Quản trị chi phí và nâng cao hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH thắng ngọc (Trang 64 - 66)

Các nguồn vốn đầu tư cho vốn lưu động trong công ty có thể kể đến các nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu đầu tư mới, lợi nhuận giữ lại chưa phân phối, nguồn vay dài hạn, nguồn vay ngắn hạn... Cụ thể như sau:

Lợi nhuận giữ lại chưa phân phối

Đây là nguồn vốn có tính chất hữu hiệu nhất để tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, với ưu điểm không tốn chi phí và dễ dàng sử dụng. Căn cứ theo kế hoạch kinh doanh và doanh thu của công ty và ước lượng giá trị lợi nhuận tương đương với các năm trước, lợi nhuận giữ lại chưa phân phối hàng năm được ước tính theo doanh thu kế hoạch như sau:

Bảng 3.3: Bảng chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế dự kiến 2021-2025

Giá trị Tiêu cực Tích cực Tiêu cực Tích cực

1 Doanh thu 96,988,000,000 108,886,800,000 118,785,600,000 146,997,180,000 160,360,560,000

2 Lợi nhuận sau thuế luỹ kế 9,229,925,083 12,496,529,083 13,981,349,083 16,906,444,483 20,395,771,483

3 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0.03 0.03 0.04 0.03 0.04

STT Chỉ tiêu Năm 2021 (Kế hoạch) Năm 2022-2025 (Kế hoạch) Năm 2020 (Thực tế)

Qua bảng phân tích, hàng năm, Công ty dự kiến sẽ có từ 3 đến 6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế giữ lại chưa phân phối để bổ sung nguồn vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Lượng vốn bổ sung này có thể đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm 2021, nhưng sẽ bị thiếu hụt cho giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025. Lượng vốn lưu động cần gia tăng thêm cho giai đoạn 2022-2025 khoảng 12-18 tỷ đồng khi doanh thu dự kiến tăng trưởng 35%.

Vốn chủ sở hữu đầu tư thêm

Đây là khoản vốn được huy động thêm tử cổ đông trong Công ty, đây là nguồn vốn với chi phí rẻ, không có tính rủi ro tài chính cao như các nguồn đầu tư từ vay nợ ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy Công ty nên nghiên cứu, xem xét chiến lược sử dụng nguồn vốn này để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.4: Bảng chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu dự kiến 2021-2025

Giá trị Tiêu cực Tích cực Tiêu cực Tích cực

1 Doanh thu 96,988,000,000 108,886,800,000 118,785,600,000 146,997,180,000 160,360,560,000

2 Lợi nhuận sau thuế luỹ kế 9,229,925,083 12,496,529,083 13,981,349,083 16,906,444,483 20,395,771,483

3 Lợi nhuận sau thuế 3,394,568,365 3,266,604,000 4,751,424,000 4,409,915,400 6,414,422,400

4 Vốn chủ sở hữu 40,000,000,000 40,000,000,000 55,000,000,000 50,000,000,000 70,000,000,000

5 Tý suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0.07 0.06 0.07 0.07 0.07

STT Chỉ tiêu Năm 2021 (Kế hoạch) Năm 2022-2025 (Kế hoạch) Năm 2020 (Thực tế)

Trong trường hợp chủ sở hữu của Công ty mong muốn duy trì mức ROE là 0.07 như kết quả thực tế của năm 2020, Công ty có thể xem xét đầu tư thêm vốn chủ sở hữu như bảng số 18. Cụ thể, để đạt mức ROE là 0.07, tức là với 100 đồng vốn đầu tư, Công ty sẽ thu được 7 đồng lợi nhuận sau thuế, mức vốn chủ sở hữu công ty có thể đạt ở mức 55 tỷ đồng đối với phương án tích cực của năm 2021, 70 tỷ đồng đối với phương án tích cực của năm 2025. Trường hợp vốn chủ sở hữu thấp hơn mức này, ROE sẽ tăng tương ứng.

53

Vốn vay dài hạn.

Đây là khoản tiền vay dài hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty sẽ phải trả tiền lãy vay hàng tháng khi sử dụng nguồn vốn này. Trong trường hợp Công ty không đầu tư thêm vốn chủ sở hữu, Công ty có thể đàm phán để vay nợ thêm tại các ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH thắng ngọc (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)