5. Kết cấu của khóa luận
2.1.3. Kết quả hoạt động của Công ty cổ phần IEA Việt Nam giai đoạn
2020
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần IEA Việt Nam là một báo cáo hợp nhất phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Trên từng loại đó ta thấy được những thông tin
26
tổng hợp về việc sử dụng vốn, phương thức kinh doanh của Công ty, qua đó giúp ta biết được doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty là bao nhiêu. Từ đó ta có bảng kết quả hoạt động kinh doanh như sau
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018 - 2020
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
1.Doanh thu và cung cấp dịch vụ bán hàng 6.121 40.052 19.651 2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 6.121 40.052 19.651
3. Giá vốn hàng bán 5.561 37.674 18.631
4. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch
vụ 560.8 2.378 1.020
5. Doanh thu hoạt động tài chính 0.51 0.85 0.66
6. Chi phí bán hàng 5.00 99.27 16.07
7. Chi phí tài chính 19.13 74.67 18.55
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 424.0 2.071 852.4 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 113.1 133.6 133.9 7. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 111.8 101.3 132.9 8.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 111.8 74.6 122.9
27
+ Đối với Doanh thu
Nhìn vào chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty cho thấy năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 là 33.930 triệu đồng tương đương với 554.25%. Năm 2020 có giảm hơn so với năm 2019 là 20.400 triệu đồng tương ứng 50.93%
Nhìn vào doanh thu của Công ty ta thấy có sự chênh lệch khá rõ ràng giữa các năm. Đặc biệt giai đoạn chuyển từ năm 2018 sang 2019 Công ty mở rộng thị trường phát triển tại một vài tỉnh miền trong nên quy mô thị trường lơn hơn thúc đẩy doanh thu tăng cao. Đây cũng là năm mà doanh thu tang trưởng nhanh chóng nhất.
Cũng theo tình hình kinh tế năm 2019 là một năm mà kinh tế phát triển vượt bậc, đa phần các ngành nghề công nghệ điển tự kĩ thuật đểu phát triển đây cũng là cơ hội để Công ty phát triển nhanh chóng.
Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường hoạt động maketing mạnh mẽ để thu hút nhiều khách hàng trong các năm qua. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chính là nguồn doanh thu chính, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của Công ty, do các khoản giảm trừ doanh thu trong năm 2018, 2019 và năm 2020 không phát sinh. Các sản phẩm của Công ty rất đảm bảo và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Vì chủ yếu hoạt động này đều là khoản tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng. Công ty sử dụng vốn vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm trang thiết bị hiện đại và trả lương cho lao động, vì vậy việc tích trữ tiền trong tài khoản ngân hàng không phải là giải pháp hữu hiệu của Công ty đặt ra.
+ Đối với Chi phí
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy giá vốn hàng bán của Công ty là tương đối cao so với doanh thu. Năm 2018 giá vốn hàng bán là 5.561 triệu đồng và năm 2020 tăng lên là 18.631 triệu đồng.
28
Chi phí bán hàng và chi phí tài chính cũng tăng lên. Đặc biệt năm 2019 thì các chi phí tăng đáng kể. Chi phí bán hàng năm 2018 là 5 triệu đồng đến năm 2019 tăng lên hơn 99 triệu đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 là 1.647 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 338.5%. Năm 2020 giảm là 1.218 triệu đồng tương đương với mức 58.8%. Nguyên nhân của sự tăng giảm này do giai đoạn năm 2019 Công ty kinh doanh khá tốt, năm 2020 có giảm nhưng không đáng kể, lượng khách hàng vẫn đang ổn định và cải thiện tăng lên. Lợi nhuận chính là một tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận sẽ có thể tự mình tăng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm lệ thuộc vào các nguồn vốn khác.
Công ty đang cố gắng đẩy mạnh doanh thu đồng thời kiểm soát được chi phí để nâng cao lợi nhuận. Ta thấy Doanh thu năm 2019 tăng cao kéo theo cho phí phát sinh cũng tăng nên tác động vào lợi nhuận của năm 2019 mặc dù doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại không đáng kể. Chính vì vậy mà Công ty phải nghĩ đến việc huy động vốn để đảm bảo quá trình ổn định và phát triển. Năm 2020 là năm kinh tế bị ảnh hưởng bởi dich Covid 19 nên việc Công ty làm thế nào mà vẫn duy trì ổn định được doanh thu đồng thời chi phí cho vấn đền như xử lý hàng tồn do ảnh hưởng của dịch không thể vận chuyển được sớm hay kịp thời cho khách hàng. Vì Công ty kinh doanh sản phẩm máy móc thiết bị nên việc xử lý hàng tồn là việc rất đáng chú ý bởi đặc thù của sản phẩm.
Năm 2020 do chịu ảnh hưởng của dich Covid 19 nên tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty, tuy vẫn thu được lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm tuy nhiên không cao và thấp hơn so với năm nước và so với kế hoạch đề ra. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều Công ty chung lĩnh vực thậm chí là các lĩnh vực khác.
29
2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng chi phí năm 2020
(Đơn vị: Phần trăm)
Trong 6 tháng đầu năm 2020 thì do ảnh hưởng từ dịch bệnh nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển của Công ty. Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng chi phí của Công ty tập trung chủ yếu vào chi cho mua hàng hóa để phục vụ kinh doanh, ngoài ra phải tập trung trong việc đẩy mạnh bán hàng nên chi phí bán hàng cũng duy trì mức cao hơn.
Chi phí của Công ty cũng được chi trả cho các dịch vụ như chi phí nhân công hay chi phí dùng để trang trải cho việc ứ đọng hàng tồn kho trong thời gian gần đây. Ngoài ra thì những chi phí khác đã được giảm thiểu hơn. Giai đọan này Công ty hiện đang gặp nhiều những khó khăn nên bài toán đặt ra là phải giảm thiểu chi phí, ngoài việc tăng doanh thu thì phải giảm chi phí để giúp Công ty nâng cao được lợi nhuận của mình.
+ Đối với lợi nhuận
Phân tích lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc phân tích sẽ giúp ta thấy được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của sự tăng, giảm lợi nhuận của Công ty, từ đó ta
30
có thể tìm kiếm các giải pháp để giúp khai thác khả năng của Công ty tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận Công ty nhìn chung trong 3 năm thì ở mức ổn định. Năm 2019 có giảm hơn so với năm 2018 là 37.264 triệu đồng tương ứng 33.3%. Đến năm 2020 thì lại tăng lại so với năm 2019 là 48.378 triệu đồng tương ứng 64.8%.
Có thể thấy thì mặc dù doanh thu năm 2019 tăng đáng kể nhưng lợi nhuận lại giảm sao với năm 2018 và 2020. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm điều này một phần nào phản ánh do công ty đang trên đà phát triển. Công ty tập trung đầu tư nhiều về việc mở rộng thị trường nên tăng các chi phí liên quan. Công ty đang trên đà phát triển, sản phẩm của Công ty cần được đầu tư để củng cố thị phần.
Trong chiến lược này, đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm đến mục tiêu dài hạn hơn. Công ty cần phải huy động và tìm kiếm các nguồn cấp sản phẩn mới cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, đi đầu trong việc cập nhật các máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại để đi đầu thị thường năm giữ phân khúc khách hàng cụ thể và cũng để giúp phát triển Công ty một cách tốt nhất.
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2018 - 2020 của Công ty cổ phần IEA Việt Nam ta thấy Công ty đang cố gắng ổn định tình hình tài chính của mình tuy nhiên điều mà thấy rõ nhất là lợi nhuận của Công ty chưa cao nên để đáp ứng nhu cầu về vốn của Công ty và giúp Công ty làm ăn hiệu quả tạo niềm tin cho nhà đầu tư để có thể tiếp tục huy động vốn và mở rộng thị trường phát triển.
Tuy nhiên Công ty vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như việc kiểm soát tốt hơn những chi phí của Công ty để làm ăn hiệu quả hơn. Lợi nhuận sau thuế của Công ty tuy là con số dương nhưng xét trên phương diện tài chính thì số tiền lợi nhuận sau thuế này là thấp so với doanh thu, tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty.
31
Bảng 2.2 Hệ số khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần IEA Việt Nam
(Đơn vị: Lần)
STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020
1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,46 2.88 1.91
2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,39 2.7 1,59
3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,42 0.5 0.84
(Nguồn: BCTC Công ty IEA)
* Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo KNTT ngắn hạn của Công ty, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
Theo số liệu tính toán trên bảng trên ta thấy được rằng hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong 3 năm ở mức không đồng đều, tuy đều >1 và ở năm 2018 là (1,39 lần) ở mức an toàn cho thấy rằng các khoản phải thu trong ngắn hạn là không quá lớn và Công ty đáp ứng tương đối tốt việc thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. Có nghĩa là Công ty có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Mặt khác về mặt lý thuyết tỉ lệ thanh khoản hiện hành càng cao, Công ty càng có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, khi tỉ lệ này
32
quá cao có thể cho thấy Công ty không sử dụng tài sản ngắn hạn của mình một cách hiệu quả, hoặc không quản lý tốt nguồn vốn lưu động.
Có thể thấy năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ này ở mức quá cao đặc biệt là năm 2020 là (2.88 lần) cho thấy 2 năm này có thể do nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.
* Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán thực sự của Công ty và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn... để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết.
Dựa vào các số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy được hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2018, năm 2020 là đều ở mức tương đương nhau. Năm 2018 là 1,39 lần và năm 2020 là 1,59 lần. Đặc biệt năm 2019 tăng cao lên đến 2,7. Khi hệ số này >1 thể hiện cho khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn Công ty nằm ở mức cao. Trong tình trạng này có thể đánh giá Công ty không gặp phải vấn đề trong việc thanh toán luôn các khoản nợ ngắn hạn.
* Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Chỉ số này cho biết bao nhiêu tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả.
Qua bảng trên ta thấy hệ số KNTT bằng tiền mặt của Công ty biến động tăng dần. Mặc dù tỷ lệ này còn thấp cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn thấp tuy nhiên từ năm 2018 đến năm 2020 đã có xu hướng tăng lên. Năm 2018 là 0,42 lần đến năm 2020 là 0,84 lần. Dự đoán chỉ số này sẽ tăng hơn cho thấy càng ngày tính thanh khoản của Công ty ngày càng tăng.
33
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2018 - 2020
(Đơn vị tính: Phần trăm) Chỉ tiêu Công thức tính 2018 2019 2020 1. Hệ số nợ chung Tổng nợ Tổng nguồn vốn 62,09 31,71 43,10 2. Hệ số tự chủ tài chính Tổng vốn CSH Tổng nguồn vốn 37,69 68,30 56,90
(Nguồn: BCTC Công ty IEA)
Hệ số mắc nợ chung càng cao thì chủ nợ sẽ càng chặt chẽ khi quyết định cho vay thêm. Mặt khác về phí Công ty nếu vay nợ quá nhiều sẽ mất quyền kiểm soát đồng thời phải chi trả quá nhiều cho các khoản nợ. Trên số liệu tính toán có thể thấy năm 2018 Công ty sử dụng nợ nhiều nhưng đến năm 2019 thì tỷ lệ đã giảm đi gần như là một nửa. Đến năm 2020 thì lại có sự tăng lên nhưng không đáng kể làm cho lợi nhuận trước thuế cũng biến động theo. Việc sử dụng nợ ít đi giúp giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp nhưng lại không tận dụng được đòn bẩy tài chính và lá chắn thuế từ chi phí lãi vay. Hệ số tự chủ tài chính càng lớn có nghĩa Công ty sử dụng vốn chủ nhiều hơn. Năm 2019 cùng với việc giảm tỷ trọng nợ là sự tăng lên trong huy động vốn chủ sở hữu so với năm 2018. Cụ thể là để huy động 100 đồng tài sản, Công ty cần 68,30 đồng vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2018 do sự bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu. Ngược lại với việc tăng tỷ trọng nợ thì tăng tỷ
34
trọng vốn chủ sở hữu giúp nâng cao năng lực tự chủ của Công ty trong việc đầu tư và giảm chi phí lãi vay.
Tóm lại Công ty có chủ trương sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn để đảm bảo tự chủ tài chính. Năm 2018 do những vấn đề phát sinh khi Công ty còn non trẻ nên những chỉ tiêu tự chủ tài chính này còn thấp và chưa kiểm soát được tỷ lệ nợ cụ thể năm 2018 là 62,09% cao gần như gấp đôi năm 2019 và năm 2020. Cho đến những năm gần đây thì Công ty đã có phần cải thiện được và Công ty cũng đã tự chủ được mặt tài chính của mình.
Tuy nhiên việc huy động vốn quá nhiều từ vốn chủ sở hữu cũng làm hạn chế đà phát triển của Công ty. Công ty cần có những biện pháp huy động vốn tối ưu hơn và cân bằng hơn giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Để Công ty có thể huy động vốn được từ các nhà chủ sở hữu cũng như các nhà đầu tư cho vay nợ thì Công ty phải làm ăn có lãi và có khả năng sinh lời khi đầu tư.
Bảng 2.4 Khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2018 - 2020
(Đơn vị: Phần trăm)
Chỉtiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
ROS 1,83 0,63 0,19
ROA 2,46 0,93 0,46
ROE 6,52 1,36 0,81
35
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu phản ánh cứ một đồng doanh thu tạo ra thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ta thấy, trong năm 2018 cứ 100 đồng doanh thu thì công ty lãi 1,83 đồng Năm 2019 cứ 100 đồng doanh thu thì công ty lãi 0,63 đồng .
Năm 2020 cứ 100 đồng doanh thu thì công ty lãi 0,19 đồng, như vậy sự giảm xuống này là do chênh lệch giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần trong các năm.
Chứng tỏ Công ty chưa có những cải cách trong chính sách bán hàng và cung cấp dịch vụ. Việc các chính sách bán hàng vẫn còn chưa được cập nhật một cách hoàn thiện cũng là một phần ảnh hưởng đến doanh thu của