Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thúc đẩy nhập khẩu thiết bị gia dụng của công ty cổ phần vinasimex từ thị trƣờng trung quốc (Trang 61 - 63)

Các buổi giao lưu, đàm phán trực tiếp bị hạn chế và khá tốn kém chi phí

Tỷ trọng nhập khẩu thiết bị gia dụng từ thị trƣờng Trung Quốc chiếm trung bình khoảng 41,03% tổng giá trị nhập khẩu thiết bị gia dụng, gần bằng một nửa kim ngạch nhập khẩu thiết bị gia dụng của cả Công ty cùng với sự đa dạng của cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ thị trƣờng Trung Quốc cũng đã phần nào phản ánh thể hiện sự hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tác Trung Quốc nhất hay có thể nói thị trƣờng Trung Quốc này là nơi mà Công ty sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ, nhiều buổi giao lƣu, trao đổi và nhiều cuộc đàm phán nhất.

Chính vì vậy, Công ty không thể tham gia trực tiếp hết các cuộc gặp gỡ, giao lƣu đàm phán cùng với thêm một phần do khoảng cách địa lý nên đa số các đơn hàng, hợp đồng đều đƣợc thỏa thuận và ký kết qua thƣ điện tử hoặc qua các ứng dụng công nghệ đôi khi sẽ gây ra hạn chế về sự chi tiết trong điều khoản, dẫn đến nếu có tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp bị khó khăn. Khi đơn hàng có thiệt hại, thƣờng chỉ có thể đàm phán để giảm giá thành, đàm phán các thủ tục bồi thƣờng thƣờng không đem đến kết quả nhƣ mong muốn. Do hạn chế đàm phán trực tiếp nên việc xem xét và ký kết hợp đồng phải cân nhắc nhiều hơn, tốn nhiều thời gian. Quan trọng do hạn chế về đàm phán trực tiếp tốn rất nhiều thời gian và chi phí và để có các buổi gặp trực tiếp đàm phán giữa hai bên cần chuẩn bị sắp xếp bà bị phụ thuộc bởi khu vực diễn ra đàm phán rất cao, đặc biệt trong tình cảnh dịch bệnh covid đang ngày càng nguy hiểm, việc gặp gỡ bị hạn chế, để giao lƣu giữa 2 bên rất khó khăn.

Quy trình nhập khẩu của công ty còn một số thiếu sót và chưa hoàn thiện

Tuy đã có sự nghiên cứu tìm hiểu về thị trƣờng nhập khẩu Trung Quốc nhƣng thị trƣờng Trung Quốc là một thị trƣờng rộng lớn – đất nƣớc tỷ dân nên việc nghiên cứu chƣa thể rộng rãi, toàn diện, sâu sắc và chƣa dựa trên các nét tổng quát về quan hệ cung cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh, đối tác,..cũng nhƣ chƣa xác định nhu cầu nhập khẩu trong nƣớc. Cả thị trƣờng nhập khẩu và tiêu thụ chƣa có những đánh giá, nghiên cứu rõ ràng, liền mạch hay nói một cách khác các kế hoạch kinh doanh nhập khẩu chƣa liền mạch thống nhất cụ thể. Công ty vẫn chƣa có sự quan tâm thích đáng đến việc mở rộng thị trƣờng mới, cũng nhƣ công ty cần đặt ra yêu cầu về hoàn thiện đƣợc các kế hoạch kinh doanh nhập khẩu thích hợp.

Thông tin và thương mại điện tử nắm bắt yếu

Khả năng tìm hiểu, tiếp cận với thông tin của công ty cũng rất bị động. Trong thời đại bùng nổ thông tin, doanh nghiệp nào nhanh nhạy biết nắm bắt và xử lý thông tin đúng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Nhận thức đƣợc vai trò quan

55

trọng của thông tin, trong thời gian qua công ty cũng đã chú trọng vào việc tìm cách khai thác thông tin bằng nhiều cách, qua đài báo, qua mạng Internet, qua các tạp chí chuyên ngành... và bƣớc đầu đã thu thập đƣợc khá nhiều thông tin. Tuy nhiên khả năng xử lý, phân loại thông tin còn kém, chất lƣợng thông tin bị giảm. Không những vậy, chƣa có sự kết hợp với các sàn thƣơng mại điện tử lớn của Trung Quốc nhƣ của Alibaba, Tmail, 1688.com,..Công ty tìm kiếm các nguồn hàng chủ yếu tại các kênh truyền thống nhƣ siêu thị, chiến lãm, xúc tiến thƣơng mại,..

Biểu thuế và tỷ giá hối đoái của công ty chưa có công tác cập nhật và hệ thống riêng

Vì là nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, chi phí cho một đơn vị hàng hóa bị ảnh hƣởng rất lớn từ tỷ giá giữa Việt Nam đồng với Nhân dân tệ hay với Đô la Mỹ và biểu thuế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc là một điều không thể tránh. Biến động thế giới không ngừng, sẽ có rất nhiều các sự kiện chính trị- kinh tế diễn ra, và sự hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng sự tăng mức độ phụ thuộc giữa các quốc gia, khu vực và những điều này ảnh hƣởng trực tiếp tới kinh tế của nhiều quốc gia mà công ty hợp tác hoặc với chính kinh tế Việt Nam ảnh hƣởng trực tiếp đến các chính sách, nghị định dành cho các công ty xuất nhập khẩu. Mỗi ngày tỷ giá đều có sự biến động dù rất nhỏ nhƣng cũng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn vốn của công ty. Đồng thời, các chính sách và biểu thuế nhập khẩu cập nhật liên tục. Trong khi đó, công ty chƣa có một bộ phân hay hệ thống riêng để cập nhật những biến động trên.

Nguồn nhân lực có nguy cơ rủi ro cao

Về hình thức nhập khẩu: Công ty đã rất coi trọng hình thức nhập khẩu trực tiếp, tỷ trọng này chiếm rất cao khoảng 78%, nhƣng đồng thời đây cũng là hình thức khá nhiều rủi ro và đòi hỏi nhiều yêu cầu về nghiệp vụ nhân lực cao, có thể xử lý đƣợc các tình huống bất ngờ. Do nguy cơ rủi ro từ hình thức trên khá cao, mặc trình độ nguồn nhân lực của công ty không thấp nhƣng vẫn sẽ khó xử lý và giải quyết khỏi những nguy cơ bất ngờ mà hình thức này đem lại. Đặc biệt, Công ty đang không ngừng mở rộng kinh doanh, rất nhiều vị trí đƣợc bổ sung và mở rộng, yêu cầu đặt ra cho nguồn nhân lực xuất nhập khẩu càng cần đƣợc để ý nhiều hơn.

56

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NK THIẾT BỊ GIA DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINASIMEX TỪ THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2021-2022

3.1. Cơ hội và thách thức đối với nhập khẩu thiết bị gia dụng của Công ty CP Vinasimex từ thị trƣờng Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thúc đẩy nhập khẩu thiết bị gia dụng của công ty cổ phần vinasimex từ thị trƣờng trung quốc (Trang 61 - 63)