Mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH advanex vietnam (Trang 63 - 66)

Đối với thị trường nội địa, thị trường chính của công ty, công ty cần tiếp tục củng cố và giữ vững bằng các chiến lược định vị thương hiệu, sản phẩm có chất lượng cao và giá cả phải chẳng, đưa sản phẩm đi sâu vào trong thị trường nội địa. Với sản phẩm chính phục vụ cho ngành công nghiệp phụ trợ, có vai trò là động lực trực tiếp góp phần tạo ra giá trị cho các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp hỗ trợ những năm qua đã được Chính phủ khuyến khích phát triển bằng nhiều cơ chế, chính sách. Thực tế cho

56

thấy, từ năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra cú sốc lớn về cung - cầu đối với nền kinh tế, sản xuất của Việt Nam. Doanh nghiệp liên tục rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu “đầu vào” cho sản xuất và khó khăn, tắc nghẽn "đầu ra" cho hàng hóa. Khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nguồn cung chủ yếu từ Trung Quốc bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp Việt có xu thế quay trở lại tìm kiếm đối tác là các nhà sản xuất nguyên phụ liệu và sản phẩm phụ trợ trong nước thay thế tại “sân nhà” nhằm tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian, nâng cao chất lượng. Tại Việt Nam, mỗi năm các doanh nghiệp phải bỏ ra hàng tỉ USD để nhập khẩu linh phụ kiện, khiến chi phí sản xuất trong nước cao hơn từ 10 - 20% so với khu vực, sản xuất bị động, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Đó cũng là lý do khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm nhà cung ứng đủ mạnh để chủ động nguồn linh kiện, gia tăng hàm lượng sản xuất trong nước theo chủ trương của Chính phủ.

Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đặt mục tiêu đến năm 2025 doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%. Năm 2030 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp. Có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

Hơn nữa, hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) được thực thi đã và đang tạo điều kiện cho dòng vốn chuyển dịch từ các nước về Việt Nam mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Rất nhiều doanh nghiệp hướng vào Việt Nam để tiếp cận những ưu đãi về thuế quan và đầu tư từ FTA. Nắm bắt được tình hình hiện tại, công ty hoàn toàn có khả năng quảng bá sản phẩm của mình đi sâu hơn nữa vào thị trường nội địa, mở rộng thị trường ra cả nước. Trên thực tế, các khách hàng nội địa của công ty đa phần là các doanh nghiệp FDI và EPE, chưa thể mở rộng tới các khách hàng là các doanh nghiệp có loại hình khác. Trước tình hình và xu hướng hiện tại, đây có thể là cơ hội để công ty nắm bắt để mở rộng lớn hơn nữa thị trường nội địa

Đối với thị trường nước ngoài: Phạm vi mở rộng thị trường của Công ty chưa cụ thể và chưa đạt được hiệu quả cao. Cơ chế thị trường luôn đòi hỏi Công ty phải không ngừng nỗ lực tìm kiếm những thị trường mới. Cách mở rộng thị trường hiệu quả nhất là

57

tận dụng mạng lưới toàn cầu của tập đoàn toàn cầu Advanex, liên kết với các chi nhánh khác ở các quốc gia thuộc hệ thống, nhờ đó công ty sẽ dễ dàng tiến hành hoạt động xuất khẩu của mình sang các quốc gia khác

Trong thời gian tới Công ty nên thành lập một phòng marketing thực hiện các công tác nghiên cứu và đẩy mạnh vệc tìm kiếm thị trường. Marketing trong doanh nghiệp xuất khẩu là cực kỳ quan trọng. Có như vậy Công ty mới ngày càng xâm nhập được nhiều thị trường hơn. Thành lập và mở rộng hoạt động marketing để tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu.

Lựa chọn thị trường mục tiêu và phải am hiểu phong tục tập quán ở những thị trường mới. Đối với các thị trường chủ lực công ty nên có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm. Chủ động mở các chiến dịch marketing cho thương hiệu của công ty tại các thị trường tiềm năng bằng cách: Tăng cường, tiếp tục duy trì và phát huy chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm. Tăng cường tiếp thị quảng cáo cho thương hiệu của công ty trên các phương tiện truyền thông, báo… từ đó mở rộng hệ thống phân phối. Nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm mới phù hợp với thị trường, cạnh tranh với đối thủ, cải tiến mẫu mã. Lựa chọn khách hàng có tiềm năng, uy tín. Thỏa mãn khách hàng về các vấn đề giá cả, chất lượng, sản phẩm mới, bao bì.

Bên cạnh đó, công ty có thể tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại: Nắm bắt thông tin thị trường và sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán; chủ động tham gia các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về các FTA cho cộng đồng doanh nghiệp: Thúc đẩy tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại hay kết nối thị trường và mở rộng giao thương giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Mặc dù với tình hình dịch căng thẳng như hiện tại, phương thức chào hàng bằng cách tham gia các hội chợ quốc tế, xúc tiến thương mại, có thể sẽ khó khăn tuy nhiên công ty có thể đẩy mạnh các quan hệ đối tác làm ăn, tiến hành chào hàng trên internet với nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng để có thể đáp ứng nhiều thị trường khác nhau

Công ty cũng cần chủ động hơn nữa trong việc tự nâng cao nhận thức và hiểu biết; tìm kiếm các cơ hội và tìm hiểu kỹ các cam kết đã ký với cộng đồng kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, từng bước điều chỉnh để cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, kỹ năng chuyên môn và trình độ quản lý của công ty. Ngoài ra, thích nghi và linh hoạt hơn để nắm bắt các cơ hội trong chuỗi sản xuất để thúc đẩy hợp tác kinh doanh cũng như tranh thủ sự hậu thuẫn hỗ trợ từ Nhà nước, từ VCCI, từ các hiệp hội hay các tổ chức xã hội trong cùng lĩnh vực... từ đó giúp công ty có chiến lược tiếp cận thị trường xuất

58

khẩu hiệu quả. Chủ động, sáng tạo trong chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình để thích ứng cả trong ngắn hạn và dài hạn: Triển khai áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm của mình. Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đối với sản phẩm xuất khẩu

Việc mở rộng thị trường sẽ giúp cho Công ty có được hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn và cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Công ty ngày càng cao. Việc chuyển hành hoá đến khách hàng đúng thời hạn, đúng nơi sẽ giúp cho công ty tạo được uy tín và lòng tin đối với khách hàng, từ đó sẽ tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH advanex vietnam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)