là cây bời lời và cây cao su. Cây bời lời được sử dụng gần như hết các bộ phận của cây để làm nguyên liệu sản suất hương nhang, đặc biệt là vỏ cây và lá cây. Cây ưa ánh sáng sinh trưởng tốt ở các bìa rừng, rừng thưa, bụi cây, ven suối. Vùng phân bố của loài cây này ở nước ta trải dài trên khắp cả nước từ Hà Giang đến Cà Mau. Cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, không chịu được sự úng nước và gió mạnh.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu nguyên liệu sản xuất hương nhang sản xuất hương nhang
1.2.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô Hệ thống thuế và mức thuế
Các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các ngành được cụ thể hoá thông qua luật thuế.
Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp thay đổi.
Thể hiện rõ nhất là các chính sách về thuế đối với mặt hàng nguyên liệu sản xuất hương nhang, với mức thuế xuất 0% có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các nhân tố về pháp luật, chính trị
Một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia cạnh tranh lành mạnh.
19
Mới đây, Bộ Công Thương Ấn Độ đã thay đổi chính sách trong việc nhập khẩu hương nhang và các chế phẩm từ Việt Nam từ tự do nhập khẩu sang hạn chế khiến nhiều công ty xuất khẩu hương nhang và nguyên liệu sản xuất hương nhang của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Môi trường văn hóa xã hội
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút.
Thiên Chúa giáo cũng dùng hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các thánh lễ, trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, mình Thánh, rượu Thánh và cả linh cửu của người đã mất.
Những tôn giáo khác như Ấn Độ giáo (Hinduism) thì lại dùng hương để thư giản và tập trung hơi thở lúc ngồi Thiền.
Môi trường tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên; đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí,... Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.
Ở Việt Nam ta với thế mạnh là tre và họ nhà tre, bên cạnh đó các loại gỗ cũng rất phong phủ, đặc biệt là cây bời lời. Không phải quốc gia nào cũng có thể trồng được cây bời lời. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh dễ dàng với các doanh nghiệp quốc tế và đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm này tới các doanh nghiệp sản xuất hương nhang trên toàn thế giới.
1.2.3.2. Các yếu tố môi trường vi mô Đối thủ cạnh tranh
Việt Nam ta từ xưa tới nay nổi tiếng với các làng nghề truyền thống lâu đời trong đó chủ yếu là làng nghề thủ công mỹ nghệ, nghề làm nhang, bên cạnh đó, Việt Nam có sản lượng gỗ dồi dào. Chính vì vậy có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào
20
thị trường cung ứng mặt hàng nguyên liệu sản xuất hương nhang, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Mô hình kinh doanh
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều công ty sản xuất, công ty cung ứng và công ty thương mại nguyên liệu sản xuất hương nhang nên mô hình kinh doanh rất khác nhau ảnh hưởng tới mức giá dẫn tới các công ty khó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tiềm lực con người
Việt Nam ta từ xưa tới nay nổi tiếng với các làng nghề truyền thống lâu đời trong đó chủ yếu là làng nghề thủ công mỹ nghệ, nghề làm nhang,… nhưng chủ yếu là gia công thủ công, không sử dụng máy móc thiết bị. Chính vì vậy hầu hết các đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao rất ít, khó có thể phát minh, chế tạo, sản xuất ra những sản phẩm đòi hỏi tính kỹ thuật cao để có thể cạnh tranh được với các thị trường khác, nổi trội nhất là Trung Quốc.
Tiềm lực tài chính
Một trong những yếu tố quan trọng tác động tới xuất khẩu của doanh nghiệp là vốn. Bên cạnh yếu tố về con người, tổ chức quản lý thì doanh nghiệp phải có vốn để thực hiện các mục tiêu về xuất khẩu mà doanh nghiệp đã đề ra. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng của doanh nghiệp vì vốn là tiền đề cho xuất khẩu của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư không đủ sẽ không thể tập trung vào nhiều mặt hàng, điều kiện lao động kém, năng suất không cao, nên sản phẩm tạo ra không hoàn thiện về nhiều mặt, chất lượng không cao, ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và sản lượng xuất khẩu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tóm lại, xuất khẩu hàng hóa được chia thành sáu hình thức xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, gia công quốc tế, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ. Xuất khẩu được hiểu đơn giản là một hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu hàng hóa mang tới nhiều vai trò to lớn cho một quốc gia nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng. Xuất khẩu hàng hóa mang lại công ăn việc làm cho người dân, giúp cải thiện đời sống của nhân dân quốc gia đó, đồng thời đem lại nguồn lại nhuận cho quốc gia.
21
Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
HƯƠNG NHANG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP GMEX 2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gmex
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xuất nhâp khẩu được thành lập ngày 11 tháng 8 năm 2016 nơi đăng ký quản lý tại chi cục thuế quận Hà Đông.
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Gmex
Tên tiếng anh: GMEX IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch: GMEX.,JSC
Trụ sở chính: Số 10 đường Tây Sơn - phường Yết Kiêu – Hà Đông – Hà Nội – Việt Nam Gíam đốc: Phạm Thị Thủy Vốn điều lệ: 6.000.000.000 VNĐ Mã số thuế: 0107535512 Điện thoại: (+84)24-2120-5656 Email: sale@gmex.vn Website: http://gmex.vn/
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gmex là một nhà sản xuất tăm tre với mọi kích thước và hai màu là tự nhiên và trắng. Ngoài ra công ty còn cung cấp tất cả các loại bột để sản xuất hương nhang.
Năm 2016, Bà Phạm Thị Thủy đã dành thời gian nghiên cứu tâm lý khách hàng, tìm hiểu thị trường trong đó có thị trường sản xuất hương nhang, thị trường cung cấp nguyên vật liệu sản xuất hương nhang và cả thị trường tiêu thụ. Bà nhận thấy các sản phẩm như hương nhang được nhiều người dân sử dụng do nhu cầu về tôn giáo vì vậy Bà đã thành lập công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gmex.
Mặc dù Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gmex chỉ mới thành lập được hơn 5 năm, nhưng với đội ngũ có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất và thu mua công ty đã không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đã tạo được niềm tin với khách hàng
22
Hiện nay, sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước như Ấn Độ, Srilanka, Bangladesh, Nepal, Malaysia, Indonesia,.…
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm nguyên liệu sản xuất hương nhang xuất khẩu khẩu
2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Theo chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Gmex gồm các ngành nghề chủ yếu sau:
• Sản xuất tăm tre (nguyên liệu sản xuất hương nhang).
• Kinh doanh bột gỗ (nguyễn liệu sản xuất hương nhang).
Công ty có danh sách mẫu các loại sản phẩm có gắn mã số, ký hiệu, hình ảnh, thông tin, đơn giá,… để thuận tiện cho việc chào hàng hoặc báo giá cho khách nhằm tiếp cận gần hơn với nhu cầu hoặc các yêu cầu cần chỉnh sửa của khách như về đơn giá, thông tin sản phẩm. Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, công ty sẽ gửi cho phòng sản để triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, kích thước sản phẩm và thời gian giao hàng.
2.1.2.2. Đặc điểm mặt hàng xuất khẩu của Công ty Đối với mặt hàng tăm tre
Từ khi thành lập, công ty đã có một xưởng sản xuất tăm tre của riêng mình. Lúc mới đi vào sản xuất, mặt hàng tăm tre công ty sản xuất ra chỉ có một loại được gọi là tăm tre tự nhiên. Chúng được tạo ra từ cây tre phơi khô, qua máy để gọt thành những kích thước khác nhau và mang màu sắc của cây tre khô.
Tuy nhiên, trải qua nhiều diễn biến khác nhau của thời tiết, công ty gặp phải đợt mưa kéo dài, dẫn đến các khúc tre bị mốc, màu sắc của sản phẩm được tạo ra tối đi và lượng hàng xuất khẩu không được nhiều. Công ty đã học hỏi được công nghệ từ các công ty khác và đưa ra loại sản phẩm thứ hai có tên là tăm tẩy. Tăm tẩy cũng được sản xuất từ cây tre nhưng cây tre đã được chia thành khúc nhỏ và ủ qua hóa chất trước khi phơi khô nên có màu sáng hơn.
Đối với mặt hàng bột gỗ
Do nguồn vốn không đủ lớn để mở xường sản xuất nên công ty đã liên kết với các xưởng/công ty sản xuất bột gỗ. Công ty thu mua về và xuất khẩu đi cho khách quốc tế khi họ có nhu cầu. Không thu mua sẵn hàng, do không có nhà kho rộng và tránh trường hợp bị tồn hàng trong kho, nếu để lâu gặp phải mùa ẩm sẽ làm hỏng bột gỗ và không thể xuất khẩu đi. Chính vì vậy, bột gỗ của công ty xuất khẩu đi đều là bột gỗ được sản xuất mới nhất.
23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức – tình hình nhân sự của Công ty 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức. 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Tổ chức bộ máy quản lý là dựa trên chức năng, nhiệm vụ đã xác định của bộ máy quản lý để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng mô hình và làm cho toàn bộ hệ thống quản lý của công ty hoạt động như một chỉnh thể có hiệu lực nhất.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc (bà Phạm Thị Thủy) là người có thẩm quyền cao nhất trong công
ty. Giám đốc là người ký duyệt lượng hàng hóa sản xuất và thu mua từ các xưởng sản xuất thông qua báo cáo của phòng kinh doanh. Giám đốc là người hoạch định chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và trong dài hạn. Đưa ra những quy định, điều lệ và điều chỉnh về nhân sự của bộ máy công ty trong từng thời điểm.
Phó giám đốc (bà Hà Thị Thanh Thương – Phòng kinh doanh) là người hỗ
trợ cho Giám đốc trong công tác kinh doanh, công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, đúng pháp luật, duy trì kỷ luật và các chế độ sinh hoạt khác; chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc mình đã thực hiện.
Phó giám đốc (ông Phạm Văn Thạo - Phòng Sản xuất và thu mua) là người
hỗ trợ cho Giám đốc trong hoạt động thu mua sản phẩm; chỉ đạo và giám sát hoạt động sản xuất của Công ty có hiệu quả, tuân thủ đúng yêu cầu của luật lao động, hạn chế tối đa chi phí; động viên, khích lệ công nhân tại xưởng sản xuất; chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của mình.
Hội đồng quản trị Giám đốc Phó Giám đốc kinh doanh Phó Giám đốc sản xuất – thu mua Phòng sản xuất – thu mua Phòng kinh doanh
xuất khẩu
Phòng kế toán Phòng nhân sự - hành chính
24
Phòng Kinh doanh xuất khẩu: gồm trưởng phòng, các nhân viên kinh doanh
và các nhân viên chứng từ.
Trưởng phòng: chịu trách nhiệm điều hành, hoạt động chung về công tác xuất khẩu trong cả tổ chức. Họ đóng vị trí trung gian trong doanh nghiệp, là cầu nối giữa nhân viên kinh doanh với ban lãnh đạo, giữa công ty với khách hàng, quan sát, hướng dẫn và thúc giục nhân viên đảm bảo tiến độ công việc theo đúng kế hoạch kinh doanh bên trên đã đề ra.
Nhân viên kinh doanh: thực hiện công việc theo dõi tình hình nhu cầu thị trường, tìm kiếm mở rộng thị trường mới, chăm sóc, phản hồi và đàm phán với khách hàng để đi đến ký kết hợp đồng. Theo dõi các đơn hàng đang giao và triển khai các kế hoạch chiến lược kinh doanh đã đề ra.
Nhân viên chứng từ: chịu trách nhiệm hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu, bộ chứng từ vận chuyển, các thủ tục giao nhận hàng hoặc các thủ tục thanh toán. Liên hệ với các Forwarder để lấy booking hoặc làm các dịch vụ. Quản lý và theo dõi các hợp đồng, các đơn hàng khi nào xuất hàng.
Phòng Kế toán: Gồm có kế toán trưởng và các kế toán viên. Quản lý và huy
động các các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất và thu mua của công ty. Kiểm tra sổ sách chứng từ. lập báo cáo tài chính, lập các báo cáo mà giám đốc yêu cầu.
Phòng Nhân sự - Hành chính: Thực hiện các chế độ, phụ cấp, lương thưởng
theo quy định của Nhà nước, đào tạo, tuyển dụng các nhân viên mới khi có yêu cầu từ cấp trên. Đề ra các chỉ tiêu, quy định chung của công ty.
Phòng Sản xuất – Thu mua:
Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm theo dõi quá trình sản xuất tại xưởng, đảm bảo các hợp đồng với khách hàng được đúng thời gian, đúng chất lượng; quản lý nhân sự, trang thiết bị, tổ chức sản xuất, an toàn lao động tại xưởng sản xuất; báo cáo tiến độ lô hàng với cấp trên, đề xuất hướng giải quyết nếu xảy ra các vấn đề về sản xuất và thị trường. Đồng thời, phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc.
Bộ phận thu mua: Xử lý tất cả các yêu cầu đặt mua hương nhang màu, bột gỗ sản xuất hương nhang, máy làm hương nhang. Quản lý và thiết lập ra quy trình mua hàng để có thể đảm bảo được sự phù hợp với mọi yêu cầu mua hàng được quy định. Thiết lập hóa đơn chứng từ liên quan đến mua hàng. Theo dõi tình trạng đơn hàng, đề các phương án sẵn sàng cho các sự cố với các phòng ban có liên quan. Quản lý và thanh toán 1 nửa các hoạt động xuất nhập khẩu (đối với trưởng bộ phận).
2.1.3.2. Tình hình nhân sự của Công ty.
Lao động được tuyển vào công ty và trở thành nhân viên chính thức đều phải có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, có năng lực, có bằng cấp, sử dụng thành ngôn ngữ ngoài tiếng Việt (đặc biệt là tiếng Anh), kiên trì và có tinh thần học hỏi. Qua
25
nhiều năm hoạt động, công ty đã có nhiều sự chuyển biến về nhân sự, chứng tỏ công ty