Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần IEA Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại công ty cổ phần IEA việt nam (Trang 43 - 50)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.1.Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần IEA Việt Nam

Sự biến động về tình hình tài chính của Công ty một mặt do sự biến động về tài sản, mặt khác do sự biến động về nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản đó. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Cơ cấu cho phép đánh giá các mối quan hệ kinh tế của Công ty. Chính vì vậy phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty sẽ cho thấy việc huy động vốn của Công ty như thế nào.

Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Vốn đầu tư CSH 1.800 105.02 9.000 100.41 9.207 100.09

LN sau thuế chưa

phân phối (85.1) (5) 36.6 0.41 7.7 0.09

Tổng vốn CSH 1.714 100 8.963 100 9.199 100

38

Vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ bao gồm hai bộ phận là vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Chiếm tỷ trọng chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu. Do lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 3 năm gần đây chưa cao. Năm 2018 bị thua lỗ nên trích lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng đang âm. Năm 2019 và 2020 thì tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên gấp năm lần chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng vốn chủ sở hữu. Sự thay đổi quy mô vốn chủ sở hữu kéo theo thay đổi cơ cấu vốn nợ và vốn chủ, giúp giảm thiểu các rủi ro tài chính cho Công ty, tăng khả năng thanh toán nhanh và tăng hệ số tự chủ về tài chính.

Bảng 2.6 Tỷ trọng nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2018 - 2020

(Đơn vị: Triệu đồng)

Nguồn vốn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

I.Nợ phải trả 3.785 5.287 8.244

1.Phải trả người bán 2.486 4.194 6.933

Người mua trả tiền trước 88.4 0 27.3

Thuế và khoản nộp nhà nước 5.0 0.93 11.7

Phải trả người lao động 245.0 0 0

Phải trả ngắn hạn khác 0 0 1.0

Vay và thuê nợ tài chính NH 1.299 1.093 1.311

II.Vốn chủ sở hữu 1.714 9.036 9.207

39

3.Vốn khác của chủ sở hữu

0 0 9.2

4.Lợi nhuận sau thuế chưa PP ( 85.1 ) 36.6 7.7

TỔNG NGUỒN VỐN 5.493 14.323 17.451

(Nguồn: BCTC Công ty IEA) Qua bảng chi tiết tỷ trọng nguồn vốn của Công ty cổ phần IEA Việt Nam có thể thấy chính sách của Công ty là chú trọng vào vốn chủ sở hữu hơn là vốn huy động từ nợ phải trả. Tuy nhiên năm 2018 nợ phải trả của Công ty cao hơn như dã phân tích ở trên không phải là chủ trương của Công ty.

Vì thế nên đến năm 2019 và 2020 thì Công ty đã huy động nhiều từ vốn chủ sở hữu để mang lại sự tự chủ về nguồn vốn. Tuy nhiên năm 2020 Công ty đã huy động vốn khá lớn từ vốn góp của chủ sở hữu là 9.207 triệu đồng chiếm đến 56.90% tổng nguồn vốn của Công ty. Và còn huy động từ vốn khác của chủ sở hữu là 9.2 triệu đồng.

Điều này đồng nghĩa với việc Công ty không huy động đươc nhiều từ nguồn vốn bên ngoài, không tận dụng được hiệu quả đòn bẩy tài chính. Hơn nữa việc huy động nhiều từ vốn chủ sở hữu tuy không phải trả chi phí nhưng làm cho chủ đầu tư không hài lòng khi đồng tiền của họ đầu tư không hiệu quả. Bên cạnh đó Công ty không thể dựa vào hoàn toàn và lâu dài từ nguồn vốn của chủ sở hữu mà phải có sự huy động từ nguồn vốn bên ngoài để mở rộng thị trường phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào bảng số liệu cùng với bảng cân đối kế toán ta cũng có thể thấy được nợ phả trả của Công ty không có nợ dài hạn hay nói cách khác 100% nợ của Công ty là nợ ngắn hạn. Trong thời gian tiếp theo Công ty vẫn nên huy động vốn từ nợ ngắn hạn để kinh doanh và mở rộng phát triển.

40

Trong nợ ngắn hạn Công ty không có những khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Đa phần nợ của Công ty đều là do các khoản chiếm dụng từ khác hàng và người bán. Tuy đây cũng là một hình thức huy động vốn hiệu quả nhưng Công ty cũng cần phải cẩn thận đề phòng tránh trường hợp nợ quá hạn không thanh toán làm mất uy tín của Công ty.

Vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ bao gồm vốn góp của chủ sở hữu cũng như vốn khác của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỷ trọng chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu còn lợi nhuận không chia chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nên lợi nhuận của Công ty không được cao. Như đã phân tích thì việc huy động vốn quá nhiều từ vốn chủ sở hữu cũng không nên khi hiệu quả hoạt động không cao và làm các chỉ tiêu về khả năng sinh lời thấp đi.

2.2.2. Các phương thức huy động vốn của Công ty cổ phần IEA Việt Nam

Huy động vốn từ vay ngân hàng

Vay ngân hàng là mộ trong những hình thức huy động vốn phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay. Ngoài việc huy động vốn từ nội bộ Công ty thì Công ty cũng tăng cường huy động từ nguốn vốn bên ngoài. Công ty huy động vốn từ vay ngân hàng Vietcombank với lãi suất áp dụng là 9%/ năm. Năm 2018 Công ty vay ngân hàng là 725 triệu đồng, năm 2019 là 614 triệu đồng và năm 2020 số tiền vay lên đến 751 triệu đồng. Vì Công ty kinh doanh mặt hàng là các thiết bị máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp nên Công ty huy động vốn từ ngân hàng để mua trang thiết bị, hàng hóa và trả cho người bán.

Huy động vốn từ đối tác, khách hàng

Kéo dài thời hạn thanh toán với bạn hàng là cách mà nhiều doanh nghiệp làm để tạo nguồn vốn. Khoản này không phải trả lãi suất mà đă có ngay trong quỹ. Các bạn hàng thường nể nang sẽ thông cảm và không vì thế mà gây khó dễ cho bạn. Bên cạnh đó là việc huy động vốn từ các bạn hàng với thỏa thuận đặt tiền trước lấy hàng sau.

41

Năm 2018 Các khách hàng đã trả tiền trước là 88.4 triệu đồng chiếm 1.94% tổng nguồn vốn và năm 2020 là 10.73 triệu đồng. Tuy năm 2020 tỷ trọng của người mua trả tiền trước giảm hơn so với năm 2018 tuy nhiên thì Công ty đã huy động được một nguồn vốn nhất định để duy trì hoạt động và ổn định Công ty nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Huy động vốn bằng tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này được hình thành tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp…Việc mua chịu giữa Công ty với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa sẽ hình thành nên khoản nợ phải trả nhà cung cấp. Ta thấy khoản phải trả người bán của Công ty ở mức cao chiếm tỷ trọng lớn trong khỏan nợ phải trả của Công ty.

Bảng 2.7 Chiếm dụng vốn của Công ty giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2018 2019 2020 Nợ phải trả 2.824 4.194 6.973 Phải trả người bán 2.486 4.193 6.933 Tổng nguồn vốn 4.549 13.231 16.181

(Nguồn: BCTC Công ty IEA) Năm 2018 phài trả người bán là 2.486 triệu đồng trong khi nợ phải trả là 2.824 triệu đồng và tổng nguồn vốn là 4.549 triệu đồng. Tương đương phải trả người bán chiếm đến 54.65% tổng nguồn vốn của Công ty. Và đến năm 2020 thì phải trả người bán đã tăng lên 6.933 triệu đồng và tổng nguồn vốn là 16.181 triệu đồng tương đương với 42.85%.

42

Từ đây ta thấy phải trả người bán chiểm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty nên Công ty có thể chiếm dụng vốn từ khoản phải trả người bán. Khoản chiếm dụng này sẽ góp phần giúp Công ty có nguồn vốn để hoạt động kinh doanh tuy nhiên thì cũng cần phải cân nhắc về lượng vốn và tần suất chiếm dụng để tránh mất uy tín của Công ty.

Hiện nay Công ty có những hình thức huy động vốn từ người thân, vốn góp trong Công ty, từ đối tác khác hành hay tín dụng thương mai. Đây là các khoản nợ ngắn hạn mà Công sử dụng để huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn, ổn định và phát triển Công ty.

Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy số tiền người mua ứng trước cho Công ty có xu hướng giảm trong khi phải trả người bán lại có xu hướng tăng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy móc thiết bị nên việc khách hàng ứng tiền trước hay đặt cọc trước là điều cần thiết tuy nhiên thì đa phần sẽ thanh toán luôn hoặc số tiền ứng trước là không đáng kể.

Tuy nhiên đây cũng là nguồn vốn mà Công ty có thể huy động được phần nào để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình.

Quy mô của Công ty còn nhỏ nên chưa đa dạng được nhiều hình thức huy động vốn bên ngoài khác nhau chủ yếu là huy động từ ngân hàng hay tín dụng thương mại.

Dưới đây là bảng cơ cấu huy động vốn của Công ty giai đoạn 2018 – 2020

43

Bảng 2.8 Cơ cấu huy động vốn của Công ty

(Đơn vị: Triệu đồng)

STT Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 NHTM 725,000 55.79 614,000 56.16 751,000 57 2 Khách hàng 88,400 6.80 0 0 10,730 0.08 3 TDTM 486,000 37.40 479,397 43.84 550,049 41.93 4 Tổng 1,299,400 100.00 1,093,397 100.0 1,311,779 100.0

(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào bảng 2.7 trên ta thấy Công ty chủ yếu huy động vốn ngắn hạn. Công ty tập trung chủ yếu vào huy động từ vay ngân hàng và tín dụng thương mại trong đó vay từ ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất với năm 2018 là 55.79% và đến năm 2020 thì tăng lên 57%. Huy động vốn từ vay ngân hàng chiếm đến hơn nửa trong cơ cấu huy động vốn của Công ty. Còn lại là huy động từ tín dụng thương mại và từ các đối tác khách hàng.

Ngoài ra thì Công ty cũng huy động vốn từ tín dụng thương mại. Năm 2018 chiếm 37.40% đến năm 2020 tăng lên 41.93%.

44

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại công ty cổ phần IEA việt nam (Trang 43 - 50)