Do tính chất đặc thù của doanh nghiệp chế xuất, hoạt động xuất khẩu của công ty là 100% xuất khẩu bao gồm cả thị trường nội địa. Sản phẩm của công ty là sản phẩm công nghiệp phụ trợ phục vụ cho đa dạng ngành nghề và lĩnh vực chính vì vậy bạn hàng và thị trường của công ty không tập trung vào một thị trường cụ thể mà có mặt ở khắp nơi trên thế giới, một số thị trường chính mà hiện nay công ty vẫn đang tập trung: Việt Nam (thị trường nội địa), Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc và châu Á được thể hiện ở bảng 2.12
Bảng 2.15: Tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường (2018 – 2020)
2018 - 2019 2019 - 2020 2020 - 2021
USD USD USD
Việt Nam 3,213,325 4,077,854 2,987,563
Châu Mỹ 407,943 804,923 1,245,070
Nhật 1,065,877 952,543 794,238
Châu Á 1,444,290 1,127,175 1,276,709
Trung Quốc 511,619 330,672 93,803
Nguồn: Tài liệu phòng kinh doanh của AVN
Với mô hình hoạt động là một doanh nghiệp chế xuất, hình thức xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty. Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm lớn là giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí, giảm bớt rườm rà về khoảng cách địa lý, rào cản ngôn ngữ, tiền tệ thanh toán,...từ đó làm giảm rủi ro trong quá trình xuất khẩu. Các hoạt động giao nhận, mua bán hàng hóa có thể diễn ra hơn rất nhiều, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian. Và quan trọng nhất, với loại hình sản phẩm của công ty, công ty có thêm cơ hội mở rộng hoạt động xuất khẩu, tiến vào thị trường mới như: Nguyên liệu sản xuất, vật tư cơ khí, nguyên liệu sản xuất, thực phẩm, công nghệ máy móc sửa chữa thiết bị,.... Phía công ty nhập khẩu cũng đỡ một khoản tiền thay vì nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài xa xôi mà có thể mua hàng ngay trong nước.
Chính vì lợi thế ở mô hình hoạt động, khi nhìn vảo bảng 2.12: Kết quả doanh thu theo thị trường, có thể thấy thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ lực của công ty, bằng chứng là doanh thu tại thị trường nội địa vẫn cao nhất trong 3 năm. Mặc dù ảnh hưởng
45
của Covid bắt đầu tác động từ đầu năm 2020, doanh thu tại thị trường nội địa giảm mạnh 26.7% so với năm tài chính trước tuy nhiên vẫn cao nhất trong tổng thị trường,
Bên cạnh đó, công ty cũng chủ động trực tiếp tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhằm mở rộng thị trường. Song song với việc tìm kiếm thị trường mới, phát triển và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Công ty vẫn luôn triển khai nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng cũng như phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế đồng thời không ngừng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đó chính là lý do khiến công ty có thể phát triển mạnh mẽ tại khu vực châu Á. Doanh thu tại thị trường châu Á chủ yếu đến từ các công ty con thuộc tập đoàn ở Singapore, Thái Lan, Ấn Độ,.. và một số đất nước khác. Hàng Việt Nam với chi phí nhân công, nguyên vật liệu giá rẻ nên dễ dàng cạnh tranh ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn năm 2019 – 2020, doanh thu giảm mạnh nhất trong 3 năm một phần bởi nhu cầu ở thị trường ô tô và thiết bị tự động hóa văn phòng giảm do ảnh hưởng từ Covid-19
Hình 2.16: Tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường (2018 – 2020)
Tại thị trường châu Mỹ, doanh thu tăng trưởng bình ổn và ổn định bất chấp xung đột thương mại Mỹ - Trung. Năm tài chính 2018 - 2019 ghi nhận doanh thu thấp nhất trong 3 năm 407,943 USD do trong giai đoạn này công ty mới bắt đầu gia nhập thị trường châu Mỹ kèm với giá chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Năm 2019 – 2021, mặc dù khu
46
vực châu Mỹ bị ảnh hưởng lớn Covid – 19, các nhà máy ở Mexico đồng loạt đóng cửa theo chỉ định của Chính phủ tuy nhiên doanh thu vẫn tăng do nhu cầu về các thiết bị y tế tăng cao đỉnh điểm lần lượt là 804,923 USD và 1,245,070 USD trong giai đoạn này.
Doanh thu tại thị trường Nhật Bản vào giai đoạn năm 2018 – 2019 đạt 1,065,877 USD do lĩnh vực ô tô tăng mạnh. Tuy nhiên trong những năm tiếp theo doanh thu giảm dần lần lượt là 10.6% và 16.6% do thị trường xuất khẩu của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và Covid-19, mặc dù thị trường ô tô khá ổn định nhưng thị trường thiết bị văn phòng lại bị chững lại và giảm dần
Doanh thu tại thị trường Trung Quốc từ 2018 – 2021 ghi nhận doanh thu thấp nhất. Một phần do tình hình kinh doanh của công ty ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Năm 2019, xích mích của cuộc thương mại đã tác động đến thu nhập của các công ty và chi tiêu của người tiêu dùng vào các thiết bị tự động hóa văn phòng, ô tô…giảm dần. Năm 2020 dưới tác động của Covid – 19 mặc dù nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi nhưng doanh thu vẫn giảm 35.3% so với năm 2019 và năm 2021 giảm 71.6%
2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Advanex Vietnam
Yếu tố bên trong
Nhân sự: Công ty sở hữu đội ngũ có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực sản phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ. Đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, có trách nhiệm với công việc, gắn bó lâu dài và được đào tạo bài bản. Người lao động lành nghê, trình độ cao có thể truyền đạt kinh nghiệm cho đội ngũ kề cận. Đội ngũ tích lũy được kinh nghiệm và công việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đào tạo, nâng cao hiệu quả, đưa ra nhiều các sang kiến cải tiến chất lượng. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của người lao động không đồng đều. Công ty chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút người lao động trình độ cao. Công nhân bị hạn chế trong việc tiếp thu những kĩ năng mới, làm việc theo lối mòn, kém sang tạo dẫn đến hiệu suất lao động thấp. Còn thiếu nhân viên thành thạo ngoại ngữ, việc gặp rào cản trong ngôn ngữ dẫn đến công việc trì trệ, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc khi giao tiếp với khách hàng nước ngoài. Với phòng xuất nhập khẩu, lượng công việc khá nhiều vì dù xuất ở thị trường nào cũng cần làm thủ tục hải quan, số lượng đơn đặt hàng luôn liên tục nhưng nhân sự lại ít dẫn đền nhiều thời điểm bị quá tải, chứng từ bị trì hoãn giao tới khách hàng, đặc biệt vào giai đoạn cuối tháng
Uy tín: Công ty có uy tín nhiều năm trên thị trường tạo cơ hội mở rộng thị trường, thị phần, khai thác được thêm nhiều các khách hàng tài năng. Tạo thuận lợi khi tiếp cận
47
các nhà cung cấp, khách hàng uy tín. Tuy nhiên, với uy tín của mình, công ty có thể chủ quan, không chú trọng trong việc duy trì các điểm tốt, điều này dễ khiến công ty rơi vào tình huống bị thu hẹp thị phần. Khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhái, hàng giả
Máy móc, công nghê: Máy móc, dây chuyền hiện đại từ Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, tận dụng được tối đa công suất thiết bị. Công ty thực hiện cải tiến liên tục, nâng cao hiệu quả thiết bị, điều này giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, cải thiện điều kiện lao động về an toàn và môi trường. Tuy nhiên số lượng máy móc tự động, hiện đại không nhiều, máy đều là nhập từ nước ngoài, khi có hỏng hóc thời gian mua linh kiện thay thế kéo dài, chậm trễ, khó mua. Việc này khiến công việc bị gián đoạn vì không có máy móc dự phòng dẫn đến hiệu suất lao động không cao, có nguy cơ mất an toàn cho con người, thiết bị, công trình.
Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu nhập theo lô lớn, có quy trình kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo chất lượng đầu vào giúp nâng cao chất lượng hàng hóa, đảm bao uy tín với khách hàng. Tuy nhiên với số lượng hàng hóa nhiều, việc sắp xếp quản lý hàng hóa khó khăn, lượng hàng tồn kho quá lớn. Khó khăn trong việc xếp dỡ, lưu kho. Nguyên vật liệu lưu kho lâu ngày có thể bị suy giảm chất lượng.
Phương pháp: Phương pháp quản lý sản xuất bằng thủ công, trực tiếp quan sát, báo cáo, nhập dữ liệu nên nắm bắt tình hình hiện trường tốt, hạn chế rủi ro từ việc mất dữ liệu. Việc chưa có phần mềm quản lý sản xuất khiến phương pháp làm việc bị thụ động, tốn nhiều thời gian trao đổi giữa các bộ phận, nhiều bộ phận cùng theo dõi lập báo cáo về các vấn đề, chưa có sự liên kết tập hợp chung dữ liệu.
Khác (chuyển nhà máy): Nhà máy được xây dựng trên diện tích 10.000 m2 nhằm phát triển những dòng sản phẩm mới của công ty cho khách hàng mới và cũ. Việc xây dựng nhà máy mới của AVN tại Bắc Ninh chứng tỏ AVN luôn sát cánh cùng khách hàng với trọng trách nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí vận chuyển, đồng thời đó cũng là những nền tảng cần thiết đưa AVN trở thành công ty hàng đầu về sản phẩm lò xo, chi tiết dập… Công ty có đội ngũ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng tồn kho và bảo quản sản phẩm, tuy nhiên kinh nghiệm trong việc chuyển nhà máy khi xây dựng tồn kho chưa có nhiều. Bên cạnh đó khi xây dựng nhà máy mới phải khấu hao nhiều, kết quả kinh doanh giảm sút
Yếu tố bên ngoài
Nhà cung cấp: Đa số các nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty là các nhà cung cấp truyền thống, có uy tín. Chính vì vậy sẽ dễ dàng trao đổi thông tin và các yêu cầu,
48
độ tin tưởng cao và có uy tín trách nhiệm trong giải quyết các khiếu nại liên quan đến chất lượng. Bên cạnh đó công ty cũng có thể mở rộng thêm quan hệ kinh doanh, nâng cao doanh số do các nhà cung cấp đồng thời cũng là khách hàng hoặc giới thiệu khách hàng mới cho công ty. Tuy nhiên giá cả nguyên vật liệu chưa cạnh tranh. Thủ tục thanh toán khắt khe, có độ trễ trong đặt hàng và giải quyết khiếu nại về chất lượng nguyên liệu không phù hợp do hàng khan hiếm
Khách hàng: Khách hàng đa dạng, phân bố ở các khu công nghiệp, thuận tiện trong việc giao hàng, có thể kết hợp giao hàng cho nhiều công ty một lúc. Khách hàng sử dụng nhiều loại sản phẩm của công ty, số lượng tiêu thụ lớn. Thời gian thanh toán nhanh, đúng hạn. Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế khi khách hàng có những yêu cầu rất đa dạng về sản phẩm. Nhiều đơn hàng sản phẩm đặt riêng nhỏ lẻ, số lượng ít hoặc khách hàng đưa đơn hàng gấp. Việc này dẫn đến thời gian sản xuất lâu, công ty không chủ động được trong dự trữ nguyên vật liệu hoặc gặp trường hợp sản xuất xong khách hàng không lấy ngay, sản phẩm để lâu quá hạn phải tái chế
Pháp luật: Tận dụng được lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại, áp dụng các quy định trong sản xuất và quản lý để nâng cao tính tuân thủ, công ty có nhiều cơ hội hợp tác quốc tế tăng xuất khẩu và giảm chi phí nhập khẩu. Tuy nhiên các quy định thay đổi thường xuyên, cần nhiều thời gian theo dõi, cập nhập và áp dụng, có những quy định gây trở ngại cho sản xuất, công ty bị hạn chế khi chưa có đội ngũ luật sư hoặc bộ phận pháp chế có chuyên môn nghiệp vụ
Thị trường: Thị trường của công ty là các công ty điện tử, linh kiện-phụ tùng máy móc trải dài khắp các khu công nghiệp trên toàn quốc và thế giới. Thị trường hoạt động của công ty rộng mở, đa dạng khách hàng giúp nâng cao doanh số giúp công ty phát triển. Chính vì thị trường quá rộng, dẫn đến có tính cạnh tranh cao và khốc liệt. Công ty bị ảnh hưởng nhiều bởi biến động thị trường trong nước và thế giới. Vì khách hàng chủ yếu là công ty điện tử nên khi ngành điện tử có khủng hoảng công ty bị ảnh hưởng nặng nề
Đối thủ cạnh tranh: Có thế mạnh hơn các đối thủ do có bề dày kinh nghiệm sản xuất, chất lượng sản phẩm cao hơn. Công ty càng có thể phát huy thế mạnh vốn có, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh có một số công ty tư nhân có quy mô lớn, bộ máy tinh gọn, chủ động nguyên liệu, có sản phẩm giá thành thấp. Nhiều đối thủ có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh chụp giật, sản xuất hàng kém chất lượng. Doanh số bán hàng của công ty bị ảnh hưởng do sản phẩm đối thủ cạnh tranh rẻ hơn
49