Vietnam trong thời gian tới
Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu:
Để phát triển hoạt động xuất khẩu, công ty cần phải đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau tùy theo nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của từng thị trường, mở rộng lĩnh vực hoạt động, Để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty trên thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu là một biện pháp giúp cho công ty có thể đạt được các mục tiêu thị trường của mình
Mở rộng thị trường xuất khẩu
Đây là mục tiêu trong chiến lược phát triển xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. Mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngoài các thị trường truyền thống hiện tại, công ty cần phải mở rộng thị trường sang các khu vực khác như châu Âu, các nước ở khu vực châu Mỹ và châu Á.
Tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại (FTA):
Việt Nam trong những năm qua đã rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định FTA song phương và đa phương. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 3 Hiệp định thương mại quan trọng, mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đã kí và đưa vào thực thi lên con số 15. Những hiệp định này có quy mô rất lớn và cũng được kì vọng sẽ giúp cho hoạt dộng xuất nhập khẩu thay đổi mạnh mẽ
Chính vì vậy, công ty cần chủ động tìm hiểu trước các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm để tiếp cận thị trường mới, để quyết định mình có được hưởng lợi không và hưởng lợi bao nhiêu từ FTA, chủ động tìm hiểu những quy định mới từ các FTA về các lĩnh vực, ngành hàng mình hoạt động, tự chủ được những khó khăn có thể gặp phải.
52
Đa dạng hóa về điều kiện xuất nhập khẩu:
Trên thực tế, các điều kiện thường được sử dụng là EXW, FOB và CIF. Tuy nhiên công ty có thể tìm hiểu thêm về các điều kiện xuất nhập khẩu khác trong Incoterms để dành quyền chủ động hơn trong quá trình xuất nhập khẩu (xuất hàng hóa, nhập khẩu nguyên vật liệu) với gía cả hợp lí đồng thời áp dụng phân bổ cước phí vận tải trong quá trình tính thuế
Đầu tư vào nguồn lực nội bộ, nâng cao các nghiệp vụ xuất khẩu
Mở rộng không gian làm việc, nâng cấp các trang thiết bị văn phòng như: máy fax, máy in, photocopy, phần mềm máy tính…. . Đảm bảo cán bộ, nhân viên nắm vững và thành thạo các nghiệp vụ xuất khẩu, cụ thể là: khi đàm phán và kí kết hợp đồng (Sales Contract), nhân viên cần nắm rõ các nội dung, điều khoản, hình thức, các chú ý khi đàm phán ký kết hợp đồng. Biết xây dựng phương án kinh doanh và chi phí cho hàng xuất, nhập các lô hàng để đàm phán giá. Biết cách giao dịch và đàm phán ngoại thương chuyên nghiệp, hiệu quả và thành công nhất, có lợi nhất cho công ty bao gồm cả giao dịch online (email, apps….) và trực tiếp gặp gỡ. Đối với nghiệp vụ về thủ tục hải quan: Cần nắm được chính sách mặt hàng, pháp luật về hải quan (luật hải quan, thông tư, nghị định, quyết định), thủ tục hải quan cho các mặt hàng của công ty khi muốn xuất-nhập, xử phạt hành chính về hải quan. Hiểu và biết cách áp mã hàng hóa HS code, cách tính thuế xuất nhập khẩu, trị giá hải quan (đặc biệt với những hàng có thuế). Nắm vững quy trình thông quan tại các chi cục, cửa khẩu, sân bay. Biết sử dụng hệ thống phần mềm khai báo hải quan điện tử và thành thạo các loại hình xuất khẩu công ty đang triển khai. Có hiểu cơ bản nguyên lý về kế toán trong việc quyết toán, hoàn thuế (VAT, thanh khoản/báo cáo quyết toán hàng sản xuất xuất khẩu chế xuất). Đối với nghiệp vụ chứng từ xuất nhập khẩu cần Chứng từ xuất nhập khẩu cần nắm rõ về yêu cầu, chi phí các loại chứng từ trong khi xuất trình làm thủ tục thông quan hải quan cho loại hàng hóa xuất-nhập của doanh nghiệp, cụ thể là hểu rõ và biết làm, hoàn thiện các loại chứng từ xuất nhập khẩu thanh toán (Invoice, Packing list, B/L, AWB, C/O,…). Sử dụng hiệu quả nhân lực, hàng hóa, vốn, xây dựng tiêu chuẩn Advanex và chia sẻ với các công ty con ở nước khác hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát sản xuất.
Luôn đảm bảo tuân thủ các vấn đề pháp luận, không gây ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty
53
Công ty đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường ở Việt Nam và các yêu cầu khi quản lý thay đổi liên quan tới nhà xưởng. Thực hiện sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công ty có cơ sở sản xuất theo đúng yêu cầu và quy định. Sản phẩm của công ty được đưa đi kiểm nghiệm và không chứa các thành phần nguy hại đối với môi trường và sức khỏe của con người: đảm bảo sự phù hợp của các hoạt động trong bộ phận với hệ thống quản lý chất lượng và đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về bảo vệ môi trường
Ổn định về chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
Đối với nhà cung cấp, công ty cần nhà cung cấp cam kết luôn đảm bảo hàng hóa đạt yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng theo hợp đồng. Thời gian giao hàng đúng theo yêu cầu và kế hoạch sản xuất. Nhà cung cấp cần có đầy đủ và cung cấp được các tài liệu liên quan đến nguyên vật liệu (MSDS), không gây ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu về sau của công ty
Xây dựng chiến lược xuất khẩu cụ thể trong tương lai
Chiến lược thương hiệu: Công ty cần xây dựng sản phẩm tiêu chuẩn và nguyên bản, xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm phù hợp với thị hiếu và tập đoàn và có kế hoạch đăng kí bằng sáng chế, nhãn hiệu. Thúc đẩy các cuộc triển lãm toàn cầu. Cải thiện hình ảnh thương hiệu: tiếp thị trang web, SNS, chiến lược kỹ thuật số. Tuân thủ các quy tắc về logo
Chiến lược xuất khẩu trong từng lĩnh vực hoạt động, cụ thể:
+ Đối với thị trường ô tô: Tập trung toàn lực vào thị trường chính của công ty và xây dựng kế hoạch đạt được chứng chỉ IATF 16949
FY2021 FY2024
54
Nguồn: Tài liệu nội bộ của công ty AVN
+ Đối với thị trường y tế: Công ty tập trung vào thiết kế và xuất khẩu các sản phẩm phù hợp với lĩnh vực y tế, góp phần chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người xung quanh thế giới
*Bộ dụng cụ hít thở hen suyễn
Hiện tại có: 334 triệu bệnh nhân hen suyễn trên toàn thế giới Số người chết là 250 nghìn người mỗi năm Số lượng bệnh nhân tăng lên mỗi năm
Trong tương lai, bệnh hen suyễn sẽ lan rộng đến các vùng nghèo với tỷ lệ tử vong cao
Hình 3.2: Sản phẩm lò xo của công ty AVN xuất khẩu cho lĩnh vực y tế
*Bộ dụng cụ tiêm insulin
Hiện tại có: 382 triệu bệnh nhân tiểu đường trên toàn thế giới Số người chết là 1,5 triệu người mỗi năm
Số lượng bệnh nhân tăng nhanh ở Trung Quốc và Ấn Độ.
55
Hình 3.3: Sản phẩm lò xo của công ty AVN xuất khẩu cho lĩnh vực y tế
+ Đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng: Công ty tập trung vào xuất khẩu những sản phẩm góp phần vào lan tỏa của cơ sở hạ tầng mang năng lượng mới, mang lại sự an toàn của mọi người
Năng lượng gió Năng lượng mặt trời
Hình 3.4: Sản phẩm lò xo của công ty AVN cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng
Nguồn: Tài liệu phòng kinh doanh của công ty AVN
Phù hợp với: Sản xuất điện gió Bảng điều khiển năng lượng mặt trời Ngành hàng không Các dự án cơ sở hạ tầng khác
Ngành đường sắt
3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của công ty TNHH Advanex Vietnam
3.2.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu
Đối với thị trường nội địa, thị trường chính của công ty, công ty cần tiếp tục củng cố và giữ vững bằng các chiến lược định vị thương hiệu, sản phẩm có chất lượng cao và giá cả phải chẳng, đưa sản phẩm đi sâu vào trong thị trường nội địa. Với sản phẩm chính phục vụ cho ngành công nghiệp phụ trợ, có vai trò là động lực trực tiếp góp phần tạo ra giá trị cho các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp hỗ trợ những năm qua đã được Chính phủ khuyến khích phát triển bằng nhiều cơ chế, chính sách. Thực tế cho
56
thấy, từ năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra cú sốc lớn về cung - cầu đối với nền kinh tế, sản xuất của Việt Nam. Doanh nghiệp liên tục rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu “đầu vào” cho sản xuất và khó khăn, tắc nghẽn "đầu ra" cho hàng hóa. Khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nguồn cung chủ yếu từ Trung Quốc bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp Việt có xu thế quay trở lại tìm kiếm đối tác là các nhà sản xuất nguyên phụ liệu và sản phẩm phụ trợ trong nước thay thế tại “sân nhà” nhằm tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian, nâng cao chất lượng. Tại Việt Nam, mỗi năm các doanh nghiệp phải bỏ ra hàng tỉ USD để nhập khẩu linh phụ kiện, khiến chi phí sản xuất trong nước cao hơn từ 10 - 20% so với khu vực, sản xuất bị động, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Đó cũng là lý do khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm nhà cung ứng đủ mạnh để chủ động nguồn linh kiện, gia tăng hàm lượng sản xuất trong nước theo chủ trương của Chính phủ.
Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đặt mục tiêu đến năm 2025 doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%. Năm 2030 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp. Có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.
Hơn nữa, hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) được thực thi đã và đang tạo điều kiện cho dòng vốn chuyển dịch từ các nước về Việt Nam mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Rất nhiều doanh nghiệp hướng vào Việt Nam để tiếp cận những ưu đãi về thuế quan và đầu tư từ FTA. Nắm bắt được tình hình hiện tại, công ty hoàn toàn có khả năng quảng bá sản phẩm của mình đi sâu hơn nữa vào thị trường nội địa, mở rộng thị trường ra cả nước. Trên thực tế, các khách hàng nội địa của công ty đa phần là các doanh nghiệp FDI và EPE, chưa thể mở rộng tới các khách hàng là các doanh nghiệp có loại hình khác. Trước tình hình và xu hướng hiện tại, đây có thể là cơ hội để công ty nắm bắt để mở rộng lớn hơn nữa thị trường nội địa
Đối với thị trường nước ngoài: Phạm vi mở rộng thị trường của Công ty chưa cụ thể và chưa đạt được hiệu quả cao. Cơ chế thị trường luôn đòi hỏi Công ty phải không ngừng nỗ lực tìm kiếm những thị trường mới. Cách mở rộng thị trường hiệu quả nhất là
57
tận dụng mạng lưới toàn cầu của tập đoàn toàn cầu Advanex, liên kết với các chi nhánh khác ở các quốc gia thuộc hệ thống, nhờ đó công ty sẽ dễ dàng tiến hành hoạt động xuất khẩu của mình sang các quốc gia khác
Trong thời gian tới Công ty nên thành lập một phòng marketing thực hiện các công tác nghiên cứu và đẩy mạnh vệc tìm kiếm thị trường. Marketing trong doanh nghiệp xuất khẩu là cực kỳ quan trọng. Có như vậy Công ty mới ngày càng xâm nhập được nhiều thị trường hơn. Thành lập và mở rộng hoạt động marketing để tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu.
Lựa chọn thị trường mục tiêu và phải am hiểu phong tục tập quán ở những thị trường mới. Đối với các thị trường chủ lực công ty nên có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm. Chủ động mở các chiến dịch marketing cho thương hiệu của công ty tại các thị trường tiềm năng bằng cách: Tăng cường, tiếp tục duy trì và phát huy chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm. Tăng cường tiếp thị quảng cáo cho thương hiệu của công ty trên các phương tiện truyền thông, báo… từ đó mở rộng hệ thống phân phối. Nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm mới phù hợp với thị trường, cạnh tranh với đối thủ, cải tiến mẫu mã. Lựa chọn khách hàng có tiềm năng, uy tín. Thỏa mãn khách hàng về các vấn đề giá cả, chất lượng, sản phẩm mới, bao bì.
Bên cạnh đó, công ty có thể tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại: Nắm bắt thông tin thị trường và sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán; chủ động tham gia các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về các FTA cho cộng đồng doanh nghiệp: Thúc đẩy tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại hay kết nối thị trường và mở rộng giao thương giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Mặc dù với tình hình dịch căng thẳng như hiện tại, phương thức chào hàng bằng cách tham gia các hội chợ quốc tế, xúc tiến thương mại, có thể sẽ khó khăn tuy nhiên công ty có thể đẩy mạnh các quan hệ đối tác làm ăn, tiến hành chào hàng trên internet với nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng để có thể đáp ứng nhiều thị trường khác nhau
Công ty cũng cần chủ động hơn nữa trong việc tự nâng cao nhận thức và hiểu biết; tìm kiếm các cơ hội và tìm hiểu kỹ các cam kết đã ký với cộng đồng kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, từng bước điều chỉnh để cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, kỹ năng chuyên môn và trình độ quản lý của công ty. Ngoài ra, thích nghi và linh hoạt hơn để nắm bắt các cơ hội trong chuỗi sản xuất để thúc đẩy hợp tác kinh doanh cũng như tranh thủ sự hậu thuẫn hỗ trợ từ Nhà nước, từ VCCI, từ các hiệp hội hay các tổ chức xã hội trong cùng lĩnh vực... từ đó giúp công ty có chiến lược tiếp cận thị trường xuất
58
khẩu hiệu quả. Chủ động, sáng tạo trong chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình để thích ứng cả trong ngắn hạn và dài hạn: Triển khai áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm của mình. Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đối với sản phẩm xuất khẩu
Việc mở rộng thị trường sẽ giúp cho Công ty có được hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn và cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Công ty ngày càng cao. Việc chuyển hành hoá đến khách hàng đúng thời hạn, đúng nơi sẽ giúp cho công ty tạo được uy tín và lòng tin đối với khách hàng, từ đó sẽ tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài
3.2.2 Đào tạo đội ngũ cán bộ