5. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Đặc điểm ý nghĩa của tên ngườiViệt
Muốn hiểu rõ ràng ý nghĩa của tên người Việt, đầu tiên phải tìm hiểu rõ vấn đề: tên người có nghĩa hay không có nghĩa?
Tuy đây là một vấn đề phức tạp khó giải quyết nhất trong lịch sử Danh xưng học, và hiện nay vẫn còn hai quan điểm đối lập nhau trong giới chuyên môn, nhưng trong chương I phần lý luận, chúng tôi cũng đã trình bày quan điểm về vấn đề này một cách sâu sắc. Theo quan niệm chúng tôi, tên người hoàn toàn có nghĩa hoặc có ý nghĩa. Tuy nhiên tên người thuộc loại ký hiệu ngôn ngữ đặc biệt, nghĩa hoặc ý nghĩa của nó khác với tên chung. Đây chính là lí do mà chúng ta nên nghiên cứu ý nghĩa của tên người từ hai mặt cá thể và cộng đồng dân tộc. Trong luận văn khi nói ý nghĩa của tên người chính là nói về ý nghĩa xã hội của tên người.
Trong cấu trúc Họ + Đệm + Tên, chúng tôi cho rằng: Họ là bộ phận không có nghĩa, chỉ dùng để chỉ ra tên gọi dòng họ, thể hiện chức năng định danh của nó. Tên đệm và tên cá nhân chỉ mang ý nghĩa xã hội. Nói cụ thể hơn, hai bộ phận này vừa có ý nghĩa biểu trưng, vừa có ý nghĩa hàm chỉ.
Ý nghĩa biểu trưng là ý nghĩa suy ra từ các từ dùng để làm kí hiệu cho tên người, nó không phải ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của các tên chung. Ví dụ như: một người mang tên Nguyễn Mỹ Lệ, tên này sẽ có ý nghĩa biểu trưng là sự đẹp đẽ hoặc nói lên ý nguyện hy vọng con gái có thể trưởng thành một cô gái xinh đẹp của người đặt tên; Một người tên Phú Quý lại có ý nghĩa biểu trưng là người đặt tên có mong muốn con trai này lớn lên được giàu sang. Ý nghĩa hàm chỉ của tên người là ý nghĩa chỉ ra những dấu hiệu xã hội nào đó thông qua kí hiệu tên gọi. Ý nghĩa này không có mối liên hệ với nghĩa của các từ dùng để làm kí hiệu gọi tên, thường là những dấu ấn kỷ niệm nào đó của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người đặt tên. Ví dụ: lấy tên bạn bè, lấy tên ân nhân, tên quê hương, tên gọi có mối liên hệ đến hình thức với tên gọi của những người thân trong gia đình…
Cũng như sự đối lập về vấn đề tên riêng có nghĩa hay không có nghĩa, đối với danh tố họ trong tên người, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng có quan điểm đối lập nhau. Đa số tác giả cho rằng thành phần tên họ trong tên thật người việt không có nghĩa, nhưng một số tác giả lại cho rằng thành phần tên họ trong tên thật người Việt cũng có nghĩa. Theo ý kiến của đa số người, chúng tôi cho rằng, trong tên thật người Việt, tên họ chỉ có giá trị khu biệt dòng họ, nó không có ý nghĩa biểu trưng và ý nghĩa hàm chỉ.
Ngoài tên họ ra, hai thành phần khác là tên đệm và tên cá nhân trong tên người Việt đều có ý nghĩa. Chức năng của tên đệm chủ yếu là phân biệt giới tính. Vì thế xem sự phân biệt giới tính chính là ý nghĩa chủ yếu của tên đệm. Nhưng so với tên cá nhân, ý nghĩa của tên đệm mờ nhạt không rõ ràng, ý nghĩa của tên thật người Việt thường là do tên cá nhân biểu lộ ra, nhiều khi ý nghĩa của tên cá nhân chính là ý nghĩa của tên thật người Việt.
2.3. TIỂU KẾT
Trong chương này luận văn của chúng tôi chủ yếu trình bày đặc điểm về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa tên người Hán và người Việt. Tên của người Hán và tên của người Việt có cấu trúc chung là: họ + tên, họ ở trước, tên ở sau, điều này khác hẳn với nhiều dân tộc khác trên thới giới, điển hình là người Anh và người Mỹ. Ngoài ra, mô hình cấu trúc tên người Việt còn có một loại phổ biển: họ + đệm + tên. Trong thực tế, mô hình cấu trúc tên người Hán cũng có bộ phận đệm, nhưng hiện nay, tên đệm trong tên người Hán đã mất tác dụng như ngày xưa, vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi đã bỏ bộ phận đệm trong tên người Hán, không đề cập đến trong các mặt nghiên cứu. Ngược lại, trong tên người Việt, tên đệm là một bộ phận quan trọng không thiếu được, vì vậy chúng tôi đã giành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một phần đáng kể chuyên viết về tên đệm trong tên thật người Việt Nam. Cụ thể về các danh tố trong tên thật người Hán và người Việt, tên họ người Hán có nguồn gốc lịch sử lâu dài, và tồn tại dưới các hình thức họ đơn, họ kép và họ ghép. Tên họ người Việt chịu nhiều ảnh hưởng tên họ người Hán, đến nay có thể coi đa số tên họ vẫn bắt nguồn từ tên họ người Hán, nhưng đa số họ sau khi chuyển sang Việt Nam bị đọc trệch đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc. Đối với tên họ người Hán và người Việt, đều có họ kép và họ ghép. Số lượng họ kép đều rất ít so với họ đơn bất kì trong tên họ người Hán hay người Việt. Họ ghép là một loại họ mới, là ghép lại hai họ đơn có sẵn, thường là họ bố + họ mẹ. Về tên cá nhân thì người Hán và người Việt đều tồn tại hình thức tên cá nhân đơn âm tiết và tên cá nhân đa âm tiết. Những năm gần đây, tên cá nhân người Hán và người Việt đều xuất hiện tên cá nhân 3 chữ trở lên. Ngoài lý do quan trọng là để tránh khỏi trùng danh, tên cá nhân 3 chữ trở lên còn biểu hiện cá tính của người đặt và người được đặt.
Trong luận văn, chúng tôi đã trình bày về hình thức cấu trúc tên thật người Hán và người Việt một cách tỉ mỉ. Thông qua sự nghiên cứu của chúng tôi, mô hình cấu trúc tên người Hán có được 9 loại hình và hình thức cấu trúc. Tên thật người Việt cũng có 9 loại hình thức. Trong 9 kiểu cấu trúc tên thật người Hán và người Việt có một số mô hình cấu trúc giống nhau nhưng cũng có cấu trúc khác nhau.
Sau khi tìm hiểu về tên người có nghĩa hay không có nghĩa, luận văn đã nêu ra quan điểm: tên người có nghĩa, nhưng lại khác hẳn với các tên chung, nó mang ý nghĩa xã hội. Ý nghĩa của tên thật người Hán và người Việt đều do tên cá nhân đảm nhận, và ý nghĩa tên người Hán và người Việt thường là chỉ ý nghĩa biểu trưng và ý nghĩa hàm chỉ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nghiên cứu về tên người Hán và người Việt có thể nhận thấy:
Điểm giống nhau lớn nhất: có cấu trúc chung họ + tên, họ ở trước, tên ở sau. Điểm khác nhau lớn nhất: bộ phận đệm trong tên người Hán không quan trọng như chúng trong tên người Việt.
Người Việt ít có tên kiểu:
+ Họ bố + Họ mẹ + Họ bà nội + tên cá nhân + Họ bố + Họ mẹ (Họ mẹ làm tên cá nhân)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG Ш
ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA XÃ HỘI
CỦA TÊN NGƢỜI HÁN VÀ NGƢỜI VIỆT 3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên người là hiện tượng phổ biến trong xã hội văn minh của con người, đồng thời cũng là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt. Tên người thường phản ánh sở thích, mong muốn và kỳ vọng của người đặt tên, đồng thời thể hiện truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi thời đại và cả xã hội. Ngoài ra tên nguời cũng thể hiện một số nội dung quan trọng khác là: chuẩn mực đức hạnh, tín ngưỡng tôn giáo, quan niệm giá trị… Cũng có thể cho rằng, hiện tượng ngôn ngữ tên người có quan hệ cực kỳ mật thiết với văn hóa dân tộc, tâm lý xã hội, cuộc sống xã hội, là sự thể hiện bên ngoài của các yếu tố ẩn sâu nói trên. Qua sự phân tích đối với hiện tượng tên người, chúng ta có thể nhìn rõ nội hàm phong phú mà tên người chứa đựng.
Tên người là kí hiệu để quen biết với nhau giữa người này với người kia, đặt một tên như thế nào là hành vi cá nhân, nó không giống như tên chung ước định mà thành. Nhưng bất kì tên người của dân tộc nào cũng đều chịu ảnh hưởng của chính trị, kinh tế, văn hóa, tâm lý, và ngôn ngữ, phong tục… của dân tộc đó. Vì vậy, tên người có thể phản ánh ước vọng và tình cảm sâu đậm, đặc trưng văn hóa, cơ chế tâm lý… của dân tộc từ trắc diện, đã trở thành một hình thái văn hóa – văn hóa tên người.
Vì lý do bối cảnh lịch sử giữa ngôn ngữ và xã hội khác nhau, tên người trong một tập thể chung lại mang tính xã hội khác nhau và có đặc trưng khác nhau. Tên người là một ký hiệu xưng hô, nó phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong xã hội, sẽ chuyển dịch và thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Nói một cách khác, tên người trong các thời đại khác nhau sẽ có ý nghĩa văn hóa xã hội khác nhau. Họ và tên của người Trung Quốc là sản phẩm của văn hóa tính thị và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
văn hóa lý lễ thời cổ Trung Quốc, là sự cần thiết của văn minh và tiến bộ của xã hội, đã hình thành qui tắc và mô hình riêng biệt của hệ thống văn hóa Trung Quốc trong sự phát triển lâu dài của chế độ phong kiến và phong tục lý lễ. Cùng với sự phát triển của xã hội, tên người trong tiếng Hán hiện nay cũng đã thay đổi nhiều, và đã thể hiện thông qua đặc trưng văn hóa xã hội Trung Quốc hiện nay. Theo tác giả Vương Tuyền Căn: ―mỗi người đều có tên. Tên người là kí hiệu riêng biệt đại diện cho một cá thể duy nhất, có tính chiếm giữ và tính lâu dài. Tên người hiện nay được sự bảo vệ của pháp luật, người khác không được xâm phạm.‖ ―Văn hóa tên người là nội dung chủ yếu của văn hóa phù điêu, mà văn hóa phù điêu là đơn vị cơ sở cấu tạo nên toàn bộ hành vi và văn minh của con người.‖ Trong tác phẩm ―Văn hóa Tên người Trung Quốc‖ ông đã trích dẫn nội dung trong tác phẩm ―The science of culture‖ cuả Leslie A. White – Nhà Nhân loại học và Nhà Dân tộc học Mỹ: ―toàn bộ hành vi của con người có thể tìm thấy từ việc sử dụng và nghiên cứu phù điêu, chính phù điêu đã ghi lại những hình ảnh để chúng ta thấy tổ tiên chúng ta- vượn người trở thành người, và chúng ta trở thành con người. Chính vì vậy, có thể nói phù điêu là một nét văn hóa đặc sắc của con người lưu truyền từ đời này đến đời khác. Toàn bộ hành vi của con người được cấu thành bằng việc sử dụng kí hiệu, hoặc dựa vào sự sử dụng của kí hiệu. Kí hiệu là lĩnh vực riêng tư của nhân loại.‖ Thông qua nội dung trên, tác giả có nhân xét: ―nhìn rõ lĩnh vực đặc biệt tên người này, không những làm chúng tôi tăng thêm kiến thức, cảm nhận ra sự lâu dài, bền vững, và đa dạng của văn hóa Trung Quốc về ý nghĩa tầng sâu, mà còn có thể nhìn ra khả năng phát triển, biển đổi và sự quan tâm về nhân văn xã hội Trung Quốc. Nói từ một góc độ nhất định, một bộ lịch sử văn hóa tên người là sự tóm tắt và kết tinh của lịch sử phát triển của xã hội.‖
Chính vì sự quan trọng của tên người đối với việc nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội nhân loại, trong chương này, đầu tiên chúng tôi sẽ trình bày về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một số đặc điểm về mặt xã hội và văn hóa của tên người Hán.
3.2. Đặc điểm văn hóa xã hội của tên ngƣời Hán
Văn hóa truyền thống của Trung Quốc có nội hàm sâu sắc và phong phú, chữ Hán Trung Quốc có đặc điểm mỗi chữ là một âm một nghĩa, và văn hóa truyền thống đã tác động rất sâu đậm vào nhân dân Trung Quốc, đó đã làm văn hóa tên người Trung Quốc trở thành một nền văn hóa khá độc đáo trên thế giới. Sự thể hiện cụ thể của văn hóa tên người là do ngôn ngữ văn tự dân tộc mình và nước mình sáng tạo ra, sử dụng chữ Hán tiếng Hán trong việc đặt tên đã có tác dụng quan trọng đối với hình thành đặc sắc văn hóa tên người Trung Quốc.
3.2.1. Chữ Hán và văn hóa tên ngƣời trong tiếng Hán 3.2.1.1. Vai trò của chữ Hán đối với tên nguời Hán
Tuyệt đại đa số dân số dân tộc Trung Hoa đều sử dụng tiếng Hán và chữ Hán làm ngôn ngữ và văn tự của dân tộc mình. Tiếng Trung Quốc và chữ Trung Quốc được gọi là tiếng Hán và chữ Hán, trong đó lý do cơ bản là dân tộc Hán là dân tộc chủ yếu sử dụng loại ngôn ngữ này nên gọi nó là tiếng Hán, từ đó hình thức chữ viết của ngôn ngữ này là cũng được gọi là chữ Hán.
Trên cơ sở tìm hiểu rõ nguồn gốc của tiếng Hán và chữ Hán, chúng ta quay trở về vấn đề đặt tên bằng tiếng Hán và chữ Hán. Có thể nói ngay từ khi xuất hiện chữ Hán, nó đã lấy chức năng lựa chọn sử dụng và ghi lại tên gọi làm một mặt quan trọng trong chức năng xây dựng nền văn hóa của nó. Sự cấu thành của tên gọi nhân vật cổ xưa ghi chép bằng văn tự đã là bằng chứng không thể phủ nhận được của quan hệ giữa tiếng Hán chữ Hán và văn hóa tên người, mặc dù, lịch sử ngôn ngữ Trung Hoa lâu dài hơn nhiều, chữ viết xuất hiện vào bao giờ vẫn chưa xác định. Tất cả các tên người ghi lại bằng Chữ Giáp Cốt, Chữ Kim đã thể hiện ngôn ngữ chữ viết ảnh hưởng đến văn hóa tên người. Nhờ tác dụng lưu truyền của chữ Hán, chúng tôi mới có thể biết được vua Hoàng Đế họ Cơ, tên là Hiên Viên; Vua Viêm Đế, họ Khương, tên Thạch Niên; Thương Thang, tên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lữ…
Như chúng ta đã biết, trên thế giới có một số văn tự cổ giống với chữ Hán, nhưng sau đó vì một số nguyên nhân nào đó đã thất truyền. Trong khi đó chữ Hán lại trở nên phồn thịnh, vì nó là chữ hình vuông phát triển lên trên cơ sở tượng hình và lấy biểu nghĩa làm chủ, hình thanh kết hợp, nét bút thành một khối. Chữ Hán lấy phong cách văn hóa riêng biệt ảnh hưởng đến văn hóa tên người, làm nó trở thành văn hóa đặc sắc kết hợp với tổ hợp văn tự trên cả hai mặt trong và ngoài.
Chữ Hán ảnh hưởng đến văn hóa tên người trong tiếng Hán đã có lịch sử lâu đời. Trong quá trình phát triển của lịch sử đã có vô số tên người xuất hiện, biến mất, lưu truyền, tái hiện và biến đổi. Cũng như chữ Hán có đặc trưng cơ bản trong quá trình phát triển biến đổi, văn hóa tên người do chữ Hán cấu tạo nên cũng có đặc điểm riêng biệt của nó. Sử dụng chữ Hán trong việc đặt tên, đã trở thành hoạt động mang ý nghĩa phong tục dưới ảnh hưởng truyền thống văn hóa tên người trong tiếng Hán, cho dù nghi thức hoặc ngày tháng đặt tên có biến đổi, nhưng việc sử dụng chữ Hán để đặt ra một tên ý nghĩa sâu xa đã trở thành ý thức của nhân dân Trung Quốc, kể cả mong muốn đòi hỏi chất lượng cuộc sống. Mức độ nhận biết, trình độ văn hóa và cách thức tư duy, phẩm hạnh, sự khác nhau tuyển chọn về giá trị thẩm mỹ … của người ta đều ảnh hưởng đến