2.2.1. Khái niệm “tên ngƣời” trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, hình thức cấu tạo của tên người chủ yếu là: Họ + Tên Đệm + Tên‖. Có rất nhiều cách gọi để chỉ ―tên người‖. Trong môn Danh xưng học, có thuật ngữ ―Nhân danh‖, và còn có cách gọi như tên riêng chỉ người, tên chỉ người, tên gọi người… còn bộ phận ―tên Đệm‖ có khi lại được gọi là ―tên lót‖, bộ phận cuối cùng có cách gọi là: tên, tên gọi, tên riêng, tên chính, tên cá nhân,… vì thế trong luận văn chúng tôi theo cách gọi các bộ phận trong cấu trúc trên là ―Họ‖, ―Đệm‖, ―Tên cá nhân‖ để dễ khu biệt chúng.

Trong phần mở đầu chúng tôi đã trình bày về nội dung ngoài tên thật (chính danh), tên người còn có nhiều loại khác như: tên tục, tên húy, tên hiệu, bút danh, nghệ danh, biệt anh,…Mô hình cấu trúc ―tên họ + tên đệm + tên cá nhân‖ là mô hình cấu trúc của tên thật (chính danh) của người Việt, chứ không phải là mô hình chung của tên người Việt. Vì vậy, luận văn chỉ lấy tên thật của người Việt làm đối tượng nghiên cứu.

Tên người trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Hán và nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới thuộc hệ thống từ vựng. Như vậy tên người trong tiếng Việt đã được coi là một loại đơn vị định danh. Theo học giả Phạm Tất Thắng, có thể sử dụng thuật ngữ ―Tổ hợp định danh‖ (sau đây viết tắt là THĐD) để chỉ loại đơn vị định danh tên người. Trong lí luận của tác giả, tên người là một tổ hợp định danh gồm có 3 bộ phận: tên họ, tên đệm, và tên cá nhân. Các bộ phận này đã kết hợp một cách chặt chẽ theo trật tự: tên họ + tên đệm + tên cá nhân. Các bộ phận trong cấu trúc được tác giả định nghĩa là danh tố. Danh tố là các yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mang chức năng định danh, tham gia cấu tạo nên các THĐD một cách trực tiếp, mỗi một danh tố là một đơn vị định danh riêng biệt, chúng có khả năng tách ra khỏi cấu trúc tên người để hoạt động một cách tương đối độc lập trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định.

2.2. 2. Đặc điểm cấu trúc của tên riêng nguời Việt 2.2. 2. 1. Mô hình cấu trúc của tên người Việt hiện nay

Về mô hình cấu trúc tên thật người Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng tên thật người Việt có hai mô hình cấu trúc chính:

- Tên họ + Tên cá nhân

- Tên họ + Tên đệm + Tên cá nhân

Tuy đa số tác giả đã thống nhất mô hình chung cấu trúc tên thật người Việt: Họ + Đệm + Tên, nhưng mỗi nhà nghiên cứu đều có ý kiến riêng của mình về phân loại cấu trúc tên thật người Việt.

Ví dụ: tác giả Dương Lan Hải trên cơ sở thừa nhận người Việt có tên họ ghép và tên đệm ghép, đã đưa ra 6 kiểu cấu trúc tên thật người Việt:

1) Tên họ đơn + Tên cá nhân

Như: Lê Lợi, Lê Duẩn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tuân… 2) Tên họ ghép + Tên cá nhân

Như: Nguyễn Hoàng Hưng, Tôn Nữ Kiều Hạnh… 3) Tên họ đơn + Tên đệm đơn + Tên cá nhân

Như: Lô Thị Nguyệt, Hoàng Văn Dũng, Nguyễn Thị Thanh Thảo… 4) Tên họ ghép + Tên đệm đơn + Tên cá nhân

Như: Nguyễn Đỗ Văn Sơn, Tôn Lương Thị Thu Thủy… 5) Tên họ đơn + Tên đệm ghép + Tên cá nhân

Như: Cao Thị Thu Hằng, Lê Thị Huyền Trang, Nguyễn Văn Quang Đại... 1) Tên họ ghép + Tên đệm ghép + Tên cá nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vì có quan niệm trái lại với ông Dương Lan Hải, tác giả Nguyễn Kim Thản có 3 kiểu cấu trúc tên người Việt khác nhau sau:

1) Tên họ đơn + Tên cá nhân đơn

Ví dụ: Nguyễn Du, Hoàng Hậu, Phạm Tùng… 2) Tên họ đơn + Tên đệm đơn + Tên cá nhân đơn

Ví dụ: Nguyễn Minh Thắng, Lý Văn Nghĩa, Trần Thị Thùy… 3) Tên họ đơn + Tên đệm đơn + Tên cá nhân ghép

Ví dụ: Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Thị Bích Ngọc…

Trên cơ sở các mô hình cấu trúc tên thật người Việt của các nhà nghiên cứu đã trình bày, mặt khác còn dựa vào dữ liệu điều tra, chúng tôi đưa ra 9 kiểu cấu trúc tên người Việt. Chúng tôi cho rằng nhận thức như thế này tương đối toàn diện và tỉ mỉ:

1) Họ đơn + ø + Tên cá nhân đơn

Ví dụ: Lê Mai, Phan Thiều, Nguyễn Duy… 2) Họ đơn + ø + Tên cá Nhân kép

Ví dụ: Đỗ Hải Yến, Phạm Xuân Liên, Vũ Trường Giang… 3) Họ ghép + ø + Tên cá nhân đơn

Ví dụ: Nguyễn Hoàng Hải, Trần Lê Bảo, Ngô Vi Vương… 4) Họ ghép + ø + Tên cá nhân kép

Ví dụ: Nguyễn Đỗ Sơn Tùng, Tôn Lương Hà Nội… 5) Họ đơn + Tên đệm đơn + Tên cá nhân đơn

Ví dụ: Tạ Thị Hoa, Nguyễn Minh Khoa, Trần Văn Hiếu… 6) Họ đơn + Tên đệm đơn + Tên cá nhân kép

Ví dụ: Hoàng Thị Thanh Xuân, Phạm Thế Việt Chinh… 7) Họ kép + Tên đệm đơn + Tên cá nhân đơn

Ví dụ: Tôn Thất Văn Hiếu, Vũ Đỗ Thị Thanh… 8) Họ đơn + Tên đệm kép + Tên cá nhân đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ: Phạm Thị Minh Phương, Trương Thị Thúy Nga… 9) Họ đơn + Tên đệm kép + Tên cá nhân kép

Ví dụ: Trần Nguyên Thụy Thủy Tiên, Hoàng Thị Phương Bảo Ngọc… Theo một số cứ liệu các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi nhận thấy trong số 9 kiểu cấu trúc tên thật người Việt đã nêu trên, kiểu 5) Họ đơn + tên đệm đơn + tên cá nhân đơn chiểm tỷ lệ cao nhất, có thể coi là mô hình tiêu chuẩn cấu trúc tên người Việt từ xưa đến nay. Kiểu 6) Họ đơn + Tên đệm kép + Tên cá nhân kép có tỷ lệ cao thứ hai, là kiểu cấu trúc được lớp trẻ người Việt hiện nay lựa chọn nhiều nhất.

2. 2.2.2. Các thành phần của tên riêng người Việt

+ Tên họ của nguời Việt

Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương(tên gọi theo tiếng Anh, tiếng Pháp là Indo- china) đã thể hiện một đặc điểm nền văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ. Trước đây trong lãnh thổ Việt Nam đã từng tồn tại một quốc gia là nước Chàm với ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rất đậm đà. Và thứ văn hóa tên họ là một mảng văn hóa rất đặc biệt trong mạng lưới văn hóa xã hội và văn hóa dân tộc Việt Nam. Mặc dù vậy văn hóa tên họ vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc. Tuy nhiên khi nghiên cứu chúng tôi thấy đa số tên họ được đọc trệch đi cho khác với nguyên gốc để hợp với phát âm tiếng Việt. Một phần có thể do dân số không đông, họ người Việt không nhiều như Trung Quốc hay Ấn Độ. Các họ lớn ở Việt Nam thường gắn với một triều đại trong lịch sử nước mình.

Rất nhiều tư liệu đều cho rằng trong lịch sử Việt Nam không tìm thấy sử liệu nói về nguồn gốc tên họ tại Việt Nam. Theo một số học giả như ông Nguyễn Bạt Tụy cho rằng nguồn gốc tên họ người Việt hiện nay đang sử dụng chủ yếu là du nhập từ Trung Quốc, bắt chước người Hán. Ông Nguyễn Đổng Chi, thuộc Ủy Ban Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội đồng quan điểm với lập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường trên. Bắt đầu từ khi phong kiến phương bắc đô hộ, tên họ người Hán thông qua những quan lại, binh lính, quý tộc, thương gia, nho sĩ, tội nhân bị đi đầy mang sang Việt Nam đã lưu lại Việt Nam đến bây giờ.

Cũng như tên người Hán và một số dân tộc khác trên thế giới, danh tố họ trong tên thật người Việt đứng ở vị trí đầu tiên, mô hình chung là: họ + tên. Về mặt cấu tạo, đa số tác giả nhất trí cho rằng tên họ người Việt tồn tại chủ yếu dưới hình thức đơn âm tiết, tức là họ đơn. Ngoài họ đơn ra, có một số tác giả cũng cho rằng: tên họ người Việt vẫn tồn tại họ kép và họ ghép.

Họ kép là một loại từ đa âm tiết không thể chia cắt hoặc thay thế bất kỳ một thành phần nào trong đó, thành phần thứ nhất trong họ kép là họ đơn có sẵn, còn thành phần thứ hai chỉ là yếu tố đóng vai trò thành tố phụ.Ví dụ: Nguyễn Đình, Nguyễn Khoa, Nguyễn Tài, Hứa Sỹ…

Còn có một số học giả lại cho rằng, không tồn tại họ kép, mà tất cả tên họ đa âm tiết đều được họ xếp là họ ghép. Họ ghép là hai thành phần đều là tên họ có sẵn được ghép với nhau, trong đó, điển hình nhất là kiểu [họ cha + họ mẹ].

Theo tác giả Nguyễn Long Thao, tên họ người Việt không có họ kép chi có họ ghép và họ ghép không những có hai chữ, mà còn có họ ghép ba chữ và bốn chữ.Ví dụ:

- Họ một chữ: Nguyễn, Trần, Lê, Phạm… - Họ hai chữ: Nguyễn Huỳnh, Đặng Trần… - Họ ba chữ: Công Tôn Nữ

- Họ bốn chữ: Công Tằng Tôn Nữ

Và Nguyễn Long Thao cũng có nêu ra 5 lí do hình thành họ ghép: 1)Họ ghép vì đi làm con nuôi;

Ví dụ: Đặng Trần Côn vốn họ Trần, làm con nuôi của gia đình họ Đặng, cho nên mang họ Đặng Trần, con cháu ông cũng tiếp tục mang họ ghép là Đặng Trần Thường, Đặng Trần Thiện…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2) Họ ghép vì được vua ban họ;

Ví dụ: Trần Bình Trọng vốn họ Lê, thuộc dòng dõi Lê Đại Hành, sau nhờ công lớn, được đổi sang họ Trần là họ nhà vua.

3) Họ ghép vì muốn phân biệt;

Tại Việt Nam, nhiều làng chỉ có một dòng họ, do đó, để phân biệt các chi nhánh, người ta thêm vào sau tên họ các từ có ý nghĩa thân tộc như Mạnh, Đình, Trọng, Quý, Bá, Thúc, Tôn và người ta nói ông này họ Mạnh, ông kia họ Thúc.Thực ra, họ là các ông Trần Mạnh A, Trần Thúc B. Và ở Trung Quốc cũng có tập tục như vậy để phận biệt các chi nhánh dưới một dòng họ lớn nào đó như: Trương Chí A, Trương Thiếu B… Nhưng tại Trung Quốc, người ta không coi Trương Chí và Trương Thiếu là họ ghép, mà chỉ cho rằng họ vẫn là Trương, yếu tố Chí Và Thiếu chỉ dùng để khu biệt.

4) Họ ghép để biểu lộ ý niệm huyết thống;

Suốt triều đại hậu Lê, từ vua Lê Trang Tông (1533-1548), tức Lê Duy Ninh đến vua Lê Mẫn Đế (1787-1788), tức Lê Duy Kỳ, trải qua 17 đời vua, kéo dài 255 năm, vua nào cũng có họ là Lê Duy.

5) Họ ghép vì muốn thêm họ mẹ.

Theo tục lệ và luật pháp của xã hội, theo chế độ phụ hệ, người con phải mang dòng họ cha. Tuy nhiên, vào khoảng giữa thế kỷ 20, vì bị ảnh hưởng văn hóa tây phương, vì địa vị của người phụ nữ được đề cao, nên tên họ mẹ đã thấy xuất hiện sau tên họ cha trong thành phần tên họ của con. Mục đích này nhằm nhắc nhở cho con về dòng họ mẹ, và ghi dấu cuộc hôn nhân giữa hai dòng họ. Khuynh hướng tốt đẹp này ngày càng phổ biến trong xã hội Việt Nam. Việc này tuy cũng xuất hiện trong xã hội Trung Quốc, nhưng có một nguyên nhân khác với Việt Nam là: do Trung Quốc có chính sách mỗi một gia đình trong thành phố chỉ được đẻ một con, nên mục đích nhắc nhở cho con về dòng họ mẹ càng được người Trung Quốc coi là nguyên nhân chủ yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vì còn nhiều ý kiến tranh luận, nên trong luận văn, chúng tôi không theo quan niệm của ông Nguyễn Long Thao, mà giữ ý kiến tên họ người Việt Nam có họ kép và họ ghép. Đây cũng là lý do mà số lượng tên họ người Việt hiện nay các học giả Việt Nam chưa có ý kiến thống nhất và cũng chưa có con số thống nhất.

Chẳng hạn, năm 1949, ông Nguyễn Bạt Tụy, trong bài Tên người Việt Nam, cho biết có 308 họ. Ông Bình Nguyên Lộc liệt kê 147 họ. Ông Dã Lan viết có chừng 300 họ. Ông Vũ Hiệp viết: Khối người kinh có khoảng 150 họ, các dân tộc thiểu số thì chưa có thống kê rõ về số dòng họ, có lẽ độ 109 dòng họ của dân tộc thiểu số mà thôi.Giáo sư Nguyễn Đình Hòa, trong bài Vietnamese Names and Titles, cho biết Việt Nam có khoảng 300 họ. Giáo sư dựa vào tài liệu của nhà địa lý học Pierre Gourou cho rằng đồng bằng Bắc Việt có 202 dòng họ. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cho là Việt Nam có khoảng 300 họ, nhưng thông dụng chỉ khoảng vài chục. Giáo sư Hà Mai Phương và Bảng Phong, trong bài Lược khảo về tên, họ Người Việt Nam đưa ra danh sách 351 tên họ.Năm 1992, Tiến sĩ Lê Trung Hoa, trong sách Họ và tên Người Việt Nam, đã đưa ra danh sách 931 họ.

1) Tên họ đơn

Tên họ đơn của người Việt cũng giống như người Hán, là tên họ tồn tại dưới hình thức đơn âm tiết (một tiếng hoặc một chữ). Tên họ đơn là hình thức cơ bản nhất trong tên họ người Việt.

Vì không xác định được số lượng tên họ người Việt, cho nên cũng không

Một phần của tài liệu Ten Han Viet (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)