đầu tư
Đánh giá về cơ cấu nguồn đầu tư của doanh nghiệp, có thể thấy Công ty đang sử dụng nguồn vốn dài hạn cụ thể là Vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn để đầu tư cho tài sản của Công ty.
Dưới đây là đồ thị thể hiện tỷ trọng các nguồn đầu tư tài sản nói chung và tài sản lưu động nói riêng tại Công ty
57
Hình 3.1. Nguồn đầu tư tài sản lưu động
Có thể thấy rằng, do nguồn vốn dài hạn, cụ thể là vốn chủ sở hữu dồi dào nên công ty có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đáp ứng một phàn tài sản lưu động thường xuyên. Điều này đảm bảo cơ cấu tài chính của công ty an toàn, đối với công ty hoạt động trong ngành thiết kế và xây dựng, vốn lưu động có vòng quay chậm. Tuy nhiên, để cân bằng giữa mục tiêu sinh lời, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động và mục tiêu đảm bảo an toàn tài chính, công ty nên xem xét giải pháp cân bằng được cả hai mục tiêu này.
Giải pháp cơ cấu vốn an toàn cho Công ty:
Giống như tại bảng chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu dự kiến 2021-2025, Công ty có thể tiếp tục duy trì mức ROE tại 0.07 điểm bằng cách sử dụng vốn chủ sở hữu tăng thêm và nguồn lợi nhuận chưa phân phối để tài đầu tư.
Giải pháp cơ cấu vốn tăng khả năng sinh lời cho Công ty:
Để tăng khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), Công ty có thể nghiên cứu hạ mức vốn chủ sở hữu dự kiến đầu tư tăng thêm, đồng thời sử dụng nhiều khoản vay nợ để đầu tư cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Có nghĩa là Công ty xem xét gia tăng đòn bẩy trong sản xuất kinh doanh.
Điều này sẽ khiến cho ROE của Công ty tăng cao:
Bảng 3.5 Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu cho phương án sinh lời của doanh nghiệp
Giá trị Tiêu cực Tích cực Tiêu cực Tích cực
1 Doanh thu 96,988,000,000 108,886,800,000 118,785,600,000 146,997,180,000 160,360,560,000
2 Lợi nhuận sau thuế luỹ kế 9,229,925,083 12,496,529,083 13,981,349,083 16,906,444,483 20,395,771,483
3 Lợi nhuận sau thuế 3,394,568,365 3,266,604,000 4,751,424,000 4,409,915,400 6,414,422,400
4 Vốn chủ sở hữu 40,000,000,000 40,000,000,000 40,000,000,000 40,000,000,000 40,000,000,000
5 Tý suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0.07 0.06 0.09 0.08 0.11
STT Chỉ tiêu Năm 2021 (Kế hoạch) Năm 2022-2025 (Kế hoạch) Năm 2020 (Thực tế)
Có thể thấy rằng, sau khi điều chỉnh vốn chủ sở hữu theo hướng không tăng cường thêm vốn đầu tư mới, ROE của Công ty tăng mạnh từ 0.07 điểm năm 2020, lên 0.09 trong năm 2021 và 0.11 trong năm 2025. Tuy nhiên doanh nghiệp cần hết sức lưu ý về việc áp dụng giải pháp sử dụng đòn bẩy trong doanh nghiệp.
59
KẾT LUẬN
Nền kinh tế đang biến động từng ngày, việc xây dựng cho công ty một chính sách hợp lý nâng cao hiêu quả sư dụng vốn là một công việc quan trọng giúp Công ty tồn tại và phát triển. Một chính sách được đưa ra có thể thành công và cũng có thể thất bại. Nó được xây dựng dưa trên sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Để các chính sách tiêu thụ sản phẩm có thể thành công phụ thuộc rất nhiều vào tài năng lãnh đạo, sự vận dụng các nguồn lực của Công ty một cách có hợp lý. Doanh nghiệp thành công khi con đường mà doanh nghiệp đó đi đúng đắn, hay nói cách khác chiến lược kinh doanh khả thi và lực lượng quản trị lãnh đạo linh hoạt, uyển chuyển trong mọi tình huống biến động của thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những vấn đề mang tính chất sống còn của các doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chính là việc nâng cao hiêu quả kinh doanh tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển và tạo ra doanh thu, lợi nhuận ngày càng cao, giúp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có mức thu nhập không ngừng tăng lên và từ đó giúp cho doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu vô cùng quan trọng của các Công ty thương mại hiện nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Công ty.
Trên cơ sở áp dụng những lý thuyết đã học tại trường cùng những tìm hiểu trong thực tế, khóa luận với đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Thắng Ngọc” đã nêu được cơ sở lý luận chung, qua đó khái quát tình hình hoạt động bán hàng và kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018 – 2020. Tìm hiểu thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty để có cái nhìn tổng quan về kết quả kinh doanh của công ty trong thời
gian qua. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty. Do còn hạn nhiều về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, nên đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do vậy kính mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Bùi Văn Vần, PGS.TS Vũ Văn Ninh - Giáo trình Tài chính
Doanh nghiệp, NXB Tài Chính 2015
2. Đặng Đình Đào (2001), Giáo trình quản trị tiêu thụ, NXB thống kê 3. Trương Đình Chiến, Giáo trình Quản trị marketing, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
4. Thái Thị Kim Oanh(2010),Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại Học Vinh.
5. Nguyễn Thị Đông (2006), Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh
nghiệp, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
6. Nguyễn Năng Phúc, Giáo trình phân tích báo cáo.
7. TS. Nguyễn Kế Nghĩa, Giáo trình quản trị sản xuất tác nghiệp, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
8. Nguyễn Ngọc Quân, Ths.Nguyễn Văn Điềm (2007), Giáo trình quản trị
nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.