Chức năng và nhiệm vụ của phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Sử dụng và thu hút nguồn vốn viện trợ quốc tế của viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.5: Chức năng và nhiệm vụ của phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế

Sơ đồ 2: Tổ chức phòng Khoa học và HTQT Viện khoa học và kỹ thuật

nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

Nguồn: Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế

Hiện nay, phòng Khoa học và HTQT gồm 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng, 5 nghiên cứu viên và 2 phiên dịch viên.

Chức năng của phòng:

Tham mưu giúp Viện trưởng về định hướng khoa học công nghệ, xây dựng và quản lý các đề tài, dự án, hợp tác quốc tế, sản xuất thực nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất; Xây dựng cơ sở vật chất, tiềm lực khoa học công nghệ dài hạn và hàng năm.

Nhiệm vụ của phòng:

1. Lĩnh vực kế hoạch và quản lý khoa học

- Xây dựng các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học dài hạn, ngắn hạn và kế hoạch thực hiện

- Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Xây dựng kế hoạch thông tin, xuất bản sách, tài liệu và lập dự toán thực hiện

- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng đề cương, nội dung nghiên cứu, xây dựng dự toán kinh phí theo đúng qui định của Nhà nước.

- Quản lý, kiểm tra, giám sát các chủ nhiệm đề tài và các đơn vị thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ của các đề tài, dự án và thông tin xuất bản đã được cấp trên phê duyệt.

- Tham gia điều chỉnh nội dung nghiên cứu kịp thời nhằm thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao.

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và nộp đúng thời hạn các báo cáo khoa học theo yêu cầu của lãnh đạo và cơ quản quản lý cấp trên theo qui định

2. Sản xuất thực nghiệm:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn và ngắn hạn

- Hàng năm xây dựng nội dung chi tiết các hoạt động thực nghiệm của các đơn vị trực thuộc trên cơ sở cân đối khả năng tài chính và nguồn nhân lực hiện có để khai thác tối đa tiềm năng đất đai, sản phẩm đặc sản, cán bộ kỹ thuật, máy móc thiết bị của Viện

- Kiểm tra giám sát việc thực hịên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực nghiệm, việc thực hiện các qui trình kỹ thuật áp dụng trong các mô hình trình diễn của các đơn vị. Giúp Viện trưởng quản lý và chỉ đạo sản xuất có hiệu quả để không ngững tăng thêm nguồn thu cho Viện

3. Hợp tác quốc tế:

- Xây dựng kế hoạch hợp tác với các tổ chức quốc tế: Bao gồm nội dung và hinh thức hợp tác, nguồn kinh phí và tiến độ thực hiện

- Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào và các chương trình hội thảo quốc tế hàng năm

- Quản lý việc thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế.

4. Chuyển giao khoa học công nghệ và công tác khuyến nông:

- Tổng hợp kịp thời các kết quả nghiên cứu, xác định những nội dung có hiệu quả đối với sản xuất (Giống mới, qui trình kỹ thuật mới...). Tham mưu với lãnh đạo Viện các giải pháp hữu hiệu để đưa nhanh và có hiệu quả các kết quả nghiên cứu nổi bật ra sản xuất.

- Giúp Viện trưởng quản lý chặt chẽ và hướng dẫn công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông, các hợp đồng kinh tế kỹ thuật cho các đơn vị theo đúng các văn bản pháp lý của Nhà nước, đảm bảo công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông đóng góp có hiệu quả đối với sản xuất đồng thời đem lại nguồn thu đáng kể cho Viện

- Tăng cường công tác thông tin, soạn thảo tài liệu, qui trình kỹ thuật phục vụ cho công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

5. Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ:

- Quản lý tốt các tài sản của Viện, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất đai, trang thiết bị, nhà xưởng, các vườn cây giống gốc và cở vật chất khác nhằm phục vụ đắc lực cho khoa học công nghệ.

- Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng trang thiết bị nghiên cứu, thông tin, thư viện, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu về tư liệu và phương tiện phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Xây dựng các dự án khả thi và lập tổng dự toán các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu cho Viện. Tập trung quản lý và giám sát công tác thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao phục vụ cho công tác nghiên cứu của Viện.

6. Mối quan hệ của phòng:

- Báo cáo và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo.

- Quan hệ phối hợp với các phòng ban, đơn vị của Cơ quan trong giải quyết công việc hàng ngày và thực hiện, xử lý các công việc khác theo quy trình, quy định đề ra.

- Quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng, đối tác của Cơ quan trong phạm vi công việc của Phòng.

Nhiệm vụ từng vị trí trong phòng Khoa học và HTQT:

Trưởng phòng:

Tham mưu giúp Viện trưởng về định hướng khoa học công nghệ, xây dựng và quản lý các đề tài, dự án, hợp tác quốc tế, sản xuất thực nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất.

Trưởng phòng có trách nhiệm quản lý, giám sát và phân công nhiệm vụ và điều phối công việc một cách hợp lý cho các thành viên trong phòng, thúc đẩy và động viên họ hoàn thành mục tiêu công việc đã đề ra.

Xây dựng kế hoạch hợp tác với các tổ chức quốc tế: Bao gồm nội dung và hình thức hợp tác, nguồn kinh phí và tiến độ thực hiện.

Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Quản lý, kiểm tra, giám sát các chủ nhiệm đề tài và các đơn vị thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ của các đề tài, dự án và thông tin xuất bản đã được cấp trên phê duyệt…

Phó trưởng phòng:

Phó trưởng phòng giúp trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công:

Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng.

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc nhân viên thuộc Phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Tham mưu, đề xuất với Trưởng phòng các biện pháp, giải pháp trong tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng.

Nghiên cứu viên:

Nghiên cứu viên chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao, tham gia trực tiếp vào các dự án HTQT, viện trợ quốc tế, chuyển giao công nghệ.

Tham gia nghiên cứu, thực hiện và nộp đúng thời hạn các báo cáo khoa học được giao theo yêu cầu của lãnh đạo và cơ quan quản lý cấp trên.

Sẵn sàng thực hiện các chuyến thực tế, công tác cùng lãnh đạo và đoàn chuyên gia nước ngoài để hoàn thành dự án và phổ biến kiến thức cho bà con nông dân vùng được cấp vốn đầu tư.

Không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi và phát triển bản thân để phục vụ cho công tác nghiên cứu của Phòng nói riêng và Viện nói chung.

Phiên dịch viên:

Phiên dịch viên chịu trách nhiệm liên hệ, thảo luận với đối tác và báo cáo lại với cấp trên.

Tham gia cùng các đoàn chuyên gia và các nghiên cứu viên tại các chuyến công tác để hỗ trợ phiên dịch, giao tiếp được thuận lợi.

Hỗ trợ một số hoạt động khác của phòng.

Một phần của tài liệu Sử dụng và thu hút nguồn vốn viện trợ quốc tế của viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)