Triển vọng phát triển của ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường

Một phần của tài liệu Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 67 - 69)

5. Kết cấu của khóa luận

3.1.1. Triển vọng phát triển của ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường

đường hàng không tại Việt Nam

3.1.1.1. Cơ hội

- Cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế:

Với chính sách mở cửa của nền kinh tế, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi hàng hoá với thế giới ngày càng lớn, làm cho khối lượng hàng lưu chuyển tăng lên không ngừng. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như với các nước khác trên thế giới không ngừng được mở rộng đã tạo điều kiện cho thương mại hai chiều phát triển. Việt Nam hợp tác và ký nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trên thế giới, đây là một cơ hội để chúng ta tìm kiếm, đa dạng hóa thị trường, đặc biệt liên quan đến thương mại, du lịch, đầu tư và cả logistics. Gần đây nhất là hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã có hiệu lực từ 08/2020, mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế nước ta. Ngoài 2 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết vào năm 2020, Việt Nam cũng vượt xa các nước trong khu vực trong việc thu hút các công ty chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Điều này cho thấy triển vọng phát triển nền kinh tế nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng khiến cho dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế ở Việt Nam trong những năm tới càng phát triển hơn. Các chuyên gia cũng đánh giá Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics và giao nhận hàng hóa. Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ tầng thương mại, trung tâm logistics không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp. Cùng với đó, các dịch vụ đi kèm đã và đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong 10 năm qua, thị trường hàng không Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng hai con số. Vận tải hàng không quốc tế của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng là 11% trong 7 tháng đầu năm 2019 (Cục Hàng không Việt Nam, 2019). Việt Nam xếp thứ 7 trong số những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới về vận tải hàng không quốc tế, đứng thứ 3 thế giới về tốc độ tăng trưởng vận tải hàng không (theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế - IATA), với vận tải hàng hóa quốc tế chiếm 6,6%. Thị trường hàng không Việt Nam đặt mục tiêu đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển.

Việt Nam có 5 hãng hàng không đang hoạt động đó là: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco và Bambo Airlines. Ba trung tâm vận chuyển hành khách, hàng hóa ngang tầm ASEAN tại Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ chí Minh) và Đà Nẵng sẽ được nâng cấp và hình thành thêm 3 cụm vận tải là Vân Đồn, Chu Lai, Long Thành. Dự báo, tổng thị trường vận chuyển hàng hóa tăng trung bình 12%/năm giai đoạn 2020 – 2030.

- Đặc biệt, trong thời điểm này, không thể không nói đến cơ hội mà đại dịch Covid - 19 mang lại:

Kể từ tháng 12/2019, đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là ngành vận tải hàng không do việc hạn chế đi lại cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn. Các hãng hàng không Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề và chỉ khai thác 1-2% đội bay.

Tuy nhiên, bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt. Theo số liệu thống kê của Công ty chứng khoán FPT, trong 10 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 440,1 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 230 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 210,3 tỷ USD, tăng 0,3%. Theo đánh giá chung từ các chuyên gia kinh tế, nếu đại dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn, các hoạt động giao dịch thương mại sẽ còn tăng "nóng" với các nhóm ngành gọi xe điện tử, thương mại điện tử, giao nhận, vận chuyển, tài chính ngân hàng...

Cho đến nay, đại dịch toàn cầu Covid–19 vẫn đang diễn ra rất phức tạp. Nhu cầu về các trang TBYT, khẩu trang y tế vẫn luôn tăng cao. Và các quốc gia trên thế giới đang trong quá trình triển khai mua bán và tiêm vaccine Covid–19. Nắm bắt nhu cầu đó, trong khi Airseaglobal lại là Công ty chuyên và có thế mạnh về hàng y tế nên sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp logistics không chuyên môn hóa.

3.1.1.2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội thì ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn thách thức sau:

Thứ nhất, tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không thế giới ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, công nghệ và kỹ thuật của hàng không Việt Nam mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải tiến nhưng vẫn còn chậm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Nếu không giải quyết được sớm những thách thức liên quan đến việc phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm tiếp theo, ngành vận tải hàng không Việt Nam có thể sẽ giẫm vào “vết xe đổ” của ngành hàng không Indonesia, khi có nhiều hãng hàng không hoạt động mà các sân bay lại xưa cũ, tạo nên áp lực quá lớn cho công tác quản lý, dẫn đến nguy cơ mất an toàn cũng như tình trạng hoãn, hủy chuyến. Cũng chính vì sự yếu kém về cơ sở

hạ tầng đó nên để giảm áp lực, Cục Hàng không phải đưa ra quy định hạn chế số máy bay được sắm thêm của các hãng hàng không. Điều này khiến cho khả năng cạnh tranh của vận tải hàng không Việt Nam cũng như ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Việt Nam còn thấp.

Thứ hai, vận tải hàng không của Việt Nam mặc dù phát triển nhanh nhưng còn rất nhỏ bé. Các hãng hàng không của Việt Nam chưa chú trọng vào vận tải hàng hóa mà mới chỉ tập trung trong việc vận tải hành khách. Bên cạnh đó nguồn nhân lực cho ngành vận tải hàng không đang thiếu rất nhiều.

Vậy nên, hoạt động giao nhận cũng như quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, hạn chế bởi cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật của các sân bay cũng như năng lực của các hãng hàng không.

Một phần của tài liệu Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty cổ phần airseaglobal việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)