Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại công ty cổ phần IEA việt nam (Trang 67 - 73)

5. Kết cấu của khóa luận

3.3Kiến nghị với Chính phủ

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt lại chịu tác động của dịch bệnh trong thời gian gần đây. Các khó khăn về thị trường nhập khẩu, thị trường tiêu thụ nguyên vật liệu, vốn, công nghê…Vì

62

vậy để thích ứng được với cơ chế mới thì Công ty cần có sự hỗ trợ giúp đỡ và chỉ đạo hướng dẫn của Nhà nước và các bộ ban ngành có liên quan.

Nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, tham gia và ký kết nhiều điều ước quốc tế. Nhà nước cũng đang ngày càng khuyến khích kinh doanh để phát triển nền kinh tế nước nhà trong giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2030. Chính vì vậy mà thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển thì Chính phủ cũng cần quan tâm đến việc huy động vốn của doanh nghiệp.

Cần đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền để các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiêp nhận thức rõ vai trò của các Công ty kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để thúc đẩy phát triển.

Nhà nước cũng cần tạo điều kiện trong việc Công ty định hướng mở rộng thị trường. Ủng hộ việc kinh doanh hợp pháp và đồng thời tạo điều kiện trong khâu nhập khẩu hàng hóa sản phẩm máy móc thiết bị từ nước ngoài. Có chính sách, biện pháp cụ thể (về thuế...), khuyến khích, hỗ trợ kinh doanh doanh các sản phẩm máy móc thiết bị hiện đại cung ứng cho thị trường nước ta trước mắt sau đó là mở rộng ra khu vực thị trường nước ngoài.

Để nền kinh tế có thể phát triển vững mạnh thì cũng cần có sự ủng hộ hợp tác của cả 2 bên giữa nhà nước và doanh nghiệp là cầu nối để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển từ đó thì kinh tế nước nhà mới phát triển được.

Năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính vì vậy để thực hiện đúng theo mục tiêu đã đề ra Nhà nước cần có sự quan tâm và giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách ủng hộ cũng như ban hành các chinh sách để khuyến khích các doanh nghiệp trong việc huy đông vốn để sản xuất kinh doanh.

Nhà nước cần có biện pháp để khuyến khích doanh nghiệp chú ý đến các hình thức tín dụng thuê mua hàng bằng cách ban hành luật thuê tài chính tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các Công ty tài chính.

63

Ngân hàng Nhà nước nên nâng hạn mức tính dụng cho phù hợp với khả năng mở rộng tín dụng của từng ngân hàng thương mại, đáp ứng nhu cầu thu mua đầu tư trung và dài hạn của các doanh nghiệp. Đồng thời quy định lãi suất phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước nên điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm lãi suất cho vay khuyến khích các thành phần kinh tế vay tiền đầu tư, tăng lãi suất tiền gửi để thu hút vốn nhà rỗi nâng cao tính ổn định của lãi suất cũng như góp phần giúp tăng cường huy động nguồn vốn cho các doanh nghiệp để ổn định đầu tư và phát triển.

Nhà nước và Công ty cũng cần tiếp tục duy trì ổn định và mở rộng thị trường, phải đẩy mạnh quan hệ với các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận nhập khẩu với thị trường nước ngoài, để nắm bắt thị hiếu cũng như học tập kinh nghiệm kinh doanh của các nước khác.

Đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp. Hiện nay thị trường chứng khoán nước ta còn yếu kém chưa khuyến khích được nhiều các thành phần tham gia đầu tư.

Trong khi đó thị trường tín dụng đang chịu áp lực lớn do vừa phải lo cung ứng nguồn vốn ngắn hạn, vừa phải lo cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Mặc dù, về lý thuyết ở các nước nói chung, thị trường chứng khoán là kênh duy động vốn hiệu quả song việc huy động vốn của doanh nghiệp thông qua thị trường này ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế.

Chính vì vậy tại các sàn giao dịch chứng khoán cần có những hướng dẫn cụ thể và kiện toàn hệ thống pháp lý. Thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo điều kiện cho các dân cư và các tổ chức bỏ vốn ra để giúp các doanh nghiệp thu hút được vốn.

Những biện pháp hỗ trợ trên của Nhà nước sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần IEA Việ Nam nói riêng dễ dàng và

64

thuận tiện hơn trong công tác huy dộng vốn của mình cũng như tiếp cận được những nguồn vốn đa dạng và tăng hiệu quả, giảm chi phí sử dụng vốn cho Công ty.

Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải minh bạch hóa tình hình tài chính của mình để tăng cường nguồn vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

Với tình hình hiện nay nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid 19 trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Cuối năm 2020 và đầu năm 2021 đã có nhiều Công ty phải đóng cửa do không có khả năng kinh doanh và không huy động được vốn khiến Công ty không thể vận hành. Vấn đề này cũng gây áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp hiện nay đứng trước nguy cơ phải đóng cửa hoạt động.

Điều này cũng đang ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp hiện nay không thể huy động vốn để duy trì kinh doanh trong thời gian này nên việc huy động vốn là cần thiết cho mỗi doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Trước tình hình ngày càng khó khăn bài toán đặt ra là nên huy động thế nào và huy động ở đâu khi tình hình tài chính đang bị ảnh hưởng và các Công ty cũng không tự tin tài chính của mình để huy động vốn. Đây là một bài toán nan giải cho mỗi Công ty kinh doanh hiện nay.

Do vậy sự phối hợp giữa các Công ty và Nhà nước là cần thiết ngay thởi điểm này để cùng nhau hỗ trợ giúp đỡ nhau vượt qua tình trạng khó khăn như hiện nay. Muốn đa dạng huy động nguồn vốn thì rất cần sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cơ quan chính quyền nhà nước điều này sẽ góp phần tăng cường cũng như khôi phục lại các doanh nghiệp để cùng nhau phát triển, giúp tăng trưởng kinh tế đất nước đem lại hiệu quả kinh tế ổn định và vững mạnh cho nước ta.

65

KẾT LUẬN

Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vì thế quyết định nguồn vốn là một quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Hiện nay với sự phát triển phong phú đa dạng của các nguồn vốn đòi hỏi các nhà quản trị cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Khi lựa chọn nguồn tài trợ nào đó cần xem xét đến chi phí huy động vốn và những điều kiện thuận lợi và bất lợi của việc huy động vốn đó để đạt được mục tiêu hiệu quả vốn tốt nhất cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời gian một năm trở về đây thì việc huy động vốn lại càng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bênh Covid 19. Ổn định tình hình tài chính thì cũng cần phải có nguồn vốn để duy trì.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hiện nay cũng đang đứng trước xu hướng hiện nay thì kinh tế Việt Nam ngày càng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất là trong 5 năm qua luôn đạt mức tốt, dù năm 2020 kết quả này có chậm lại nhưng vẫn hơn nhiều quốc gia trên thế giới, khẳng định được vị thế của Việt Nam. Bức tranh kinh tế năm 2020 có 2 mặt, kinh tế thế giới “đau thương” với sản lượng âm nhưng có 1 bộ phận tăng vượt lên. Các doanh nghiệp ngắn hạn chịu tổn thất cơ bản có mô hình cũ còn những doanh nghiệp vượt lên được đều gắn với công nghệ cao. Xu hướng này trong năm 2021 diễn ra rất rõ ràng. Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dịch COVID-19, việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp đang kinh doanh trong một môi trường thay đổi và bất ổn, nhiều thách thức khác như khủng bố quốc tế, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh mạng… dẫn đến nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp hiện nay đang rất lớn.

Và các hình thức huy động vốn qua ngân hàng, thị trường cổ phiếu, trái phiếu và qua các kênh phi truyền thống đang là xu hướng tiếp cận vốn của

66

nhiều doanh nghiệp. Trong đó, hình thức gọi vốn cộng đồng hay gọi vốn thông qua tiền mã hóa ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu và đa dạng về hình thức. Chính vì vậy với tình trạng khó khăn như hiện nay thì Công ty phải xem xét bài toán nào phù hợp cho bối cảnh hiện nay với Công ty để lựa chọn hình thức huy động phù hợp và hiệu quả nhất.

Qua phân tích tình hình thực tế công tác huy động vốn tại Công ty cổ phần IEA Việt Nam em đã thấy được những thành tựu mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua cũng như hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới để Công ty có thể tăng cường công tác huy động vốn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Việc kết hợp giữ lý luận và thực tế đã giúp em hiểu thêm sâu sắc về phương thức huy động vốn tại một doanh nghiệp cụ thể. Qua đó biết cách ứng dụng những lý thuyết được học trên nhà trường vào thực tế công việc.

Do kiến thức còn hạn chế và có sự khó khăn về trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong có thể nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giảng viên trong Khoa cũng như các anh chị trong Công ty để em có thể hiếu thấu đáo hơn phục vụ tốt hơn cho việc học tập cũng như trong công việc sau này. Bài khóa luận đã phân tích những vấn đề còn tồn tại và nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn của Công ty. Dưới góc độ một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài viết có thể còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô.

Nhân đây, em xin một lần nữa gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn TS.Vũ Thị Nhài, các anh chị phòng Tài chính kế toán của Công ty cổ phần IEA Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài khóa luận này.

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu

+ Bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ Phần IEA Việt Nam năm 2018, 2019, 2020.

2. Sách

+ Phan Đức Dũng (2019), Giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính”, NXB Tài chính.

+ PGS.TS. Bùi Văn Vần, PGS.TS. Vũ Văn Ninh (đồng chủ biên) (2013), Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài Chính.

+ PGS.TS. Vũ Duy Hào, ThS. Trần Minh Tuấn (đồng chủ biên) (2019), Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân. + PGS. TS. Đinh Văn Sơn, TS. Vũ Xuân Dũng (đồng chủ biên) (2013), Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”, NXB Thống kê.

3. Trang Web

+ Trang Web nội bộ của Công ty Cổ Phần IEA Việt Nam + http://www.ieavietnam.com/

+ https://tapchitaichinh.vn/

+ https://lawkey.vn/cac-hinh-thuc-huy-dong-von-cua-doanh-nghiep- hien-nay/

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại công ty cổ phần IEA việt nam (Trang 67 - 73)