5. Kết cấu của khóa luận
3.1: Định hướng phát triển của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền nú
3.1: Định hướng phát triển của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc núi phía Bắc
Phương hướng:
Quan điểm chủ đạo về phát triển KH&CN của Viện là dựa trên Nghị quyết của Đảng, chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp & PTNT thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XIII, Chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ của Viện KHNN Việt Nam và kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Vùng, các nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, chương trình phát triển nông thôn mới...
Các nghiên cứu của Viện chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, kết hợp đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản với những lĩnh vực thế mạnh của Viện, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông lâm nghiệp ngày càng cao và đa dạng trong vùng. Ưu tiên nghiên cứu phát triển sản phẩm lợi thế và kiến thức bản địa có giá trị cao. Đặt nghiên cứu của Viện trong mối quan hệ với các Viện trong VAAS và các địa phương trong vùng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt trong mối quan hệ với Trung Quốc để liên kết, phối hợp.
Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật gắn với phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị cho những cây trồng chủ lực, sản phẩm đặc thù phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của vùng và đáp ứng thị trường trong nước cũng như thế giới.
Mục tiêu chủ yếu:
* Nghiên cứu và dịch vụ khoa học:
- Giữ ổn định và tăng cường nhiệm vụ nghiên cứu khoa học so với nhiệm kỳ trước từ 3 – 5%, phương châm ổn định nhiệm vụ cấp Nhà nước và cấp Bộ; tăng cường nhiệm vụ cấp tỉnh và HTQT.
- Tăng số lượng TBKT giống cây trồng và quy trình công nghệ mới khoảng 3 - 5% và các công trình, bài báo khoa học và mở rộng hợp tác nghiên cứu.
- Tăng số lượng sản xuất cây giống các loại 8 - 10%, ổn định diện tích và sản lượng chè hiện có, tăng giá trị sản xuất từ 5 - 7%.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ nghiên cứu đáp ứng hơn nữa yêu cầu của thực tiễn.
- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật, tư vấn kĩ thuật, cung cấp hom, bầu giống cây trồng các loại chất lượng cao.
- Nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất sản xuất, thiết bị nhà xưởng được giao, góp phần ổn định và nâng cao đời sống người lao động, tạo thêm nguồn tài chính cho hoạt động của Viện.
- Phát triển sản xuất nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và bền vững.
- Phát triển sản xuất trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của địa phương.
* Đời sống, việc làm:
- Tỷ lệ cán bộ, công nhân có việc làm thường xuyên đạt >95%. - Thu nhập ngoài lương bình quân đầu người hàng năm tăng 3-5%. - Tỷ lệ hộ gia đình cán bộ công nhân viên có nhà riêng đạt 100 % * Lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể:
- Tỉ lệ chi bộ HTTNV đạt 100% (7/7 chi bộ). Đảng bộ viện luôn đạt Đảng bộ HTTNV.
- Tỷ lệ Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt từ 90%
- Số đảng viên mới được kết nạp đảng hàng năm từ 3-5 đồng chí (NK 15-20 đồng chí)
- Các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh) hàng năm đạt HTTNV.
- Tỷ lệ thu hút đoàn viên, cán bộ công nhân viên vào các tổ chức đoàn thể đạt 100%.
3.2. Định hướng trong thu hút nguồn Viện trợ quốc tế
3.2.1. Định hướng của Nhà nước về thu hút nguồn Viện trợ quốc tế
- Ưu tiên sử dụng nguồn Viện trợ quốc tế cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững.
- Quản lý nhà nước về Viện trợ quốc tế trên cơ sở phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý và tính chủ động của các ngành, các cấp; bảo đảm sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ của các cơ quan liên quan.
- Việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn Viện trợ quốc tế phải được xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát triển, phải bám sát các mục tiêu của nhà nước đề ra.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn Viện trợ quốc tế, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
3.2.2. Định hướng thu hút nguồn Viện trợ quốc tế của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
- Giữ ổn định và tăng cường nhiệm vụ nghiên cứu khoa học so với nhiệm kỳ trước từ 3 – 5%, phương châm ổn định nhiệm vụ cấp Nhà nước và cấp Bộ; tăng cường nhiệm vụ cấp tỉnh và HTQT.
- Tăng số lượng các công trình, bài báo khoa học và mở rộng hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật, tư vấn kĩ thuật, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất sản xuất, thiết bị nhà xưởng được giao, góp phần ổn định thu hút nguồn Viện trợ quốc tế.
- Tiếp tục đẩy mạnh HTQT với các tổ chức quốc tế: FAO, IRRI, ACIAR, IFAD, CIRAD, ICRAF, Syngenta, SEANAFE, các cơ quan nghiên cứu nông lâm nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản.... để nâng cao năng lực nghiên cứu và trao đổi và nhập khẩu các công nghệ mới.
- Đổi mới cơ chế, mạnh dạn đầu tư để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ nông nghiệp và sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất chè. Hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng hợp tác nghiên cứu, chuyển giao và dịch vụ giống, kĩ thuật.
- Tích cực tham gia các Hội thảo khoa học quốc tế chia sẻ thông tin, thúc đẩy kết nối với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm thu hút và tìm kiếm nguồn Viện trợ quốc tế.
3.3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn viện trợ quốc tế của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
- Nâng cao hơn nữa vai trò làm chủ và tinh thần trách nhiệm của Viện, khi
làm chủ dự án và đề cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn vốn Viện trợ:
Phát huy vai trò làm chủ các dự án đang phát triển sẽ tránh rơi vào tình trạng phụ thuộc vào viện trợ, phát huy được tinh thần tự chủ, năng động và sáng tạo để sử dụng nguồn vốn viện trợ một cách thông minh và hiệu quả.
Nâng cao vai trò chủ động và đề cao trách nhiệm của Viện cũng như các đơn vị thụ hưởng trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ của các nhà tài trợ là một trong các yêu cầu đặt ra nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả viện trợ trong bối cảnh hợp tác mới.
Khuyến khích và vận động để có đầy đủ sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, các chuyên gia trong và ngoài nước, những người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ dự án vào quá trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện dự án nhằm đề cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ.
- Tăng cường công tác theo dõi và đánh giá nguồn vốn viện trợ để bảo đảm mục tiêu hoàn thành các dự án được tài trợ thành công và có hiệu quả:
Mặc dù, Viện đã có những nỗ lực quan trọng nhằm cải thiện hệ thống theo dõi và đánh giá, tuy nhiên công tác theo dõi và đánh giá các dự án ở các đơn vị thực hiện chưa được quan tâm đúng mức, chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính chưa được thực hiện nghiêm túc và thiếu các chế tài cần thiết.
- Đào tạo, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ về mảng kinh tế đối ngoại, xúc tiến thu hút và quản lý các dự án sử dụng nguồn viện trợ
Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại có trình độ chuyên môn về kinh tế và quản lý giỏi, có trình độ về ngoại ngữ, tin học, có đầy đủ bản lĩnh và năng lực để sẵn sàng hợp tác và làm việc trong các chương trình, dự án Hợp tác quốc tế
Tăng cường năng lực cán bộ cũng như năng lực quản lý điều hành của các đơn vị thực hiện dự án và bảo đảm đủ cán bộ làm việc cho các đơn vị này. Thực hiện phân cấp, phân quyền một cách minh bạch giữa nhà tài trợ và Viện.
- Hoàn thiện chính sách và thể chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Viện trợ quốc tế phù hợp với sự thay đổi hệ thống pháp luật và môi trường hợp tác phát triển. - Tăng cường năng lực quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững, đặc biệt năng lực quản lý các dự án đầu tư quy mô lớn.
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực thông qua thực hiện các đề tài, dự án nhất là các dự án hợp tác quốc tế:
Hợp tác quốc tế sẽ là giải pháp quan trọng mà Viện lựa chọn để tiếp cận công nghệ mới, trong nhiệm kỳ Đảng bộ Viện tiếp tục đẩy mạnh quan hệ HTQT, tạo điều kiện cho cán bộ khoa học được học tập, nghiên cứu tại các nước phát triển, tiếp cận và ứng dụng nhiều phương pháp nghiên cứu tiên tiến, nâng cao năng lực ngoại ngữ, đồng thời là nguồn lực quan trọng để đổi mới trong công tác nghiên cứu, nâng tầm các kết quả nghiên cứu đạt trình độ quốc tế và khu vực.
Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tài trợ, học bổng, khuyến khích du học tự túc để tăng nhanh lực lượng chuyên gia khoa học công nghệ, nhà kinh doanh, quản lý giỏi, đội ngũ công chức có năng lực.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát triển các trang web, tham dự các hội thảo khoa học quốc tế để chia sẻ thông tin, thúc đẩy kết nối với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước và đẩy mạnh quảng bá, chuyển giao các TBKT đạt được ra sản xuất…
- Đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư HTQT vào các lĩnh vực có khả năng cạnh tranh và là thế mạnh của Cơ quan như chè, cà phê, cao su, sắn, ngô…
- Thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới bền vững đã được trao đổi trong các hội thảo, lớp tập huấn, các chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài trợ.
- Cần tích cực tham gia các cuộc họp thường niên cấp quốc gia sẽ được tổ chức mỗi năm để trình bày kết quả nghiên cứu và lập kế hoạch cho năm tiếp theo. Tại các cuộc họp hàng năm này có thể mời đại diện từ các quốc gia khác tham dự để chia sẻ và đúc rút kinh nghiệm, lập kế hoạch cho năm tới cũng như tìm kiếm các dự án cho Viện.
- Chịu khó tìm hiểu, tham khảo trên các diễn đàn quốc tế có sẵn như của CIAT, GCP-21 và RTB để tìm kiếm các dự án đang được chia sẻ.
- Cần có thái độ nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao đối với tất cả các dự án, luôn có những bản tin và báo cáo về hoạt động dự án được biên soạn và suất bản định kỳ nhằm giúp các đối tác nắm được các sự kiện sắp diễn ra và các kết quả của dự án. Thông thường là 4 lần/năm. Từ đó giúp tạo niềm tin với các đối tác cũng như mở ra cơ hội cho Viện trong những lần hợp tác sau.
- Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia và các nhà kinh doanh giữa các điểm khác nhau của các dự án (và với quốc tế) để có thể tìm ra giải pháp thúc đẩy các mối liên kết giữa các bên.
- Kết nối các bên liên quan và tạo thành mạng lưới bền vững, cả sau khi dự án kết thúc. Hội thảo khởi động dự án sẽ có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở chế biến và kinh doanh và đại diện nông dân, tất cả sẽ cùng nhau thảo luận về việc thực hiện dự án. Mục tiêu nhằm thiết lập và duy trì sự tham gia của các bên liên quan và đối thoại ở các cấp địa phương, quốc gia, và chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm quốc tế.
- Phát triển mạnh về khoa học công nghệ sẽ trực tiếp giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành nông phẩm; tác động trực tiếp tới phân bổ quy
hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo hướng có hiệu quả đem đến những giá trị sử dụng mới và lợi nhuận cao.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, giữ vững các thị trường truyền thống, phát triển các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ, Philippin, Indonêxia, Iraq...) và mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc...
- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống tham nhũng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách thiết thực và có hiệu quả. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí thông qua việc kết hợp các giải pháp đồng bộ. Đưa chế độ công khai hóa tài chính vào công tác kiểm tra, thanh tra; đưa công tác kế toán, kiểm toán vào nề nếp, tạo điều kiện thực hiện quyền giám sát đối với Cơ quan.
- Cải thiện việc tiếp cận thông tin và liên kết thị trường: Việc này có thể được thực hiện thông qua:
Tập huấn cho nông dân về tìm kiếm, phân tích và xử lý thông tin.
Hỗ trợ nông dân tiếp cận các đầu mối tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư. Hỗ trợ nông dân kỹ năng thương thuyết với các nhà cung cấp dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư đầu vào.
Hỗ trợ cán bộ khuyến nông thôn, xã và cán bộ thôn, xã trong việc tìm kiếm và truyền tải thông tin tới nông dân.
Cải thiện chất lượng thông tin về giống, kỹ thuật, giá cả thị trường, các loại vật tư, và thông tin về thời tiết.
- Thúc đẩy các hoạt động tập thể ở cấp cộng đồng:
Vận dụng đưa các quy tắc, chuẩn mực văn hóa của cộng đồng vào việc khuyến khích ứng dụng kỹ thuật;
Xây dựng các cơ chế phù hợp với điều kiện địa phương để chia sẻ lợi ích, giảm các mâu thuẫn liên quan, đặc biệt là mâu thuẫn trong việc sử dụng tài sản chung của cộng đồng như nguồn nước tưới, tài nguyên rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, các hệ thống thủy lợi và các công trình công cộng khác. Trong đó, cần quan tâm đặc biệt tới các nhóm dễ bị tổn thương như: phụ nữ, trẻ em, người già, người nhập cư, những hộ nghèo...; Xây dựng các qui ước cộng đồng để quản lý tài sản chung của cộng đồng (rừng đầu nguồn, nguồn nước, môi trường, tài nguyên đất). Phát triển các nhóm sở thích, tổ hợp tác. Phát triển hợp tác xã kiểu mới. Lập kế hoạch, qui hoạch sử dụng đất cộng đồng. Phát triển quĩ cộng đồng để chi trả các dịch vụ cần thiết
Phát triển các dịch vụ hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (ví dụ các dịch vụ khuyến nông, y tế và vệ sinh, giáo dục, và tiếp cận thông tin....).
Phát triển liên kết giữa các đơn vị có liên quan ở các cấp: Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoặc cùng tham gia lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát