5. Kết cấu của khóa luận
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Vì Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nên đã, đang và sẽ gia nhập rất nhiều các tổ chức quốc tế nên nước ta đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các công ước, bộ luật quốc tế mà nước ta là thành viên. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước chuyên ngành đối với dịch vụ cảng hàng không được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: hàng không, tài chính, thương mại, xuất nhập cảnh, …. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật nói trên đều có nội dung liên quan đến các hoạt động hàng không, nên không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Như vậy, để khắc phục dần những yếu kém của dịch vụ và doanh nghiệp trong nước trong tiến trình tham gia thương mại quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, Nhà nước nên tiến hành nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý mang tính đồng bộ, nhất quán và thông thoáng trong các văn bản, quy định liên quan đến giao nhận hàng hóa quốc tế, hoạt động kinh tế quốc tế, điều tiết các thông lệ quốc tế.
3.3.2. Cải tiến các thủ tục cũng như quy trình thông quan hàng hóa
Các thủ tục cũng như quy trình thông quan hải quan của Việt Nam hiện nay vẫn còn khá rắc rối, lằng nhằng và mất thời gian. Các Bộ ngành, cơ quan chức năng có thẩm quyền nên áp dụng khoa học, công nghệ thông tin vào hệ thống hành chính một cửa, tăng cường công tác thông tin và hàng hóa và phương tiện. Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng khai báo hải quan điện tử trên phần mềm VNACC ECUS5, nhưng theo phản hồi của các công ty thì hệ thống khó sử dụng và thường bị lỗi, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc, khách hàng không hài lòng. Do đó, Nhà nước cần xem xét nâng cấp phần mềm này để có thể dễ dàng sử dụng hơn.
3.3.3. Đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận hàng không
Giải pháp này không chỉ giúp cho sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng không mà nó còn có tác dụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Tuy nhiên, làm sao để cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng và hiệu quả vấn là một vấn đề đau đầu của nước ta trong nhiều năm nay. Vậy nên, trước hết Nhà nước cần ưu tiên phát triển các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đa phương thức, đầu tư xây dựng hệ thống sân bay, đường bộ, cầu cảng, kho bãi, trang bị hệ thống theo dõi, giám sát phù hợp. Cở sở hạ tầng cần được đầu tư theo một thể thống nhất, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả. Nhà nước cần đẩy nhanh các công trình logistics trọng điểm như sân bay Long Thành, sân bay Vân Đồn – Quảng Ninh, trung tâm logistics tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chính Minh, ….
Cơ sở hạ tầng phần mềm cũng đóng một vai trò quan trọng trong giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin của Việt Nam còn nhiều bất cập, dữ liệu còn chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, các công ty trong nước chỉ dừng lại ở vệc giới thiệu doanh nghiệp, dịch vụ kinh doanh chứ các tiện ích liên quan đến hàng hóa như Track-trace thì không có. Do đó, Nhà nước cần cải tiến hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, hiệu quả hơn, tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp.
3.3.4. Có các chính sách phòng chống tham nhũng, xử phạt các hành vi tham nhũng
Để đất nước càng ngày càng phát triển, chúng ta đã cố gắng đẩy lùi những hành vi tham nhũng, song vẫn chưa hẳn là không còn tồn tại. Vì vậy, Nhà nước nên xử lý triệt để, nghiêm khắc với những hành vi này trong đội ngũ Hải quan – lực lượng quan trọng trong giao nhận thương mại quốc tế.
KẾT LUẬN
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Điều đó được thể hiện ở thực tế là hầu như tоàn bộ hàng hóа sản xuất rа đều рhải thông quа hоạt động giао nhận thì mới đến được tаy người tiêu dùng. Tuy nhiên, đi cùng với sự hội nhập đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận cũng đang đứng trước muôn vàn khó khăn và thách thức. Trong đó phải kể đến sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trực tiếp có nhiều kinh nghiệm đến từ nhiều nền kinh tế trên thế giới và những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Và trong tương lai, để phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cần phải có sự nỗ lực của doanh nghiệp, Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan phối hợp cùng thực hiện. Chỉ có như vậy thì ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không mới có thể phát triển mạnh mẽ.
Trong giai đoạn hiện nay, Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều biến động, khó khăn và thách thức để có thể giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Sau 10 năm phát triển, tuy đã có nhiều thành công đáng để nhưng Công ty vẫn còn khiêm tốn so với nhiều đối thủ khác trên thị trường. Vậy nên, việc phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không là vô cùng cần thiết. Việc khắc phục và hoàn thiện này cần áp dụng đồng loạt và linh hoạt giữa nhiều giải pháp như: Giải pháp về tổ chức quản lý, giải pháp về hoạt động marketing, giải pháp về mở rộng thị trường, giải pháp về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, chiến lược về giá, …. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không trong những khâu tìm kiếm khách hàng, hãng hàng không; theo dõi hàng hóa; làm thủ tục hải quan; vận chuyển tận nơi cho khách hàng cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng tránh những sai sót gây phát sinh nhiều chi phí, ảnh hưởng đến khách hàng cũng sự tin cậy của khách hàng đối với Công ty.
Theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2020 của Bộ Công thương, thị trường dịch vụ logistics của thế giới sẽ tăng khoảng 76,28 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024, với mức tăng trưởng trung bình 6%/ năm, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đây là cơ hội cũng như thách thức đối với công ty làm hoạt động giao nhận vận tải như Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam.
Bài khóa luận đã phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam, tìm ra những ưu nhược điểm của quy trình và từ đó nêu lên một số kiến nghị, góp phần vào việc hoàn thiện quy trình của Công ty.
Với kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, bài Khóa luận tốt nghiệp của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy
cô, các bạn cũng như các anh chị trong Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam để bài khóa luận có thể hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa, em xin được chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Phạm Huyền Trang và các anh chị trong Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các văn bản hành chính nhà nước
1. Bộ Công thương (2018), Báo cáo Logistics Việt Nam 2018. 2. Bộ Công thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019. 3. Bộ Công thương (2020), Báo cáo Logistics Việt Nam 2020.
4. Bộ Công thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019. 5. Bộ Công thương (2020), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020. 6. Quốc Hội (2005), Luật Thương Mại.
B. Sách tiếng Việt
1. GS.TSHoàng Văn Châu (2009), Logistics và vận tải quốc tế, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Như Tiến (2018), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. GS.TS Võ Thanh Thu (2011), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Các tài liệu gốc của Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam
1. Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam (2018), Báo cáo tài chính năm 2018. 2. Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam (2019), Báo cáo tài chính năm 2019. 3. Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam (2020), Báo cáo tài chính năm 2020. 4. Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam (2020), Báо cáо nghiên cứu thị trường kinh dоаnh củа Công ty Cổ phần Аirseаglоbаl 2020.
D. Các trang web
1. Fanpage facebook Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam,
https://www.facebook.com/airseaglobal/, [15/04/2021]
2. Hồ Thị Thu Hòa (2020), Logistics hàng không xu thế phát triển mới, Giao thông vận tải, http://www.tapchigiaothong.vn/logistics-hang-khong-xu-the-phat-trien-moi-
d88077.html, [25/4/2021]
3. Mаi Lê Lợi (2018), Cơ hội và thách thức chо ngành dịch vụ lоgistics Việt Nаm trоng bối cảnh hội nhậр sâu, Tạp chí giao thông, httр://www.tарchigiаоthоng.vn/cо-hоi- vа-thаch-thuc-chо-ngаnh-dich-vulоgistics-viet-nаm-trоng-bоi-cаnh-hоi-nhар-sаu-
d55882.html, [15/04/2021]
4. Mỹ Duyên (2020), Cổ phiếu Logistic được kỳ vọng là điểm sáng cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021, Báo mới, https://doanhnhanvn.vn/co-phieu-logistic-
5. Nguyễn Văn (2017), Chuyên đề nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu,
Slide Share, https://www.slideshare.net/trongthuy2/chuyen-de-nghiep-vu-giao-nhan-
hang-hoa-xuat-nhap-khau-diem-cao-rat-hay , [15/04/2021]
6. Phạm Trung Hải (2019), Phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-nganh-dich-vu- logistics-tai-viet-nam-306129.html , [15/04/2021]
7. Thanh Hải (2020), Nhu cầu vận tải hàng hóa bằng hàng không tăng đáng kể, Quân đội nhân dân Việt Nam, https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/nhu-cau-van-tai-hang-hoa-
bang-hang-khong-tang-truong-dang-ke-644233, [5/6/2021]
8. Website Công ty Cổ рhần Аirseаglоbаl Việt Nаm, httрs://аirseаglоbаl.cоm.vn/, [15/05/2021]